Kiến thức cơ bản về khớp lệnh liên tục
Bạn đang đọc: Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Tân Việt (TVSI)- Thông tin hỗ trợ!
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã chính thức áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục. Sau đây là một số thông tin nhà đầu tư (NĐT) cần biết:
* Khớp lệnh liên tục là gì?
Phương thức khớp lệnh liên tục hiểu một cách đơn giản là lệnh sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được so khớp và việc mua bán được hình thành ngay tức thì, tức là giá cả được xác định liên tục chứ không phải đưa lệnh vào rồi chờ đến một thời điểm nhất định nào đó hệ thống giao dịch mới khớp lệnh Nói một cách khác, chúng ta sẽ áp dụng một công cụ mới gọi là lệnh thị trường, theo đó người ra lệnh đặt giá trong phạm vi biên độ 5% và chấp nhận mua bán theo giá đã đặt ra (giá hiện hành trên thị trường)..
Ngoài ra, khớp lệnh liên tục cũng là một biện pháp nhằm giảm thiểu những tiêu cực trong việc ưu tiên lệnh ở một số công ty chứng khoán hiện nay. Như vậy, người chơi phải biết cách “định giá đúng”, nếu không sẽ bị thiệt. Với phương thức khớp lệnh mới này, NĐT cần chuyên nghiệp hơn và phải quyết đoán tức thì.
Ví dụ, thị trường đang định giá cao cổ phiếu này, nhưng do không biết nên NĐT bán với giá sàn, ngay lập tức sẽ có người mua. Ngược lại, thị trường đang không mặn mà cổ phiếu kia nhưng NĐT đặt mua giá trần, lập tức sẽ có người nhảy ra bán. Rủi ro khi đầu tư theo phương thức khớp lệnh liên tục khá cao, vì thế, NĐT phải nghiên cứu thật kỹ rồi hãy tham gia, nếu không sẽ thường xuyên gặp cảnh “mua đắt bán rẻ”.
Thời gian giao dịch
Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.
1. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
T1: Từ 8h30 đến 9h00: Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Bao gồm các loại lệnh LO và ATO.
T2: Từ 9h00 đến 10h00: Khớp lệnh liên tục. Chỉ có lệnh LO tham gia giao dịch tại đợt giao dịch này.
T3: Từ 10h15 đến 10h30: Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. bao gồm lệnh LO và ATC.
T4: Từ 10h30 đến 11h: Giao dịch thỏa thuận.
T5: 11h: Đóng cửa
2. Trái phiếu
Từ T1 – T5 (từ 8h30 đến 11h): Giao dịch thỏa thuận
Các loại lệnh Có 3 loại lệnh sẽ được áp dụng ở phương thức khớp lệnh mới là:
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO);
Lệnh giới hạn (LO)
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC).
Riêng với lệnh thị trường (MP), theo HOSTC, sau khi phương thức mới hoạt động ổn định, được đánh giá tốt mới xem xét áp dụng.
Tìm hiểu thêm: Response trong Servlet – học servlet cơ bản đến nâng cao – Viettuts
>>>>>Xem thêm: Chứng khoán và cổ phiếu khác nhau như thế nào – Thịnh Vượng Tài Chính
Lệnh giới hạn (LO) áp dụng trong khớp lệnh định kỳ và liên tục: Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Hiệu lực của lệnh: kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Tìm hiểu thêm: Response trong Servlet – học servlet cơ bản đến nâng cao – Viettuts
>>>>>Xem thêm: Chứng khoán và cổ phiếu khác nhau như thế nào – Thịnh Vượng Tài Chính
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh mở cửa (ATO). Áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa. Là lệnh mua hoặc bán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh. Tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện hết.
Tìm hiểu thêm: Response trong Servlet – học servlet cơ bản đến nâng cao – Viettuts
>>>>>Xem thêm: Chứng khoán và cổ phiếu khác nhau như thế nào – Thịnh Vượng Tài Chính
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh đóng cửa (ATC) áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Là lệnh mua hoặc bán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh.
Thời gian hiệu lực của lệnh
Các phương thức đặt lệnh
Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.
Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
Giao dịch thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch.
Nguyên tắc khớp lệnh
– Ưu tiên về giá: Lệnh đặt mua với giá cao hoặc lệnh chào bán với giá thấp sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
– Ưu tiên về thời gian: Nếu các lệnh có cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên khớp trước.
(Lưu ý: lệnh ATO, ATC là lệnh được ưu tiên khớp trước lệnh LO trong các đợt khớp lệnh định kỳ).
Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh
1. Khớp lệnh định kỳ
– Giá khớp lệnh là giá mà tại đó khối lượng giao dịch toàn thị trường là lớn nhất.
(i) – Trong trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện (i) thì giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu nhất sẽ được lựa chọn
(ii). – Nếu có các mức giá thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì giá khớp lệnh sẽ là giá cao hơn.
2. Khớp lệnh liên tục
– Ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó, giá khớp sẽ được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định.
Phương thức khớp lệnh mới vẫn áp dụng lô chẵn 10 với giao dịch khớp lệnh và 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trở lên đối với giao dịch thỏa thuận.
Cách tính giá tham chiếu
1.Các trường hợp thông thường
– Đối với Sở GDCK Hồ Chí Minh: gía tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ giao dịch tại Sở GDCK HCM là giá của phiên giao dịch thứ ba của ngày giao dịch liền trước.
– Đối với TTGDCK Hà Nội: giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là giá bình quân gia quyền của ngày giao dịch liền trước.
2. Các trường hợp đặc biệt
– Trả cổ tức bằng tiền: giá tham chiếu của cổ phiếu được điều chỉnh bằng cách lấy giá tham chiếu trong trường hợp 1 trừ đi số tiền được hưởng.
* Ví dụ: giá đóng cửa cổ phiếu FPT ngày 31/7 là 295.600đ/cổ phiếu. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của FPT. Được biết mức chi trả cổ tức là 6%.
Vậy giá tham chiếu của FPT ngày 1/8 = 295.600 – 600= 295.000đ/cổ phiếu
– Trả cổ tức bằng cổ phiếu: giá đóng cửa ngày 31/7 của cổ phiếu AGF là 145.000đ/cổ phiếu. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Biết rằng mức chi trả cổ tức là 20%. Tính giá cổ phiếu của AGF ngày 1/8? Giá tham chiếu điều chỉnh của AGF ngày 1/8 = 145.000/1.20 = 120.000đ/cổ phiếu (đã được làm tròn)
– Giá tham chiếu khi thực hiện quyền mua
* Ví dụ: Giá giao dịch cổ phiếu SD6 ngày 17/7 là 65.000đ/cổ phiếu. Ngày 18/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền mua thêm cổ phần theo tỷ lệ 2:1( cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu mới) với giá 10.000đ/cổ phiếu. Vậy giá tham chiếu của SD6 ngày 18/7 là:
2 x 65.000 + 10.000 Giá tham chiếu= – = 46.600 3
* Lời khuyên cho NĐT
Việc khớp lệnh liên tục sẽ giúp nâng cao hiệu quả xử lý lệnh, tuy nhiên, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Khớp lệnh liên tục có những lệnh đặc biệt, nếu nhà đầu tư không cẩn trọng rất dễ rơi vào tình huống sập bẫy. Vì thế, NĐT cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, NĐT phải tập trung theo dõi thị trường và theo dõi mức giá đặt lệnh, khi đã đặt lệnh thì phải hết sức lưu ý là nếu muốn mua ở mức giá nào thì hãy đặt ở mức giá đó, đừng cố tình đặt giá trần.
Lưu ý thứ hai là đối với lệnh thị trường, phải hết sức cảnh giác. Bên cạnh tính ưu việt là tạo khả năng giao dịch thành công rất cao, thì mặt trái của lệnh thị trường là có thể khớp tại giá mà người đầu tư không mong muốn.
Việc áp dụng phương thức liên tục mới chỉ là bắt đầu những thách thức ngày càng gia tăng đối với người đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư cá nhân sẽ phải đầu tư rất nhiều về thời gian mới có thể theo dõi được hết tình hình của các công ty niêm yết.