Tất tần tật về phương pháp giáo dục Steiner – MarryBaby

Các nhà trường theo Steiner không đặt mục tích tạo ra học giả, kỹ thuật gia, doanh nhân thành đạt… Mục tiêu là tạo nên những công dân tự do, không sợ hãi, sống hài hòa vui vẻ.

Học sinh Steiner không giới hạn bởi chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc, mà là một cá thể của nhân loại. Đứa trẻ ấy sinh ra với gốc gác dân tộc và thấm nhuần văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trẻ vẫn được tiếp nhận nền văn minh nhân loại.Khi trưởng thành, trẻ thoát khỏi và vượt xa nỗi sợ hãi, uy quyền hay các hủ tục truyền thống.

Trong môi trường giáo dục Steiner, nhà giáo tuyệt đối không áp đặt uy quyền lên học trò. Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá.

Trẻ được học các môn rất phong phú: Thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… Từ các trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế mạnh, sở thích và đam mê của mình.

Mục lục

Không cạnh tranh, không tưởng thưởng, không trừng phạt

Các trường học Steiner không có cạnh tranh, thi đua, không có thưởng-phạt. Tư tưởng cốt lõi là xây dựng động lực bên trong mỗi học sinh. Trẻ đến trường sẽ cảm nhận tình yêu thương, ấm áp từ lớp học, từ thầy cô…

Thiếu uy quyền, liệu trẻ có vô kỷ luật?

May mắn câu trả lời là không. Ngược lại, học sinh trong trường Waldorf/Steiner luôn có kỷ luật rất cao. Cộng đồng Steiner vì vậy không đông đảo. Mỗi lớp chỉ 15-20 học sinh. Người thầy theo học trò hết cấp Tiểu học. Sự thấu hiểu ấy tạo quan hệ thầy trò bền vững, giúp từng cá nhân học sinh phát huy tốt nhất.

Không phán xét, nuôi nấng trí tưởng tượng

Học sinh Steiner thường được nhận xét là “Chơi nhiều hơn học”. Kỳ thực, việc dạy và học không tập trung vào kiến thức. Trẻ tiếp thu kiến thức, trải nghiệm nghệ thuật, tình yêu thiên nhiên qua hoạt động chơi. Từ đó, nuôi dưỡng ý chí, nuôi dưỡng năng lực và mong muốn làm việc của đứa trẻ qua từng giai đoạn.

Tư duy học khác nhau ở các cấp

Giai đoạn tiểu học

Trẻ thu kiến thức và tư duy bằng hình ảnh.Các môn học trong trường tiểu học Waldorf/Steiner không tập trung vào tư duy trừu tượng.

Trẻ học qua trải nghiệm thực, tiếp xúc thực. Trẻ học chữ và số qua hình vẽ, bài hát, thẩm mỹ… Steiner cho rằng cái đẹp gây xúc cảm nơi tâm trí, từ đó đánh thức tư duy, nuôi dưỡng ý chí.

Quá trình phát triển tư duy trẻ rút ngắn từ con đường phát triển của loài người. Ở Việt Nam, học sinh học về nguồn gốc Việt Nam, lịch sử Việt Nam rồi mới học về thế giới.

  • Ở Steiner, trẻ học huyền thoại, truyền thuyết, đến sự phát triển của đế chế Hy Lạp – La Mã, giai đoạn Phục hưng, và sau cùng mới là lịch sử hiện đại của dân tộc mình.
  • Học môn khoa học, trẻ bắt đầu tiếp cận với thế giới thực vật, động vật, khoáng vật, rồi mới đến con người.

Học sinh tiểu học Steiner Nhật Bản trong giờ đóng kịch. Tư duy tưởng tượng ở cấp học này được tập trung phát triển tối đa

Giai đoạn trung học

Trẻ học bằng tư duy logic, tư duy trừu tượng, các vấn đề khoa học được đào sâu bằng tư duy phản biện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *