Domain và hosting là những khái niệm không còn lạ lẫm với những người làm về lĩnh vực công nghệ kĩ thuật, phần mềm, website. Thế nhưng đối với những ai chưa từng tiếp xúc thì hai khái niệm này hoàn toàn lạ lẫm và thậm chí nếu chỉ tìm hiểu sơ sài còn có thể nhầm lẫn giữa Domain và hosting. Đây là hai thuật ngữ chuyên ngành nên việc tìm hiểu tường tận cũng khá khó khăn. Nếu bạn chưa nắm bắt được khái niệm và cách sử dụng của hai thuật ngữ này, đừng bỏ lỡ bài viết ngay sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt Domain – Hosting và cách chọn những tên miền đẹp, phù hợp nhất.
Bạn đang đọc: Domain là gì? Hosting là gì? Cách chọn tên miền đẹp và hosting phù hợp
Domain là gì? Những kiến thức cần biết về Domain
1. Domain là gì?
Như chúng ta đã biết, hiện nay, Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông. Địa chỉ Internet (hay còn gọi là IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.
Ví dụ một địa chỉ Internet: 146.123.110.224 (Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ).
Tên miền gồm 2 thành phần:
- Tên: Gồm các chữ cái từ a – z, các số 0 – 9, dấu gạch ngang “-“, tổng số ký từ nhỏ hơn 255. Ngoài ra tên miền các quốc gia có thể sẽ có dấu, như tên miền Tiếng Việt của VN: sentayho.com.vn
- Mở rộng (Đuôi) tên miền bắt đầu bằng dấu chấm “.” và bao gồm những phần mở rộng sẽ đề cập đến ngay sau đây.
Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên miền hay Domain Name. Vậy tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet, nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.
2. Các loại tên miền:
- Domain name cấp cao nhất: Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info, .tv, .biz,… hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: sentayho.com.vn, sentayho.com.vn, sentayho.com.vn, sentayho.com.vn,… (Ví dụ: sentayho.com.vn; sentayho.com.vn…)
- Domain name thứ cấp: Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain Name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name cấp cao nhất. (Ví dụ: sentayho.com.vn)
3. Lí do cần có một tên miền riêng:
- Tên miền riêng thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Nếu tùy ý sử dụng một tên miền miễn phí được gợi ý sẵn hoặc một tên miền thứ cấp thì đôi khi đối tác của bạn sẽ dựa vào đó và đánh giá là vẻ không chuyên nghiệp và sẽ khó khăn khi muốn hợp tác với bạn.
- Khi có tên miền riêng, bạn có thể hoàn toàn sử dụng rất nhiều các địa chỉ email trên tên miền của mình dễ dàng và chuyên nghiệp. Điều này rất quan trọng vì tên miền thể hiện sự tín nhiệm riêng của công ty bạn. Khách hàng và đối tác luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức năng của công ty đó. Ví dụ: [email protected], [email protected]….
>> Đăng ký tên miền tại sentayho.com.vn
4. Những lưu ý khác cần biết về tên miền:
- Tên miền là riêng, là duy nhất, không bao giờ có việc trùng lặp hoặc hai bên dùng chung một tên miền.
- Tên miền ngắn hay dài không hề ảnh hưởng tới tốc độ hay lượng truy cập. Việc chọn tên miền là dựa vào đặc điểm công ty bạn
- Tên miền sẽ hoạt động ngay lập tức sau khi được đăng ký trên mạng Internet với điều kiện được khai báo đúng các bản ghi Web Hosting và Email ngay lúc đăng ký. Nếu không, bạn sẽ cần thời gian khoảng 6 tới 72 giờ
- Bạn không nhất thiết chỉ được đăng kí 1 tên miền. Nếu đủ khả năng tài chính, bạn có thể đăng kí bao nhiêu tên miền tùy ý
Cách chọn tên miền đẹp và phù hợp
Hiểu được tên miền là gì chắc có lẽ các bạn cũng đã biết cách làm sao để chọn được một tên miền đúng quy cách. Tuy nhiên, việc chọn mua tên miền đúng đơn vị, đúng mục tiêu không đơn giản. Vậy làm sao để có một cái tên vừa đẹp vừa phù hợp lại là một việc quan trọng hơn. Để chọn được một tên miền đẹp và phù hợp, hãy tuân thủ theo 6 quy tắc dưới đây:
1. Tên miền càng ngắn càng tốt
Mặc dù một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký hiện nay ( tất cả tên miền .com, .net, .org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết ), nhưng trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được ( sentayho.com.vn, hp.com, …). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo… Hơn nữa cũng không gây khó chịu khi người khác phải nhìn để nhớ hoặc sai sót khi nhập do quá dài, nhiều kí tự.
2. Tên miền dễ nhớ
Bạn có thể nhớ những tên đặc biệt như sentayho.com.vn, sentayho.com.vn hay sentayho.com.vn. Những tên miền có một ý nghĩa đặt biệt, và khi phát âm giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn. Hãy đọc to và nhiều lần tên miền mà bạn muốn đăng ký. Nếu chúng khó phát âm, khó nhớ, dễ gây nhầm lẩn, hãy chọn tên miền khác. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( sentayho.com.vn, sentayho.com.vn,…).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.
3. Tên miền không gây nhầm lẫn
Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( – ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này gây ảnh hưởng tới nhiều công việc sau đó.
4. Tên miền khó viết sai
Có một sự thật là nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai. Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác.
5. Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn
Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là hotel, thì tên thích hợp sẽ là sentayho.com.vn. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM, .NET, .ORG.
6. Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu
Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, người sử dụng internet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,…) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn cùng lượng tiếp cận khách hàng đúng hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên hãy nhớ luôn luôn ưu tiên mua tên miền .com và .vn nếu bạn đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam
Hosting và những kiến thức cần biết
1. Hosting là gì?
Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), email… mà bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. Các doanh nghiệp có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) có dung lượng phù hợp với dung lượng website. Với bất kỳ hình thức nào thì các doanh nghiệp cũng nên có các hiểu biết cần thiết về Web Hosting và máy chủ Web (có thể sử dụng máy chủ ảo VPS).
2. Tại sao cần có Hosting?
Lý do mà bạn phải thuê Web Hosting đó chính là theo như định nghĩa thì sử dụng nhằm mục đích chứa nội dung trang web, dịch vụ mail,.. vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP). Ngược lại nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet nữa. Đó là lý do mà bạn nhất thiết cần có Hosting.
3. Thế nào là một Hosting tốt?
- Tốc độ là vấn đề cần quan tâm đầu tiên. Máy chủ phải có cấu hình đủ lớn đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ lượng lớn người truy cập. Đường truyền phải có kết nối tốc độ cao, đảm bảo việc dữ liệu thông suốt.
- Máy chủ phải được người quản trị hệ thống chăm sóc, cập nhật, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tránh các rủi ro về mặt kỹ thuật cũng như bảo mật.
- Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,… của Website
- Hỗ trợ các các ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web, quản lý sản phẩm, tin tức….
- Có giao diện quản lý Web Hosting để dễ dàng quản lý website, các tài khoản FTP, Email…
- Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.
Làm sao để chọn được hosting phù hợp?
Để chọn được một Hosting phù hợp với nhu cầu, bạn cần giải đáp được những vấn đề sau:
1. Website của bạn cần bao nhiêu tài nguyên máy chủ ?
Để xác định tài nguyên máy chủ phù hợp với website của mình thì bạn phải trả lời các câu hỏi sau:
- Bạn dùng mã nguồn gì, nặng hay nhẹ để xem xét chỉ số CPU, RAM của hosting.
- Số khách tới website của bạn nhiều hay ít tại một thời điểm để chọn dung lượng RAM.
- Bạn có lưu trữ nhiều dữ liệu không để chọn ổ cứng phù hợp.
- Dữ liệu tải của trang web của bạn hàng tháng cao hay thấp để chọn mức băng thông (Banwidth).
- Bạn cần chạy bao nhiêu Website trên Hosting, dùng hệ điều hành nào: Windows hay Linux.
2. Khách truy cập vào website của bạn đa phần ở khu vực nào?
Mỗi website đều có đối tượng khách ưu tiên. Bạn phải xác định rõ để chọn những Hosting có nơi đặt máy chủ đáp ứng được tốc độ tải về khu vực đó. Ví dụ nếu khách truy cập tại Việt Nam, bạn sẽ ưu tiên những Hosting có vị trí đặt máy chủ ở gần VN (Ví dụ như Hongkong, Singapore, Nhật Bản).
3. Bạn có kiến thức cơ bản về sử dụng Hosting không?
Đa phần các dịch vụ Hosting sẽ chỉ hỗ trợ các bạn những vấn đề chung, còn khi cài đặt, quản lý trực tiếp thì bạn phải tự tìm hiểu hoặc có thể thuê người làm giúp. Nếu bạn không có thời gian và cũng không có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn thì hãy xem xét sử dụng Shared Hosting vì dễ sử dụng hoặc VPS có support kỹ thuật tốt, hoặc thuê những dịch vụ kiểu Managed Hosting/ VPS (thường có giá cao hơn bình thường khá nhiều)
4. Dữ liệu trên website của bạn có thuộc loại bảo mật cao không?
Có một điều khẳng định răng không có gì an toàn tuyệt đối khi đưa dữ liệu lên hosting, nếu dữ liệu của bạn thuộc loại không thể bị lộ thì tốt nhất là mua riêng máy chủ về cất nơi bạn muốn,…Nếu không đến mức nghiêm trọng như vậy thì bạn nên chọn lựa thuê máy chủ vật lý của các nhà cung cấp uy tín vì nếu không vì lý do an ninh quốc gia hay dính tới các vụ án lớn thì các nhà cung cấp sẽ chẳng có lý do gì để động tới ổ cứng máy chủ bạn thuê.
5. Chi phí dành cho Hosting của bạn là bao nhiêu?
Chi phí là thứ trọng yếu khi mua Hosting vì đa phần chạy website với mục đích kinh doanh, kiếm tiền nên số tiền dành cho Hosting hàng tháng của mỗi người rất khác nhau. Với cùng chất lượng dịch vụ, nếu bạn tìm hiểu kỹ thì sẽ có những nơi có giá rẻ hơn nhiều so với những nơi khác, và đôi khi bạn có thể hi sinh một vài yếu tố (như support chậm, tài nguyên ít hơn một xíu, thương hiệu ít nổi tiếng….) để có thể chọn một dịch vụ Hosting chất lượng ổn và giá cả phải chăng.
Phân biệt Domain và Hosting
Như đã nói ở phần mở đầu, thực chất domain và hosting là 2 dịch vụ riêng biệt hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cần thiết phải có cả 2 yếu tố này thì website mới có thể hoạt động. Vì vậy cho nên có thể nói Domain và Hosting là 2 cá thể riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ mật thiết trong việc xây dựng một website.
Thông thường, một hệ thống tên miền cũng tương tự ví như một cuốn danh bạ thường xuyên được cập nhật số liệu, sau mỗi tên miền là địa chỉ của một dịch vụ lưu trữ các file tài liệu trong mỗi website. Khi không có tên miền, bạn không thể tìm ra website mong muốn và tương tự nếu không có hosting, bạn không thể thiết kế website. Điều này cho thấy domain và hosting là hai mốc vững chắc cho việc hình thành một website.
Thông thường, tuỳ vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, người dùng có thể thay đổi bất kì Hosting nào phù hợp nhưng với Domain lại không. Do đó, khách hàng có thể thay đổi Hosting để tìm được dịch vụ ưng ý nhất và chỉ có thể mua tên miền mới nếu Domain cũ không phù hợp nữa.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ cơ bản về khái niệm Domain, Hosting cùng những cấu trúc, phân loại, đặc điểm riêng và mối liên hệ mật thiết với việc xây dựng một website. Hi vọng rằng cho dù bạn là dân chuyên ngành hay không chuyên thì những kiến thức đã chia sẻ trong bài trên cũng có thể giúp ích cho bạn.
>>>>>Xem thêm: Nhãn nhục là gì? Lợi ích của nhãn nhục đối với sức khoẻ