1. Khái niệm HR Specialist là gì?
HR Specialist là phần viết tắt của cụm từ Human Resources Specialist. Đây được gọi là bộ phận nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm về các công việc cũng như hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Bạn đang đọc: HR Specialist là gì? Những thuận lợi và khó khăn khi vào nghề
Các công việc đó có thể kể đến như là tuyển dụng nhân viên mới, tổ chức đào tạo nhân viên, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nhân viên được hưởng đầy đủ các chính sách và phúc lợi trong doanh nghiệp.
Mỗi vị trí nhân sự sẽ đảm nhận những chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí trong tổ chức, doanh nghiệp.
Đối với một Human Resources Specialist hay còn gọi là chuyên viên tuyển dụng thì nhiệm vụ chính của vị trí này chính là tìm kiếm các ứng viên phù hợp cho từng vị trí công việc của công ty.
Một chuyên viên tuyển dụng ngoài những kỹ năng chuyên môn thì còn yêu cầu cần có nhiều các kỹ năng liên quan khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn ứng viên, kỹ năng kết nối giữa nhà tuyển dụng ứng viên và khả năng đánh giá năng lực của ứng viên.
Đồng thời một chuyên viên nhân sự cần liên tục cập nhật yêu cầu tuyển dụng của từng vị trí công việc từ đó xây dựng bản mô tả về yêu cầu khi tiến hành công việc tuyển dụng.
2. Nhiệm vụ của HR Specialist trong doanh nghiệp
Nhân viên tuyển dụng sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm, sàng lọc hồ sơ các ứng viên và tiến hành phỏng vấn các ứng viên. Cụ thể một chuyên viên tuyển dụng sẽ đảm nhận những công việc như sau trong doanh nghiệp:
Thứ nhất, tiếp nhận những yêu cầu bổ sung nhân sự từ phòng ban trong doanh nghiệp.
Khi có nhu cầu bổ sung vị trí nhân sự cho phòng ban của mình, phòng ban của đơn vị sẽ gửi đến bộ phận nhân sự yêu cầu bổ sung nhân lực. Chuyên viên tuyển dụng sẽ tiếp nhận những yêu cầu đó từ phong ban và lên kế hoạch về việc tuyển dụng. Bản kế hoạch chi tiết sau khi được xây dựng sẽ được chuyên viên tuyển dụng trình lên cho trưởng nhóm hoặc trưởng phòng.
Thứ hai, thông báo tuyển dụng.
Sau khi bản kế hoạch tuyển dụng được cấp trên phê duyệt, chuyên viên nhân sự sẽ bắt đầu tiến hành việc soạn thảo những thông báo về việc tuyển dụng. Có hai loại thông báo mà nhân viên cần thực hiện đó là thông báo trong nội bộ công ty và thông báo ở bên ngoài. Các thông báo bên ngoài có thể được đăng trên website chính thức của công ty hoặc đăng tải trên các nền tảng của mạng xã hội khác.
Thứ ba, sàng lọc hồ sơ và chuẩn bị phỏng vấn.
Khi tin tuyển dụng được đăng lên, sẽ có rất nhiều ứng viên tham gia ứng tuyển. Một lượng lớn hồ sơ sẽ được gửi về phòng nhân sự. Chuyên viên tuyển dụng sẽ phải tiến hành linh hoạt nhiều công việc khác nhau. Trước hết nhân viên cần sàng lọc trong những hồ sơ được gửi về và tìm ra hồ sơ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng mà phòng ban trong doanh nghiệp đã đưa ra. Những bộ hồ sơ tiềm năng sẽ tiếp tục chuyển sang vòng phỏng vấn.
Đồng thời trong quá trình hẹn các ứng viên đến phỏng vấn, chuyên viên cần xây dựng chương trình sàng lọc, kiểm tra sau phỏng vấn dành cho các ứng viên.
Thứ tư, tập hợp kết quả sau phỏng vấn.
Sau mỗi đợt phỏng vấn, chuyên viên tuyển dụng sẽ là người chịu trách nhiệm tổng hợp lại các kết quả phỏng vấn. Đối với những ứng viên đã trúng tuyển, chuyên viên sẽ thực hiện gửi hồ sơ trúng tuyển của ứng viên đó lên cấp trên. đồng thời thông báo trúng tuyển sẽ được gửi đến cho ứng viên đó.
Đây là những công việc mà một chuyên viên tuyển dụng đảm nhận. Bạn cần nắm chắc các các công việc để có thể nhanh chóng chinh phục nhà tuyển dụng trở thành chuyên viên tuyển dụng theo đúng mục tiêu mà bạn đã đặt ra.
Tham khảo ngay: Top phần mềm nhân sự chuyên nghiệp hiệu quả
3. Yêu cầu đặt ra cho một HR Specialist
Nhân sự là lĩnh vực làm việc với con người vì vậy bạn trước hết cần có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Một chuyên viên tuyển dụng cần trang bị cho mình lối tư duy mạch lạc, rõ ràng mang tính logic. Điều này sẽ giúp cho công việc được giải quyết nhanh gọn, không mất thời gian hoặc bị rối giữa các công đoạn.
Bạn nên tự bồi dưỡng thêm cho mình các kỹ năng chuyên môn như kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng xây dựng kế hoạch.
Bên cạnh đó vì làm việc với rất nhiều người nên bạn cũng cần trang bị thêm cho mình những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng tạo dựng mối quan hệ.
Khi bạn có được những kỹ năng đó, bạn sẽ có sự thấu hiểu và nhìn nhận vấn đề của từng người một cách rõ nét nhất. Từ đó thực hiện công việc một cách trôi chảy.
4. HR Specialist có những thuận lợi và khó khăn gì?
4.1. Những thuận lợi trong công việc HR Specialist
Khi tham gia công việc của một chuyên viên nhân sự sẽ có rất nhiều những điều bạn học hỏi được từ công việc này.
Là một chuyên viên tuyển dụng bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều người. Mỗi người sẽ có tính cách, học thức và địa vị xã hội khác nhau như các ứng viên tuyển dụng, các bộ phận phòng ban cần tuyển thêm nhân sự và cả các vị lãnh đạo cấp cao hơn.
Với việc tiếp xúc như vậy sẽ giúp bạn tăng khả năng giao tiếp và linh hoạt hơn khi xử lý các tình huống gặp phải trong công việc.
Chuyên viên tuyển dụng chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của công ty. Một chuyên viên tuyển dụng thực hiện tốt các công việc của mình sẽ giúp cho tổ chức ngày càng phát triển.
Từ đó ban lãnh đạo sẽ đánh giá cao hơn về năng lực làm việc của bạn và xem xét đánh giá để đưa ra mức khen thưởng hoặc cho bạn đảm nhận vị trí cao hơn trong công ty.
4.2. HR Specialist gặp những khó khăn gì?
Bên cạnh những thuận lợi bạn nhận được trong công việc nhân sự đương nhiên cũng sẽ có những khó khăn riêng.
Với đặc trưng của lĩnh vực nhân sự, công việc không chỉ đòi hỏi nhân viên về trình độ chuyên môn mà còn yêu cầu khả năng đánh giá ứng viên thông qua hồ sơ. Thông thường những bộ hồ sơ tuyển sẽ chưa phản ánh chính xác năng lực thực sự của ứng viên. Vì vậy yêu cầu chuyên viên tuyển dụng phải có được cho mình những kỹ năng đánh giá.
Với việc liên tục tiếp nhận các yêu cầu tuyển dụng của từng phòng ban thì chuyên viên phải liên tục cập nhật những công việc cần làm của vị trí đó để có thể tìm ra những ứng viên phù hợp nhất, tránh việc mất thời gian của cả ứng viên và người phỏng vấn.
Việc tiếp xúc với nhiều người trong công việc sẽ đòi hỏi ở chuyên viên sự khéo léo trong giao tiếp nhằm giải quyết công việc một cách nhanh chóng nhất.
Qua những nôi dung thông tin mà sentayho.com.vn đã chia sẻ qua bài viết, hy vọng rằng bạn đã biết HR Specialist là gì và vai trò của chuyên viên nhân sự trong doanh nghiệp. Chúc bạn sẽ nhanh chóng có cơ hội làm việc trong lĩnh vực nhân sự và trở thành một HR Specialist chuyên nghiệp.
>>>>>Xem thêm: Bóc tách khối lượng tiếng Anh là gì? | sentayho.com.vn