Chư Thiên Thần là gì – Tổng quan về chư Thiên Thần ở các cõi Trời

Chư thiên, dân gian gọi là Thiên thần, là chúng sanh thuộc cõi Trời. Đây là chỉ cho chúng sanh ở các cõi trời do tu thượng phẩm Thập thiện và các thiền định, nên được hưởng phước sanh thiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện, không cần phải tạo tác.

Bạn đang đọc: Chư Thiên Thần là gì – Tổng quan về chư Thiên Thần ở các cõi Trời

Chúng ta hiện tại đang ở trong phạm vi của Tứ Thiên Vương Thiên, là một trong sáu cõi trời ở Dục-giới. Bầu trời mà mình nhìn thấy đây chính là trời Tứ-vương, do bốn vị thiên vương cai quản. Trời này nằm ở lưng chừng núi Tu Di.

  • Chuyện tâm linh có thật ở Việt Nam.
  • Hội Long Hoa là gì.
  • Sự thật về hạn Tam tai.
  • Tam giới là gì.
  • A Tu La là gì
  • Thiên ma là loại ma gì.
  • Chuyện nhân quả báo ứng.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn Cách Viết bài chuẩn SEO 5 bước đầy đủ nhất 2023

>>>>>Xem thêm: Năng lượng ATP là gì? Vai trò của ATP với người tập thể hình — Thế Giới Whey

Chư Thiên, họ là ai

Các cõi chư Thiên Thần

Trong tam giới thì chư Thiên sáu hạng trời ở cõi Dục đều có hình tướng nam nữ. Dục nhiễm tùy theo cao thấp mà có nặng nhẹ. Mười tám hạng trời ở cõi Sắc, chư Thiên không hình tướng nam nữ. Không có sự dục nhiễm, dùng thiền định để trưởng dưỡng sắc thân. Còn bốn hạng trời ở cõi Vô sắc thì không hình tướng sắc thân, duy có tâm thức, vì là báo thể của không định

1. Chư thiên cõi Dục giới

Sáu hạng trời ở cõi Dục đều có hình tướng nam nữ, dục nhiễm tùy theo cao thấp mà có nặng nhẹ. Sáu hạng thiên thần trong cõi Dục giới, từ thấp đến cao, gồm có:

  • Trời Tứ Vương.
  • Trời Đao Lợi.
  • Trời Dạ Ma.
  • Trời Đâu Suất
  • Trời Hóa Lạc
  • Trời Tha Hóa Tự Tại.

2. Chư thiên cõi Sắc giới

Mười tám hạng trời ở cõi Sắc, chư Thiên không hình tướng nam nữ. Không có sự dục nhiễm, dùng thiền định để trưởng dưỡng sắc thân. Sở dĩ gọi Sắc giới, vì chúng sanh ở cõi nầy lìa sự nhiễm dục, từ thân đến cảnh đều là sắc chất trang nghiêm, thanh tịnh. Cõi nầy chia ra làm 18 thiên vức khác nhau. Ba Thiền thiên trước mỗi nơi có ba, đệ tứ thiền có chín.

  • Ba thiên vức ở Sơ thiền Ly sanh hỷ lạc địa là: Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, Đại Phạm Thiên.
  • Ba thiên vức ở Nhị thiền Định sanh hỷ lạc địa là: Thiểu Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, Quang Âm Thiên.
  • Ba thiên vức ở Tam thiền Ly hỷ lạc địa là: Thiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên.
  • Chín thiên vức ở Tứ thiền Xả niệm thanh tịnh địa là: Vô Vân Thiên, Phước Sanh Thiên, Quảng Quả Thiên, Vô Tưởng Thiên. Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến Thiên, Thiện Hiện Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên. Trong chín thiên vức này, năm cõi ở sau cùng tên là Ngũ Tịnh Cư Thiên. Cũng gọi là Ngũ Bất Hoàn Thiên, vì là chỗ ở của bậc thánh A na hàm.

3. Chư thiên cõi Vô sắc giới

Còn bốn hạng trời ở cõi Vô sắc giới thì chư Thiên không hình tướng sắc thân, duy có tâm thức. Vì là báo thể của không định. Được mệnh danh là Vô sắc, vì nơi đây không có sắc uẩn chỉ có thọ, tưởng, hành, thức bốn ấm mà thôi. Cõi nầy do không có sắc pháp biểu hiện, nên không có phương sở đời quá khứ vị lai đều như thế, lý đã quyết định. Nhưng về phần dị thục sanh sai khác thì có bốn bậc:

  • Trời Không Vô Biên xứ.
  • Trời Thức Vô Biên xứ
  • Trời Vô Sở Hữu xứ.
  • Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ.

Bốn bậc nầy không phải có riêng xứ sở cao thấp, mà do nghiệp chúng sanh hơn kém khác nhau.

Sắc thân của chư Thiên

Nơi Dục giới, chư thiên trời Tứ Vương thân lượng cao nửa dặm, áo nặng nửa lượng. Chư thiên trời Đao Lợi cao một dặm, áo nặng sáu thù. Chư thiên trời Dạ Ma cao một dặm rưỡi, áo nặng ba thù. Chư thiên trời Đâu Suất cao hai dặm, áo nặng hai thù. Chư thiên trời Hóa Lạc cao hai dặm rưỡi, áo nặng một thù. Chư thiên trời Tha Hóa cao ba dặm, áo nặng nửa thù.

Ở Sắc giới, chư thiên trời Phạm Chúng thân lượng cao nửa do tuần. Trời Đại Phạm cao một do tuần rưỡi. Trời Thiểu Quang cao hai do tuần. Trời Vô Lượng Quang cao bốn do tuần. Trời Quang Âm cao tám do tuần. Trời Thiểu Tịnh cao 16 do tuần. Trời Vô Lượng Tịnh cao 32 do tuần. Trời Biến Tịnh cao 64 do tuần. Trời Vô Vân cao 125 do tuần. Trời Phước Sanh cao 250 do tuần.

Trời Quảng Quả cao 500 do tuần. Trời Vô Tưởng cao 500 do tuần. Trời Vô Phiền cao 1000 do tuần. Trời Vô Nhiệt cao 2000 tuần. Trời Thiện Kiến cao 4000 do tuần. Trời Thiện Hiện cao 8000 do tuần. Trời Sắc Cứu Cánh cao 16000 do tuần. Chư thiên cõi Sắc tuy không mặc y phục, song cũng như có mặc. Tuy không đội thiên quan, cũng như có đội, vì do thân quang chiếu hiện.

Chư thiên ở Vô sắc giới chỉ có định quả sắc, nên không có thân lượng.

Y phục của chư Thiên

Hỏi: “Y phục của chư Thiên thì thế nào?”

Đáp: “Chư Thiên trong sáu Trời của cõi Lục dục đều không mặc áo trời, du hành tự tại. Xem ra như mặc lớp hào quang sống động, không thể đem vải vóc thế gian so sánh. Y phục của chư Thiên cõi sắc giới, tuy gọi là thiên y, nhưng thật ra cũng như là hào quang. Càng biến chuyển, càng đẹp đẽ, không thể diễn tả nỗi.

Kinh Khởi Thế nói: “Trời Tứ thiên vương thân cao nữa do tuần, áo dài một do tuần, rộng nửa do tuần, nặng nửa lượng. Trời Tam thập tam, thân cao một do tuần, áo dài hai do tuần, rộng một do tuần, nặng nửa lượng. Trời Dạ ma thân cao hai do tuần, áo dài bốn do tuần, rộng hai do tuần, nặng nửa lượng một phần bốn. Trời Đâu suất thân cao bốn do tuần, áo dài tám do tuần, rộng bốn do tuần, nặng nửa lượng một phần tám.

Trời Hóa lạc thân cao tám do tuần, áo dài mười sáu do tuần, rộng tám do tuần, nặng nửa lượng một phần mười sáu. Trời Tha hóa tự tại thân cao mười sáu do tuần, áo dài ba mươi hai do tuần, rộng mười sáu do tuần, nặng nửa lượng một phần ba mươi hai.

*

Chư Thiên Ma thân, thân cao ba mươi hai do tuần, áo dài sáu mươi bốn do tuần, rộng ba mươi hai do tuần, nặng nửa lượng một phần sáu mươi bốn. Từ đây trở lên, các Trời khác có thân lượng cao thấp và y phục dài ngắn đều bằng nhau, không khác biệt”.

Kinh Khởi Thế còn nói: “Chư Thiên cõi Dục giới có nhiều loại áo quần trang nghiêm, không thể nói hết. Riêng hai Trời Hóa lạc và Tha hóa tự tại. Áo quần ăn mặc đều tùy theo ý muốn mà thành lớn nhỏ, trọng lượng cũng thế. Chư Thiên cõi Sắc giới, không mặc y phục cũng như có mặc, chẳng có gì khác biệt. Trên đầu tuy không có tướng Đỉnh kế nhưng cũng giống như có đội mão Trời. Không phân biệt nam nữ, chỉ có một hình dáng giống nhau”.

Kinh Trường A hàm nói: “Trời Đao lợi áo nặng một thù rưỡi. Trời Hóa lạc áo nặng một thù. Trời Tha hóa tự tại áo nặng nữa thù”. Luận Thuận Chánh Lý nói: “Thiên chúng cõi Sắc giới, khi sơ sinh, thể hình tròn trịa, áo quần đầy đủ”.

Hào quang của chư Thiên

Chư thiên ở Dục giới do tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thanh tịnh nên thân thường có ánh sáng rực rỡ. Chư thiên cõi Sắc do ly dục tu thiền định, nên nơi thân phát ra ánh sáng nhiệm mầu. Hơn cả ánh nhật, nguyệt và quang minh của thiên chúng cõi Dục. Ánh sáng đây là do tâm thanh tịnh mà có.

Chư thiên ở cõi Dục thân hình có bốn sắc: Biếc, hồng, vàng, trắng tươi sáng như ngọc. Thiên chúng ở đây khi mới hóa sanh, nếu thấy bích hoa hiện thì người sắc biếc, hồng, vàng, trắng cũng như thế.

Chư thiên ở cõi Sắc đa số thân hình có hai sắc: Huỳnh kim và bạch ngân. Nhưng cũng có số thiên chúng thân sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, vì do nhân tu về Biến xứ định.

Theo luận Trí Độ nói: “Phước báo của chư Thiên làm thân sinh ra hào quang. Nghĩa là thân của chư Thiên ở Dục giới thường phát hào quang, sánh kịp các loại đèn đuốc, minh châu. Nhờ các phép giữ giới, Thiền định được thanh tịnh. Nên thân có hào quang, không cần mặt trời mặt trăng soi sáng.

*

Chư Thiên ở Sắc giới hành Thiền lìa dục, tu tập được lửa Tam muội. Thân thường phát hào quang vi diệu, hơn cả mặt trời mặt trăng. Hơn cả chư Thiên lìa dục ở dục giới, được phước báo thân có hào quang. Nói tóm lại, chủ yếu, các hào quang này đều do tâm thanh tịnh mà có. Như các luận giải thích, trên mặt Phật thường có hào quang chiếu sáng, mỗi đạo dài hằng trượng. Hào quang ở thân chư Thiên rất lớn lao, dù đến vô lượng do tuần. Nhưng để bên hào quang hằng trượng trên mặt Phật thì lại bị che mất, không thấy hiện ra”.

Kinh Ưu bà di Tịnh hạnh nói rằng Phật bảo Tỳ kheo: “Như Lai có sáu loại hào quang. Là sáu loại nào? Một là hào quang xanh. Hai là hào quang vàng. Ba là hào quang đỏ. Bốn là hào quang trắng. Năm là hào quang hồng. Sáu là hào quang tím. Tất cả đều chiếu sáng. Đấy gọi là hào quang của Như Lai”.

*

Lại nữa, kinh Trường A hàm nói: “Phật bảo các Tỳ kheo: “Ánh sáng của đom đóm không bằng ánh sáng của đèn đuốc. Ánh sáng của đèn đuốc không bằng ánh sáng của đuốc lớn. Ánh sáng của đuốc lớn không bằng ánh sáng của đống lửa. Ánh sáng của đống lửa không bằng ánh sáng của bốn Thiên vương.

Ánh sáng của cung điện, y phục, hào quang trên thân của bốn Thiên vương gộp lại không bằng ánh sáng của Trời Tam thập tam. Lần lượt cho đến ánh sáng của Trời Sắc cứu cánh không bằng ánh sáng của Trời Tha hóa tự tại. Ánh sáng của Trời Tha hóa tự tại không bằng ánh sáng của Phật. Nếu đem gộp lại tất cả mọi chỗ ánh sáng ấy. Từ ánh sáng của đom đóm đến ánh sáng của Phật. Cũng không bằng được ánh sáng của Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

Thế nên, các Tỳ kheo muốn tìm ánh sáng, thì phải tìm ánh sáng của Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Vả lại, con người có bảy sắc. Là bảy sắc nào? Có người có sắc vàng của vàng, có người có sắc lửa, có người có sắc xanh, có người có sắc đỏ, có người có sắc đen. Đôi lúc chư Thiên và A tu la cũng có bảy sắc như thế”.

Tuổi thọ của chư Thiên

Tuổi thọ của chư Thiên ở cõi trời cũng có hơn kém tùy mỗi từng trời. Như về Dục giới, trời Tứ Vương thọ 500 tuổi. Một ngày đêm nơi đây bằng 50 năm cõi người.

Trời Đao Lợi thọ 1000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 100 năm cõi người.

Trời Dạ Ma thọ 2.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 200 năm cõi người.

Trời Đâu Suất thọ 4.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 400 năm cõi người.

Trời Hóa Lạc thọ 8.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 800 năm cõi người.

Trời Tha Hóa thọ 16.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 1600 năm cõi người.

Tuổi thọ của chư Thiên ở cõi Sắc thì lấy kiếp làm lượng. Như về Sơ thiền, trời Phạm Chúng thọ nửa trung kiếp. Trời Phạm Phụ thọ một trung kiếp. Trời Đại Phạm thọ một trung kiếp rưỡi.

Về Nhị thiền, trời Thiểu Quang thọ hai đại kiếp.Trời Vô Lượng Quang thọ bốn đại kiếp. Trời Quang Âm thọ tám đại kiếp.

Về Tam thiền, trời Thiểu Tịnh thọ 16 đại kiếp.Trời Vô Lượng Tịnh thọ 32 đại kiếp. Trời Biến Tịnh thọ 64 đại kiếp.

Về Tứ thiền, trời Vô Vân thọ 128 đại kiếp, cứ như thế tăng gấp đôi cho đến trời Sắc Cứu Cánh thọ 16.000 đại kiếp. Trong đây trừ Vô Tưởng thiên thọ lượng đồng với Quảng Quả Thiên.

Ở cõi Vô sắc, trời Không Vô Biên thọ 20.000 đại kiếp, cứ tăng gấp đôi cho đến trời Phi Phi Tưởng thọ 80.000 đại kiếp.

Cuộc sống của chư Thiên Thần

Vui khổ của chư Thiên thần

Chư thiên ở cõi Dục thọ dụng nhiều phần vui, ít phần khổ về sự suy não đọa lạc. Thiên chúng ở cõi Hóa Lạc tự biến ra lạc cảnh để làm vui. Thiên chúng ở cõi Tha-Hóa lấy hóa cảnh dục lạc của trời Hóa Lạc làm vui.

Ở Sắc giới từ Sơ thiền đến Tam thiền chư thiên lấy định cảnh làm vui, sự vui cùng cực duy ở cõi Tam thiền. Từ trời Tứ thiền cho đến cõi Vô sắc thì không có khổ lạc thọ.

Ăn uống của chư Thiên

Chư thiên ở Dục giới thọ dụng những trân vị như cam lộ, tô đà, cùng trăm món quí lạ khác, khi ăn vào liền tiêu hóa không có đại tiểu tiện. Còn các sự thọ dụng vi tế như những âm nhạc, xướng hát, du ngoạn, cung điện thất bảo… thì rất thù thắng nhiệm mầu. Tuy nhiên, chư thiên phước báo cũng có dày mỏng nên có vị thì sự thọ dụng đầy đủ, có vị sự thọ dụng lại không xứng tâm.

Như chư thiên ăn chung trong một bảo khí, vị phước đức bậc thượng thấy cơm sắc trắng, vị phước đức bậc trung thấy cơm sắc vàng, vị phước đức bậc hạ thấy cơm sắc đỏ, mùi vị cũng có thứ bậc ngon dở hơn kém.

Chư thiên ở Sắc giới thọ phần tư thực, dùng sự vui thiền định để nuôi dưỡng sắc thân.

Chư thiên ở cõi Vô sắc thì chỉ có thức thực.

Dục nhiễm của chư Thiên thần

Thiên chúng ở Dục giới khi gần gũi nhau, không có thứ bất tịnh ấy, duy nơi căn môn có hơi gió nhẹ thổi ra, dục niệm liền tiêu. Trời Tứ Vương và Đao Lợi sự giao hợp cũng như loài người. Trời Dạ Ma, nam nữ chỉ ôm nhau là dục niệm đã thỏa mãn. Trời Đâu Suất, hai bên nắm tay nhau dục niệm liền tiêu. Trời Hóa Lạc, chư thiên nam nữ chỉ chăm chú nhìn nhau cười, là dục sự đầy đủ. Trời Tha Hóa, chư thiên nam nữ chỉ liếc nhau là đã xong rồi dục sự.

Chư thiên cõi Sắc và Vô sắc đều tu phạm hạnh, không có dục nhiễm thọ dụng.

Chư Thiên cõi Lục dục và Thiên ma đều có hôn lễ, các Trời còn lại, đều không có chuyện hôn lễ, vì không có sự khác biệt về nam nữ. Người ở bốn châu, nếu mỗi lần muốn hành dục, thì hai vật âm dương cùng đến, chất dơ tiết ra. Tất cả các loại Rồng, chim Kim sí, nếu mỗi lần muốn hành dục, thì hai vật âm dương cùng đến, chỉ có làn khí tỏa ra, liền được khoái lạc, không có chất dơ.

*

Trời Tam thập tam, mỗi lần muốn hành dục, thì hai vật âm dương cùng đến, liền được khoái lạc, cũng tỏa ra làn khí, như các loài Rồng, chim Kim sí ở trước, không khác chút nào. Trời Dạ ma cùng nắm tay nhau thành ra hành dục. Trời Đâu suất đà cùng tưởng nhớ đến nhau thành ra hành dục. Trời Hóa lạc cùng nhìn nhau say đắm thành ra hành dục. Trời Tha hóa tự tại cùng tâm sự với nhau thành ra hành dục. Các Trời Ma thân cùng trông nhau thành ra hành dục. Tất cả đều được khoái lạc, thỏa nguyện chuyện dục”.

Hơn nữa, luận Lập Thế nói: “Trời Tứ thiên vương nếu đi hỏi Thiên nữ, khi nhà Thiên nữ hứa gã xong xuôi, mới được rước dâu, hoặc bán chác, hoặc trao đổi. Chư Thiên cõi Dục giới cũng đều như thế. Người Diêm phù đề và ba châu còn lại, các Trời Tứ thiên vương, Trời Đao lợi đều phải cùng nhau hòa hợp mới thành dục. Trời Dạ ma cùng ôm ấp nhau thành ra hành dục.

Trời Đâu suất cùng nắm tay nhau thành ra hành dục. Trời Hóa lạc cùng cười với nhau thành ra hành dục. Trời Tha hóa tự tại cùng nhìn nhau thành ra hành dục. Người Tây Cù da ni hưởng thụ khoái lạc nhiều gấp đôi người Diêm phù đề. Cứ thế, lần lượt lên đến Trời Tha hóa tự tại hưởng thụ khoái lạc nhiều gấp đôi Trời Hóa lạc.

Chư Thiên Thần có sinh con cái không

Người bốn châu còn lại đều có kẻ kén ăn, đều có kẻ mang thai, các Thiên nữ ở cõi Trời Tứ thiên vương không ăn rỡ, không mang thai, không sinh con, không ẳm con. Khi nam nữ sinh con, hoặc trên đầu gối, hoặc ở chỗ ngủ, đều có thể sinh được. Nếu sinh ở chỗ người nữ, Thiên nữ nghĩ rằng: “Đây là con ta”. Thiên nam cũng nói là: “Đây là con ta”. Thế là con của một cha một mẹ. Nếu sinh trên đầu gối, ở chỗ ngủ của người cha thì con chỉ có một cha, nhưng các thê thiếp khác đều được làm mẹ.

Cũng có người tu hành đến chết, không hành dục. Chuyện sinh con, hành dục của Trời Tứ thiên vương nhiều vô số lượng, nhưng cũng có người tu hành đến chết, không hành dục. Tất cả chư Thiên ở cõi Dục giới cũng đều như thế. Hết thảy người nữ đều lấy sự đụng chạm làm khoái lạc. Tất cả người nam, khi tiết ra chất dơ, đều lấy làm khoái lạc. Chư Thiên ở dục giới lấy việc tỏa ra chất khí làm khoái lạc”.

*

Lại nữa, luận Tân Bà sa nói: “Dẫn chứng lời Khế kinh bảo: “Lúc kiếp mới bắt đầu, người không có vật âm dương, hình tướng không khác nhau. Sau khi ăn vị đất, liền sinh ra vật âm dương, do đó mới có hình tướng nam nữ khác nhau. Vì cõi Sắc giới xa lìa Đoạn thực, nên không có hai vật âm dương”.

Có người bảo: “Hai vật âm dương, cõi Dục giới dùng đến, cõi Sắc giới không dùng. Thế nên, cõi Sắc giới ấy không có hai vật này. Hai căn mũi lưỡi, cõi Dục giới dùng đến, cõi Sắc giới không dùng. Thế nên, cõi Sắc giới ấy không có hai căn này”. Hỏi: “Thiên chúng ở sắc giới là nữ hay nam?”. Đáp: “Nên nói thế này: “Cõi ấy đều là nam. Tuy không có nam căn, nhưng tướng còn lại đều tướng trượng phu, lại thường xa lìa dục nhiễm, nên mới nói đều là nam”.

(Chư Thiên là gì – Theo Pháp uyển châu lâm)

Tuệ Tâm 2020.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *