Vải thun là gì? Ứng dụng của chất liệu vải thun – Đệm Xanh

Vải thun không chỉ được yêu thích trong lĩnh vực thời trang mà còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ nội thất. Điều gì đã làm nên sự hút kỳ lạ của chất liệu thun? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về loại vải này.

Bạn đang đọc: Vải thun là gì? Ứng dụng của chất liệu vải thun – Đệm Xanh

Nguồn gốc của vải thun

Vải thun là loại sợi tổng hợp được biết đến với tên tiếng Anh là Spandex. Chất liệu này được làm từ chuỗi các chất như cotton, nylon, polyester,… Loại vải này rất dễ gia công và cắt may nên đặc biệt được các nhà thiết kế ưa chuộng.

Vải thun lần đầu xuất hiện trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ý tưởng về loại vải mềm nhẹ có độ co giãn vượt trội cùng giá thành rẻ đã thôi thúc các nhà hóa học tiến hành hành loạt các thí nghiệm. Sau 10 năm nghiên cứu, sợi vải thun đầu được ra đời. Đến năm 1952, loại vải này được cấp bằng sáng chế của Đức. Nhưng phải đếm năm 1962, công ty sản xuất hóa chất Du Pont của Mỹ mới chính thức đưa vải thun vào thị trường với quy mô lớn. Nhờ đó, thương hiệu luôn dần đầu thế giới về doanh số bán ra và sản lượng vải thun cung cấp.

Hiện nay, chất vải thun được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, sản xuất phụ kiện thời trang, phụ kiện nội thất,…

Đặc điểm của vải thun

Khả năng đàn hồi tuyệt vời

Ưu điểm nổi bật nhất của vải thun là độ đàn hồi, co giãn tuyệt hảo. Chính vì vậy, người dùng có thể thoải mái sử dụng sản phẩm sử dụng vải thun mà không phải lo mình béo lên hay gầy đi một chút.

Nhờ vào đặc điểm ưu việt này, vải thun trở thành nguyên liệu chính cho ngành sản xuất trang phục thể thao. Đồng thời, quần áo free size hầu hết được làm từ chất vải này. Vải thun tạo sự thoải mái, dễ dàng chuyển động, không gây bó sát, trật trội như nhiều loại vải khác. Vì vậy, chúng được người có tần suất di chuyển, lao động nặng nhọc cực kỳ yêu thích.

Dễ gia công

Thế giới thời trang thay đổi không ngừng đỏi hỏi những yêu cầu khắt khe về sự linh hoạt theo từng mẫu mã, dễ cắt may, tạo được màu sắc phong phú. Vải thun sẽ đáp ứng tất cả mong muốn trên của các nhà thiết kế.

Chất vải thun phù hợp với mọi kiểu dáng từ đơn giản đến cầu kỳ, đặc biệt là mẫu quần áo năng động, trẻ trung. Các ý tưởng sáng tạo hàng đầu sẽ được truyền tải trọn vẹn nhờ vào chất liệu này.

Bền bỉ với thời trang

Điểm cộng hoàn hảo của vải thun là khả năng bắt màu tuyệt vời. Vải có thể dễ dàng đem nhuộm, chuẩn nhiều cấp độ màu sắc. Các nhà thiết kế có thể in trực tiếp hoa văn lên sản phẩm.

Từ đó, vải thun có thể được giặt bằng tay hoặc bằng máy mà không ảnh hưởng tới chất lượng của vải. Nếu chưa yên tâm, bạn có thể sử dụng túi giặt chuyên dụng để giữ được độ bền đẹp cho trang phục yêu thích của mình.

Khả năng thoáng khí cao

Vải thun là chất liệu được yêu thích hàng đầu trong mùa hè nóng bức. Kết cấu nhiều lỗ hở vừa tăng cường khả năng co giãn vừa giúp vải có độ thoáng khí, mát mẻ. Khi bạn kéo nhẹ vải thun, chất liệu vẫn có thể dễ dàng trở lại hình dáng ban đầu.

Chất liệu đặc biệt phù hợp với những người lao động nặng nhọc, ra nhiều mồ hôi. Đồng thời, vải có thể được giặt trong những ngày nồm ẩm, nhanh khô, ít gây ra mùi hôi khó chịu.

Phân loại chất liệu vải thun

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại vải thun với cấu tạo thành phần riêng biệt. Chất liệu có thể được làm tư các sợi bông thiên nhiên 100% cotton hoặc được pha thêm các sợi nhân tạo để thay đổi công dụng, tăng tính thẩm mỹ hay hạ bớt giá thành. Sau đây là các dòng vải thun cơ bản.

Vải thun cotton 100%

Loại vải thun này được sản xuất từ sợi bông xơ nguyên chất, có thể co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều. Loại vải này được xem là hàng loại 1 có giá thành cao nhất, có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Tuy nhiên, vải thun cotton thường rất khô, cứng và dễ bị xù lông. Vì vậy, sợi Spandex thường được bổ sung giúp gia tăng độ mềm mịn cho sản phẩm.

Vải thun cotton 65/35

Vải thun cotton 65/35 hay còn gọi là vải thun CVC chứa 65% cotton và 35% PE. Loại vải này ít nhăn, giá thành rẻ hơn nhưng vẫn giữ được khá nhiều những ưu điềm của vải thun cotton nên được sử dụng phổ biến.

Vải thun cotton 35/65

Vải thun thun cotton 35/65 hay còn gọi là vải TC có tỉ lệ thành phần PE lên tới 65%. Vải có độ co giãn vượt trội song khi mặc có cảm giác khá bí, giá thành cũng rẻ hơn so với vải thun CVC và vải thun cotton 100%.

Vải thun cá sấu

Vải thun cá sấu hay còn gọi là Poly etylen có kết cấu đặc trưng bao gồn nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt vải. Trên thị trường hiện nay có 5 loại vải cơ bản:

Vải cá sấu 65/35

Đây là sự kết hợp giữa sợi cotton và polyester có khả năng thông thoáng, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Thớ vải khá đẹp, bền, không thô và ít bị xù lông. Tuy nhiên, vải rất dễ bai màu trong quá trình giặt giữ đặc biệt là loại vải có màu đậm như đỏ, tím, xanh,…

Tìm hiểu thêm: Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế GTGT được khấu trừ?

Cá sấu Thái

Sớ dệt pique khá giống với loại vải cá sâu căn kim có bề mặt đẹp, độ bền cao. Tuy nhiên, vải được làm từ chất liệu tổng hợp, dệt kín. Vải ít xù lông, khó nhăn nhưng rất dễ ra màu. Vì vậy, không nên giặt vải chung với các chất liệu khác, đặc biệt là màu sáng.

Vải thun cá mập

Vải thun cá mập được biết đến với tên gọi là vải cá sấu 2 chiều. Thớ vải có dày, to nên khá cứng, ít co giãn hơn.Vì vậy, vải ít khả năng chảy, xộc xệch sau nhiều lần giặt. Các màu mạnh của vải thun rất dễ phai, cần chú ý khi vệ sinh sản phẩm.

Cá sấu cotton 100%

Cá sấu cotton 100% được làm từ sợi bông xơ nguyên chất có độ thông thoáng ấn tượng, chuyển hóa hơi ẩm ra môi trường bên ngoài nhanh chóng. Thực tế, loại vải này thường có giá thành cao và khá khó mua.

Cá sấu polyester dạng tổ ong

Loại vải này còn có tên gọi khác là cá sấu polyester thái dệt mỏng. Các thớ dạng tổ ong giúp vải không bị bí hơi, hầm nóng như vải cá sâu Thái. Chúng thường được sử dụng để may áo cổ tròn.

Vải thun lạnh

Vải thun lạnh được tổng hợp chủ yếu từ polyester hoặc nylon. Vải có màu sắc khá đa dạng trài dài trên nhiều phân khúc thị trường. Vải thường được pha thêm khoảng 2-5% sợi spandex để ra tăng sự mềm mịn, trơn láng. Vải chống thấm nước, khó nhăn nhúm nên rất dễ vệ sinh. Tuy nhiên, vải thun lạnh dễ bị giãn, chảy khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy, cần bảo quản, cất giữ sản phẩm sử dụng vải thun lạnh thật cẩn thận, tránh xa thiết bị tỏa nhiệt hoặc nơi có nhiệt lượng không, không sử dụng nước quá nóng để giặt vải.

Ứng dụng của chất liệu vải thun

Ứng dụng trong ngành may mặc

Độ co giãn tuyệt vời đã giúp vải thun trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong ngành sản xuất đồ may mặc. Các trang phục thể thao hầu hết đều sử dụng loại vải này, nhất là các môn chạy bộ, đua xe đạp.

Bên cạnh đó, vải thun cũng được giới trẻ vô cùng yêu thích. Vẻ đẹp năng động, cá tính giúp những bộ quần áo ngắn không chỉ thoái mái, mát mẻ trong mùa hè mà còn đẹp mắt, hợp thời trang.

Ngoài ra, loại vải thun dày cũng được ứng dụng rộng rãi cho trang phục mùa đông.

>>>>>Xem thêm: Phân vi sinh là gì? phân vi sinh có đặc điểm như thế nào?

Ứng dụng trong đồ nội thất

Ngoài lĩnh vực thời trang, vải thun còn được biết đến với những bộ chăn ga gối đệm và một số đồ dùng khác như khăn trải bàn, rèm cửa,… Những vật dụng từ chất liệu này thường có độ bền cao, nhiều màu sắc, đồng thời rất dễ vệ sinh. Tính năng thông thoáng, mát mẻ cũng được các thương hiệu chăn ga gối đệm nổi tiếng lưu tâm. Những bộ sản phẩm này thường được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.

Cách phân biệt vải thun

Để phân biệt khi lựa chọn sản phẩm sử dụng chất liệu vải thun, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

  • Bề mặt vải thun thường khá nhám, hơi xù lông. Khi kéo, vải có độ đàn hồi cao, khôi phục được hình dạng ban đầu
  • Vải thun có khả năng thấm hút. Người dùng sẽ không có cảm giác nóng, bí hơi, đặc biệt khi ra nhiều mồ hôi.

Hướng dẫn bảo quản vải thun

  • Để giữ được vải thun luôn bền đẹp, người dùng cần nắm được cách vệ sinh hiệu quả
  • Khi giặt nên sử dụng nước có nhiệt độ dưới 40 độ C để vải không bị co, dão.
  • Bảo quản sản phẩm dệt từ vải thun ở nơi thoáng mát, khô ráo.
  • Phân biệt chất liệu, màu sắc trang phục trước khi giặt vì vải thun rất dễ phai màu.
  • Nên ngâm vải trước khi giặt để đảm bảo sản phẩm được sạch sẽ, thơm tho.
  • Sử dụng chất tẩy nhẹ giúp gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:

Vải Đũi Vải Lụa Vải thô Vải Nỉ Vải Spandex Vải ren Vải Voan Vải không dệt Vải gấm Vải Chiffon Vải Kaki Vải Kate Vải Satin Vải Viscose Vải Jacquard Vải Polyester Vải Jean Vải nylon Vải Acrylic Vải Modal Vải Cotton Vải lanh Vải Tencel Foam Vải Denim Vải Len Vải Bamboo Vải Microfiber

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *