Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là vấn đề nóng được người dân hết sức quan tâm. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, các giao dịch liên quan đến đất đai ngày càng nhiều. Trong số đó, đất thương mại dịch vụ là một trong những loại đất đang được sử dụng rộng rãi và chiếm diện tích lớn ở nước ta.
Vậy đất thương mại dịch vụ là gì? là câu hỏi mà rất nhiều Quý độc giả hết sức quan tâm giờ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Luật Hoàng Phi.
Đất thương mại dịch vụ là gì?
Đất thương mại dịch vụ là một trong những loại đất được pháp luật thừa nhận hiện nay, có quy định rõ ràng trong Luật Đất đai 2013.
Khái niệm đất thương mại dịch vụ là gì? đã được quy định đầy đủ và rõ ràng trong Khoản 1 Điều 153 Luật đất đai 2013 và được hiểu như sau:
Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng:
+ Cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ;
+ Các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Theo chính sách thu hồi đất, nếu nhà nước không thể bồi thường số đất nông nghiệp tương ứng với diện tích đã lấy, thì phải hỗ trợ, bồi thường và tạo việc làm mới cho người dân, hộ gia đình bị thu hồi đất.
Trong đó, có thể giao đất nông nghiệp ở vị trí khác, có khả năng kinh doanh các dịch vụ, tạo điều kiện sống cho nhân dân. Trường hợp cá nhân và hộ gia đình bị thu hồi đất từ 30% trở lên mà không được đền bù hoặc bồi thường với diện tích tương ứng thì được cấp đất thương mại dịch vụ.
Phân loại đất thương mại dịch vụ
Chúng ta cùng tìm hiểu về các loại đất thương mại dịch vụ sau khi đã nắm được khái niệm đất thương mại dịch vụ là gì?
Đất thương mại, dịch vụ gồm 2 loại:
+ Đất được nhà nước cấp từ việc thu hồi để xây dựng các dự án và đất đấu thầu ở các khu vực như bến xe, chợ.
+ Đất thương mại dịch vụ 5%,7% hay 10% là phụ thuộc vào tỉ lệ giao đất và bồi thường cho người dân bị thu hồi.
Đặc điểm Đất thương mại dịch vụ
Ngoài việc tìm hiểu được khái niệm đất thương mại dịch vụ là gì? bài viết xin đưa ra một số đặc điểm của loại đất này:
– Đất thương mại dịch vụ được giao cho đấu thầu hay hộ gia đình theo các quy định của pháp luật;
– Đất thương mại dịch vụ thường có vị trí ở bên cạnh hay trong những khu đô thị có giao thông và có hạ tầng thuận tiện;
– Diện tích đất dịch vụ không lớn, chỉ khoảng 40-50m2, nhưng có vị trí đẹp;
– Đất được quy hoạch ở những vị trí đẹp và giá chỉ bằng một nửa so với đất dự án;
– Cá nhân hoặc hộ gia đình được giao sử dụng đất thương mại dịch vụ không cần nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại dịch vụ
Sau khi tìm hiểu về đất thương mại dịch vụ là gì? chúng tôi xin trình bày về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại dịch vụ để bạn đọc có thể nắm rõ.
Do đất thương mại dịch vụ cũng là đất được nhà nước công nhận nên người sử dụng sẽ có quyền và nghĩa vụ chung được quy định tại điều 166, 167 Luật đất đai năm 2013.
Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ
Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn theo quy định tại khoản này.
Điều kiện để được chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ
Đất không vướng vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện; không nằm trong quy hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng do thu hồi đất.
Đất không có tranh chấp với các bất động sản liền kề hoặc bất cứ tranh chấp gì liên quan đến quyền sử dụng đất.
Đất chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của người sử dụng đất và phù hợp với hạn mức công nhận đất thương mại dịch vụ tại địa phương.
Đất chuyển đổi nhưng phải đảm bảo được diện tích tối thiểu và tối đa của loại đất này theo quy định.
Đất thương mại, dịch vụ có được chuyển nhượng?
Đất dịch vụ thương mại là loại đất được sử dụng lâu dài, nhằm mục đích xây dựng các cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hoặc xây dựng các công trình khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Theo Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 về phân loại đất: đất dịch vụ thương mại thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do đó, pháp luật đất đai cho phép được chuyển nhượng đất thương mại dịch vụ khi đáp ứng các điều kiện và quy định của pháp luật.
Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ
Thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay được phân thành hai hình thức là đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài và đất có thời hạn, trong đó đất thương mại dịch vụ được xác định là đất có thời hạn sử dụng nhất định.
Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất thương mại dịch vụ được các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được phê duyệt dự án đầu tư thì thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm.
Tuy nhiên các dự án đầu tư thương mại dịch vụ lớn và quá trình thu hồi vốn chậm hoặc các dự án đầu tư thương mại dịch vụ tại các khu vực mà có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn cần thời hạn đầu tư dài hơn thì thời hạn sử dụng đất là không quá 70 năm.
Cách tính giá đất thương mại, dịch vụ?
Giá đất thương mại, dịch vụ tại khu vực đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh được tính bằng 75% giá đất ở cùng đường, phố; đoạn đường, đoạn phố, vị trí đối với khu vực đô thị hoặc cùng khu vực, vị trí đối với khu vực nông thôn.
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ
Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và Môi trường cấp Huyện.Nhận Phiếu hẹn trả kết quả.
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ: Cơ quan tài nguyên môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, nội dung thẩm định;
Bước 4: Nộp nghĩa vụ tài chính: Người sử dụng đất thực hiện việc nộp nghĩa vụ tài chính đất và nộp lại giấy tờ chứng minh cho cơ quan tài nguyên môi trường.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phòng tài nguyên môi trường làm văn bản đề trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký tên xác nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi chuyển mục đích;
Đồng thời cập nhật cơ sở dữ liệu về đất đai trên phương tiện lưu trữ và thay đổi thông tin trong hồ sơ địa chính.
Bước 6: Trả kết quả
Trả kết quả cho người xin chuyển mục đích sử dụng đất – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.