Trực tràng là bộ phận nào? Cấu tạo và chức năng của trực tràng

Một vài năm gần đây mọi người thường nghe đến bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa như viêm trực tràng, ung thư trực tràng. Vậy trực tràng là gì? Trực tràng nằm ở đâu? Chức năng của trực tràng và các bệnh liên quan tới nó như thế nào? Bài viết sau có thể giải đáp giúp bạn một số thắc mắc đó.

Bạn đang đọc: Trực tràng là bộ phận nào? Cấu tạo và chức năng của trực tràng

Trực tràng là gì?

Trực tràng là 1 bộ phận quan trọng của cơ quan tiêu hóa. Theo tiếng Latin trực tràng là rectum intestinum có nghĩa là đoạn ruột thẳng, dài 11-15cm, kích cỡ giống với đại tràng hình sigma ở đoạn đầu, nhưng ở đoạn cuối giãn ra tạo thành các bóng trực tràng.

Trực tràng nằm ở đâu?

Trực tràng thực chất là đoạn cuối của ruột già, tiếp giáp với đầu hậu môn, là đoạn ruột nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Khi nhìn nghiêng, trực tràng có hình dạng như dấu chấm hỏi, uốn cong theo mặt trước của xương cùng – cụt.

Do cấu tạo của cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới là khác nhau nên vị trí trực tràng ở nam và nữ cũng khác nhau.

– Ở nam giới: Trực tràng nằm ở sau bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, ngăn cách bởi mạch sau bàng quang và nối đến tận trung tâm đáy xương chậu.

– Ở nữ giới: Trực tràng thường nằm ở phía trước cùng với thân tử cung, cổ tử cung và vòm âm đạo. Còn phần dưới của trực tràng sẽ liên quan đến thành sau âm đạo.

Cấu tạo của trực tràng

Cũng như các cơ quan khác của bộ phận tiêu hóa, trực tràng có cấu tạo rất đặc biệt. Kết quả của giải phẫu Y học thì trực trang được cấu tạo gốm 5 lớp:

– Lớp niêm mạc

– Lớp dưới niêm mạc

– Lớp có bao gồm lớp cơ vòm trong và lớp cơ dọc bên ngoài

– Lớp dưới thanh mạc

– Lớp thanh mạc

Chức năng của trực tràng

Nói trực tràng có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe của cơ thể nói chung là hoàn toàn đúng vì trực tràng là nơi giữ chất thải ở lại và tiếp tục tham gia vào quá trình đào thải các chất cặn bã qua đường đại tiện. Quá trình này được cụ thể như sau:

Ngay sau khi tiếp nhận thức ăn, dạ dày sẽ làm nhiệm vụ co bóp và tiêu hóa thành dạng dịch lỏng, sau đó được chuyển qua ruột non, tiếp đến là đại tràng và cuối cùng là trực tràng. Cùng lúc này, lượng thức ăn dạng dịch được các vi khuẩn trong đại tràng tiếp nhận và tiến hành phân giải. Một lần nữa các vitamin và khoáng chất có lợi cho đường tiêu hóa và cơ thể sẽ tiếp tục được đại tràng tách từ các tổ hợp chất sẵn có. Sau đó đại tràng sẽ giữ lại những chất dư thừa không tiêu hóa được hoặc không có lợi cho cơ thể.

Tiếp theo là quá trình đào thải các chất đó ra khỏi cơ thể bằng đại tiện. Đây cũng là quá trình cho thấy chức năng chính của trực tràng, cụ thể như sau: đại tràng sẽ làm nhiệm vụ đưa chất thải xuống trực tràng, đồng thời các dây thần kinh sẽ được kích thích, truyền tín hiệu đến vỏ đại não, tạo cảm giác muốn đi đại tiện. Lúc này trực tràng đã sẵn sàng quá trình đẩy chất thải ra ngoài thông qua hậu môn.

Nói tóm lại các cơ quan như đại tràng, kết tràng, trực tràng phải hoạt động và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Nếu một trong các cơ quan trên gặp vấn đề thì quá trình đào thải sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Các bệnh thường gặp về trực tràng

Theo số liệu một vài năm gần đây, các bệnh lý về trực tràng gia tăng ngày một nhiều. Bệnh lý này cũng không loại trừ bất kể ai, kể cả những người có cơ thể khỏe mạnh cũng có nguy cơ bị bệnh rất cao. Vậy các bệnh lý thường gặp là gì?

– Bệnh sa trực tràng (sa niêm mạc và sa toàn bộ)

Sa trực tràng có 2 loại là sa niêm mạc trực tràng (sa 1 phần trực tràng) hay sa toàn bộ trực tràng (là triệu chứng toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài lỗ hậu môn). Nghiên cứu cho thấy đối tượng bị bệnh lý này rất đa dạng: nam giới, nữ giới, người cao tuổi, trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên so nam giới thì tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn từ 15-20%. Nguyên nhân là do phụ nữ trải qua quá trình mang thai, sinh nở, nhất là những ca khó sinh, rạch tầng sinh môn dẫn đến việc trực tràng bị kéo lệch, giãn ra. Phụ nữ bị cắt tử cung cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

– Bệnh lý viêm trực tràng

Viêm trực tràng là bệnh lý điển hình nhất trong các bệnh về trực tràng. Bệnh lý xảy ra khi trực tràng của người bệnh bị tổn thương dẫn đến viêm loét. Bệnh lý này làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bệnh viêm trực tràng thường gặp ở những người có thói quen sinh hoạt không tốt: thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các đồ uống có cồn: rượu, bia; sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín kĩ, nguồn nước bị ô nhiễm… làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm trực tràng. Những người sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tổn thương niêm mạc trực tràng.

Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác như: lây truyền, bệnh lậu (quan hệ tình dục với người bị bệnh, gây kích ứng niêm mạc trực tràng, dẫn đến viêm trực tràng), do tâm lý căng thẳng, stess kéo dài, hay do thói quen ăn ít chất xơ, uống ít nước cũng là một nguyên nhân phổ biến.

Ung thư trực tràng: bệnh lý gây tử vong hàng đầu

U trực tràng có 2 loại: u lành tính và u ác tính

U trực tràng lành tính là các u trên bề mặt niêm mạc trực tràng, bao gồm như: polyp trực tràng, u xơ, u mỡ, u mạch máu…

U trực tràng ác tính là những khối u di căn, lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến nguy cơ gây tử vong. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm của trực tràng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các bác sỹ chỉ ra rằng, ung thư trực tràng đứng thứ 4 trong danh sách các bệnh lý gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.

Ung thư trực tràng cũng có những nguyên nhân phổ biến giống viêm trực tràng như: thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn lên men; hút thuốc lá; sử dụng đồ uống có chất kích thích, cồn; thực phẩm ít chất xơ, uống ít nước. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là do gen di truyền.

Ung thư trực tràng rất dễ bị bỏ qua vì giai đoạn đầu bị bệnh, triệu chứng không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của rối loạn tiêu hóa nên người bệnh có tâm lý chủ quan, không thăm khám kỹ càng. Đến khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường rõ ràng mới thăm khám thì lúc đó bệnh lý đã nặng, ở giai đoạn 2, 3 hoặc giai đoạn cuối.

Triệu chứng chung của các bệnh trực tràng

Tất cả những bệnh lý về trực tràng đều có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu tiên. Vì vậy bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe, đặc biệt chú ý quan sát nếu thấy có những triệu chứng sau thì nên đi thăm khám sớm:

– Chán ăn, đầy bụng: Đầy chướng bụng vùng trên rốn, khó tiêu, ăn không ngon miệng. Triệu chứng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân.

– Giảm cân bất thường: Tự nhiên bạn thấy cân nặng bị giảm sút thì cần phải quan tâm vì đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh về trực tràng, đặc biệt là ung thư trực tràng.

– Táo bón hoặc tiêu chảy: Nếu bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần thì nguy cơ bạn đang mắc táo bón. Hoặc thường xuyên bị tiêu chảy hoặc lúc táo bón, lúc tiêu chảy xen kẽ nhau thì bạn cũng cần phải lưu tâm.

– Đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, nhầy: Nếu bạn thấy phân chứa nhầy, đặc biệt là có lẫn máu, mủ thì bạn nên thăm khám ngay lập tức, đừng chậm trễ vì có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý viêm trực tràng hoặc nặng hơn là u trực tràng.

– Mệt mỏi, chóng mặt, stess: Người bị u trực tràng thường thấy mệt mói, chóng mặt do thiếu máu (đi ngoài ra máu), cảm giác bị kiệt sức.

– Sốt: Nếu có các triệu chứng trên kèm theo sốt thì cơ thể của bạn đã bị viêm nhiễm, bạn cũng không nên bỏ qua dấu hiệu này nhé.

– Những người có bệnh sử về đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng…

Phương pháp phát hiện bệnh lý trực tràng

Hiện nay y học ngày càng phát triển nên có nhiều phương pháp để phát hiện sớm và chính xác bệnh lý trực tràng, giúp quá trình điều trị cho người bệnh đạt hiệu quả cao.

– Nội soi: Nội soi tiêu hóa là phương pháp chính xác nhất trong chẩn đoán các bệnh về trực tràng. Phương pháp này được kết hợp với sinh thiết tế bào sẽ cho giá trị cao trong chẩn đoán về bệnh lý trực tràng nói chung và về khối u lành tính hay ác tính nói riêng.

– Chụp Xquang có bơm thuốc cản quang, chụp cản quang kép, CT, MRI, PET: Là phương pháp phổ biến chẩn đoán ung thư trực tràng và các giai đoạn của ung thư trực tràng.. Bác sỹ có thể chỉ định chụp cản quang khung đại trực tràng bằng thuốc cản quang hoặc chụp cản quang kép.

Cần làm gì để bảo về trực tràng luôn khỏe mạnh

Với những vấn đề được đề cập ở trên, để tránh mắc phải những bệnh lý về trực tràng, chúng ta có một câu hỏi cần làm gì để bảo về trực tràng luôn khỏe mạnh, tránh mắc bênh. Một số gợi ý sau để bạn tham khảo:

– Thực hiện lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích, chất có chứa cồn, không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục…

– Ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn luôn được nấu chín, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn. Thường xuyên bổ sung thêm vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ: Không nên chờ đợi có triệu chứng bất thường về tiêu hóa mới đi thăm khám. Bạn nên hình thành cho mình thói quen thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để theo dõi sức khỏe nói chung và các bệnh về trực tràng nói riêng. Theo thống kê những người trên 50 tuổi sẽ có nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao hơn. Vậy nên nếu ở nhóm tuổi này thì bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần và nội soi tiêu hóa theo chỉ dẫn của bác sĩ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

>>>>>Xem thêm: Có Nên Tắt Ứng Dụng Của Dell Digital Delivery Application Là Gì

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *