Lỗi 403 Forbidden là gì? Nguyên nhân và cách sửa lỗi 403 hiệu quả

Thỉnh thoảng, khi truy cập trang web, hệ thống xuất hiện lỗi 403 forbidden kèm theo câu thông báo như “you do not have permission to view this directory or page using the credentials that you supplied” hoặc các câu cảnh báo khác. Và tất nhiên bạn sẽ không thể truy cập được vào trang web và đôi khi là server. Lúc này bạn đừng quá lo lắng, bởi hầu hết các webmaster đều gặp lỗi 403. Vậy đây là lỗi gì và cách khắc phục ra sao? Mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ sau nhé.

Lỗi 403 forbidden là gì?

Lỗi 403 forbidden là một dạng lỗi mã trạng thái HTTP (hay còn gọi là HTTP status code). Tức là trang web hoặc nguồn đang bị cấm truy cập vì một nguyên nhân nào đó. Các máy chủ khác nhau thì sẽ có báo cáo lỗi 403 khác. Thậm chí một số doanh nghiệp còn hiệu chỉnh lỗi HTTP 403 của website công ty, tuy nhiên, điều này thường ít phổ biến.

Có nhiều dạng lỗi forbidden khác nhau tùy trường hợp. Đôi khi, lỗi cũng có thể phát sinh do công ty dịch vụ hosting cập nhật thay đổi trên hệ thống. Tuy nhiên, thực tế có một số dạng lỗi forbidden phổ biến sau.

  • 403 Forbidden
  • Forbidden: you don’t have permission to access / on this server (Cấm: Bạn không có quyền truy cập trên máy chủ này)
  • HTTP 403
  • Error 403
  • Error 403 – Forbidden
  • Forbidden
  • HTTP Error 403.14 – Forbidden
  • HTTP Error 403 – Forbidden

Vị trí xuất hiện lỗi 403 forbidden là chúng sẽ hiển thị trong cửa sổ trình duyệt như một trang web. Với trình duyệt Internet Explorer thì lỗi 403 sẽ xuất hiện thông báo “The website declined to show this webpage” và thanh tiêu đề sẽ ghi 403 forbidden.

Ngoài ra, lỗi 403 cũng xảy ra trong trường hợp mở liên kết qua chương trình Microsoft Office. Khi phát sinh lỗi, chúng sẽ hiển thông báo “Unable to open [url]. Cannot download the information you requested” bên trong chương trình Microsoft Office.

Ngay cả windowns update cũng báo lỗi HTTP 403. Và thông báo lỗi sẽ thể hiện dưới dạng mã 0x80244018 hoặc câu thông báo “WU_E_PT_HTTP_STATUS_FORBIDDEN”.

Các cách thể hiện lỗi 403 Forbidden là gì?

Mỗi server sẽ thể hiện lỗi 403 Forbidden khác nhau. Nhiều webmaster còn chỉnh trang lỗi HTTP 403 theo ý họ. Tóm lại nếu bạn thấy các thông báo tương tự sau, thì bạn đã biết website đang gặp lỗi 403:

  • Forbidden: You don’t have permission to access [directory] on this server
  • HTTP Error 403 – Forbidden
  • HTTP 403
  • 403 forbidden request forbidden by administrative rules
  • 403 Forbidden
  • Access Denied You don’t have permission to access

Vậy nguyên nhân do đâu?

Một số lỗi giống với lỗi 403 Forbidden

Thực tế có một số thông báo lỗi từ phía máy khách và cũng liên quan đến lỗi Forbidden. Đó là các lỗi sau:

– 400 Bad Request.

– 401 Unauthorized

– 404 Not Found

– 408 Request Timeout

– Một số mã trạng thái HTTP của máy chủ giống lỗi 500 Internal Server Error

– Một số lỗi khác.

Nguyên nhân gây ra lỗi forbidden là gì?

Khi thấy lỗi 403 trong quá trình phát triển web sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Lỗi 403 xảy ra khi bạn bị chặn truy cập vào địa chỉ đó. Chúng chỉ có thể là:

  • – Cấu hình file .htaccess sai
  • – Sai phân quyền file hoặc folder
  • – Lỗi plugin hay do plugin không tương thích
  • – Lỗi 403 forbidden có thể do công ty hosting của bạn cập nhật thay đổi gì đó ở hệ thống.

– Khi thấy lỗi 403 Error trong quá trình phát triển web có thể bạn sẽ cảm thấy rất phiền. Nhưng giờ bạn đã biết lý do gây ra lỗi, bạn đã có thể tìm cách sửa lỗi Error 403 forbidden rồi

Hướng dẫn sửa lỗi 403 forbidden

  1. Tiến hành kiểm tra lỗi URL nhằm đảm bảo đúng tên và đuôi tệp của trang web, chứ không phải thư mục. Vì phần lớn các trang web được cấu hình để không cho phép duyệt thư mục. Do đó, nếu thông báo lỗi 403 forbidden xuất hiện. tức là khi một thư mục hiển thị thay thế cho trang web cụ thể.

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi forbidden. Vì thế, trước khi tiến hành khắc phục, bạn hãy kiểm tra cẩn thận.

Nếu không muốn website bị lỗi 403 trong trường hợp này thì bạn bật duyệt thư mục tại phần mềm của máy chủ trang web.

  1. Bộ nhớ cache đôi khi gây ra sự cố lỗi 403 nên bạn cũng có thể khắc phục lỗi bằng cách xóa bộ nhớ đệm này.
  2. Trong một vài trường hợp, người dùng chỉ cần đăng nhập vào website là có thể khắc phục được lỗi 403. Cách này chỉ áp dụng cho những trang web yêu cầu đăng nhập trước khi muốn truy cập để xem thông tin.

Do có một số website tạo lỗi 401 Unauthorized đối với các yêu cầu quyền đặc biệt nhưng cũng có khi nó được thay thế bằng lỗi 403.

  1. Lỗi 403 trên Google Chrome: khắc phục bằng cách xóa cookie khi thoát khỏi trình duyệt.
  2. Xem xét IP hoặc ISP của bạn có bị cấm truy cập vào trang web hay không. Nếu có, hãy liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ internet để nhờ trợ giúp khắc phục lỗi 403.

Cách sửa lỗi 403 forbidden nginx

Khi chạy website, đôi lúc bạn gặp lỗi “you do not have permission to view this directory or page using the credentials that you supplied” hay 403 error trên Nignx. Nếu gặp lỗi này, bạn hãy thực hiện khắc phục theo hướng dẫn sau.

  1. Trường hợp 1: CHMOD sai

Để không bị tình trạng CHMOD sai, bạn thực hiện bằng cách:

– Đối với thư mục:

chmod 755 /path/of/your/directory/ -v

– Đối với tập tin:

chmod 644 /path/of/your/sentayho.com.vn – v

  1. Trường hợp 2: khi IP bị chặn:

Tiến hành kiểm tra file sentayho.com.vn xem có quy tắc nào cho phép hay từ chối chặn mạng của bạn, ví dụ:

location / {

# block Tom’s computer.

deny 192.168.1.1;

# allow anyone else in 192.168.1.0/24

allow 192.168.1.0/24;

# drop rest of the connections

deny all;

}

  1. Thiếu tập tin index:

Kiểm tra thư mục chạy website đã có các file sentayho.com.vn, sentayho.com.vn, sentayho.com.vnl, vv… hay chưa. Vì nếu thiếu các file này cũng sẽ gây lỗi 403 forbidden.

Trên đây là cách khắc phục một số lỗi 403 forbidden thường gặp. Hi vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích để không còn bị gây cản trở trong quá trình duyệt web.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *