One-stop shop
Khái niệm
Bạn đang đọc: Cửa hàng một điểm đến (One-stop shop) là gì? Ưu và nhược điểm
One-stop shop hay one-stop shopping tạm dịch là cửa hàng một điểm đến.
One-stop shop là một công ty cung cấp vô số sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng của mình, tất cả chỉ tại một vị trí. One-stop shop có thể để cập đến một cửa hàng theo nghĩa đen, một vị trí cụ thể nơi tất cả các hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện dưới một mái nhà, hoặc có thể là một công ty xử lí nhiều loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác nhau.
Ví dụ, một ngân hàng có thể cung cấp cho bạn không chỉ dịch vụ mở tài khoản và các khoản vay, mà còn tư vấn đầu tư, các phương tiện đầu tư và các chính sách bảo hiểm. So với việc tìm đến một tổ chức riêng biệt cho từng loại nhu cầu, one-stop shop giúp người tiêu dùng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Đôi khi thuật ngữ “người môi giới đa năng” (full-service broker) hay “hợp đồng chìa khóa trao tay” (turnkey operation) đồng nghĩa với thuật ngữ “one-stop shop”.
Nguồn gốc ra đời One-stop shop
Khái niệm one-stop shop bắt nguồn từ đầu thế kỉ 20 ở Mỹ, khi một chuyến mua sắm hàng hóa đồng nghĩa với việc bạn phải đi khắp thị trấn để lấy thịt từ cửa hàng thịt, lấy rau từ chợ rồi lại qua cửa hàng bánh mì để lấy bánh. Và đó mới chỉ là thực phẩm, còn những công cụ lao động và vật dụng gia đình khác đòi hỏi người ta phải ghé thăm nhiều cửa hàng hơn nữa.
Sau đó, mọi người muốn tiết kiệm thời gian, vì vậy các cửa hàng đã đáp ứng lại bằng cách dự trữ một loạt các sản phẩm để khách hàng chỉ cần đến địa điểm của họ là có thể hoàn thành được phần lớn danh sách mua sắm của mình.
Chiến lược kinh doanh đằng sau quan niệm hiện đại hóa của one-stop shop là việc cung cấp dịch vụ tiện lợi và hiệu quả sẽ tạo cơ hội cho công ty bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng hơn. Bằng cách này, một công ty có thể tăng doanh thu bằng cách bán được nhiều cho khách hàng hiện tại bên cạnh sự tăng tưởng từ khách hàng mới.
Ưu và nhược điểm của các One-stop shop
Ưu điểm
– Tiện lợi. Từ điểm nhìn của công ty, việc nhìn thấy tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của khách hàng cho phép họ cung cấp dịch vụ và điều chỉnh để làm sao phù hợp với bạn trong từng lĩnh vực.
– Mức độ tin cậy tăng theo thời gian. Khi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp cụ thể nhiều hơn và xây dựng tính gắn kết cá nhân với nó, có thể có những đặc quyền cho khách hàng trung thành và doanh nghiệp có được mức độ tin tưởng cao hơn rằng, khách hàng sẽ không tìm đến một nhà cung cấp khác chỉ vì lí do giá cả.
Nhược điểm
– “Nghề gì cũng biết nhưng chẳng tinh nghề nào”. Giống như câu nói này, mặc dù các dịch vụ và khả năng đa dạng có thể được cung cấp tại một tổ chức, nhưng họ có thể không phải là chuyên gia hoặc không thể sáng tạo như các dịch vụ được cung cấp bởi các chuyên gia chuyên về những lĩnh vực đó.
– Chi phí cao hơn. Có thể khách hàng sẽ phải trả một giá tiền cao hơn cho các sản phẩm và dịch vụ độc quyền của công ty để đổi lấy sự tiện lợi.
– Từ quan điểm của cửa hàng, có những hạn chế tự nhiên về việc có bao nhiêu sản phẩm và dịch vụ mà một công ty có thể cung cấp cho khách hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng cao. Một số công ty mở rộng bộ dịch vụ quá tham lam, đã vô tình làm giảm giá trị những dịch vụ cốt lõi – điều giúp họ trở nên nổi bật ngay từ đầu.
(Theo Investopedia)
>>>>>Xem thêm: CẮT NƯỚU THẨM MỸ LÀ GÌ? ĐỊA CHỈ CẮT NƯỚU UY TÍN TẠI TPHCM – Nha khoa Việt Nha