Phản ứng phản vệ: Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị • Hello Bacsi

Tìm hiểu chung

Phản ứng phản vệ là gì?

Phản vệ (anaphylaxis) là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Phản ứng phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất làm dị ứng (dị ứng nguyên) như đậu phộng hay nọc độc từ vết đốt của ong. Một loạt các chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch khi phản ứng phản vệ có thể đẩy cơ thể vào tình trạng gọi là sốc phản vệ, khiến huyết áp hạ thấp và gây khó thở.

Bạn đang đọc: Phản ứng phản vệ: Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị • Hello Bacsi

Người bị phản ứng phản vệ cần được tiêm epinephrine và đưa vào phòng cấp cứu. Nếu không được điều trị ngay, phản vệ có thể dẫn đến mất ý thức hoặc thậm chí tử vong.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng phản vệ là gì?

Triệu chứng của phản ứng phản vệ thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi phản vệ có thể xảy ra sau 30 phút hoặc lâu hơn.

Những triệu chứng và dấu hiệu của phản vệ bao gồm:

  • Phản ứng ở da, chẳng hạn như nổi mề đay, ngứa, da đỏ rực hoặc tái nhợt
  • Tụt huyết áp
  • Co thắt đường thở và sưng lưỡi hoặc họng, có thể gây thở khò khè, khó thở
  • Mạch nhanh và yếu
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn, con bạn hoặc người bên cạnh có phản ứng dị ứng nặng. Đừng chờ và hy vọng các triệu chứng thuyên giảm vì điều này sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu người đang bị phản ứng phản vệ có mang theo dụng cụ tiêm epinephrine tự động (epinephrine autoinjector, như EpiPen hoặc EpiPen Jr), hãy tiêm cho họ ngay lập tức. Ngay cả khi các triệu chứng phản vệ đã được cải thiện sau khi tiêm epinephrine, thậm chí không còn tiếp xúc với dị ứng nguyên thì vẫn nên đưa người bệnh đi cấp cứu để đảm bảo phản ứng phản vệ không tái phát, dễ gây sốc phản vệ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của phản ứng phản vệ là gì?

Hệ miễn dịch sản xuất nhiều kháng thể đặc hiệu để chống lại những yếu tố ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Phản ứng này là hữu ích khi chất lạ đó là có hại như một số vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, một số người có hệ miễn dịch phản ứng thái quá (quá mẫn cảm) đối với một số chất thường là vô hại như thức ăn hằng ngày. Khi điều này xảy ra, hệ miễn dịch khởi động một chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến các hiện tượng dị ứng.

Thông thường, các triệu chứng dị ứng không gây tử vong. Tuy nhiên, dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến phản vệ. Ngay cả khi từng bị dị ứng nhẹ trước đây thì vẫn luôn có khả năng bị phản ứng phản vệ nặng nếu lại tiếp xúc với dị ứng nguyên cũ.

Một số chất gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em là thực phẩm (đậu phộng, các loại hạt, cá, tôm, cua, sò, ốc và sữa). Ngoài ra, các nguyên nhân kích hoạt phản vệ ở người lớn có thể là:

  • Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh (đặc biệt là penicillin), aspirin, các loại thuốc giảm đau không kê đơn và chất cản quang truyền tĩnh mạch dùng trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (như chụp CT)
  • Vết đốt từ côn trùng như ong vàng, ong bắp cày, ong vò vẽ lớn và kiến lửa

Các nguyên nhân gây phản vệ ít gặp hơn bao gồm:

  • Nhựa, cao su (latex)
  • Một số thuốc dùng trong gây mê
  • Tập thể dục, vận động

Phản ứng phản vệ gây ra do vận động hay tập thể dục không phổ biến và khác nhau tùy mỗi người. Ở một số người, các hoạt động hiếu khí (aerobic activity) như chạy bộ có thể gây ra phản vệ. Một số người khác lại xảy ra phản ứng này khi vận động nhẹ nhàng hơn như đi bộ. Việc ăn một số loại thực phẩm trước khi vận động hoặc vận động trong thời tiết nóng, lạnh hoặc ẩm ướt cũng có liên quan tới phản ứng phản vệ ở một số người. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa cần thiết khi tập luyện.

Nếu không biết nguyên nhân gây dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm để xác định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân gây phản ứng phản vệ vẫn không thể xác định (phản vệ không rõ nguyên nhân).

>>>>>Xem thêm: Ucash là gì ? Vay tiền Online Ucash Tốt Không

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *