Thu hút và kết nối với khách hàng là mục tiêu chính của hầu hết các doanh nghiệp. Trong đó, Engagement Marketing (hay Tiếp thị gắn kết) là một trong những cách hiệu quả để kết nối với khách hàng thông qua việc tạo ra những tương tác có ý nghĩa.
Bạn đang đọc: Engagement Marketing là gì? 5 Loại Engagement phổ biến mà bạn không thể bỏ qua
Trong bài viết này, ISB Insight sẽ chia sẻ mọi thứ bạn cần biết về Engagement Marketing là gì cũng như là những loại tương tác (engagement) phổ biến và những lợi ích nó có thể mang lại cho bạn.
Engagement Marketing là gì?
Engagement Marketing (Tiếp thị tương tác) là quá trình chuyển từ trạng thái tương tác một chiều sang tương tác hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng mục tiêu bằng các nội dung hấp dẫn để nhằm tạo ra các tương tác có ý nghĩa.
Đây một loại hình Marketing mà bạn khuyến khích hoặc dẫn dắt khách hàng tham gia vào trải nghiệm thương hiệu.
5 Loại gắn kết (Engagement) phổ biến
Một trong những điều tuyệt vời của Engagement Marketing là có rất nhiều chiến lược khác nhau mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để thu hút khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, Engagement Marketing còn có tính linh hoạt cao, nó cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược để phù hợp với bản sắc thương hiệu và những gì khách hàng của họ phản hồi.
1. Active Engagement: Loại gắn kết này tập trung vào việc thu hút người tiêu dùng tương tác tích cực với một hoặc nhiều kênh của bạn. Ví dụ, khi bạn yêu cầu khách hàng cung cấp phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm hoặc chia sẻ sản phẩm mẫu cùng với bạn bè.
Đối với loại hình gắn kết này này, bạn cần phải giải thích chính xác những gì bạn muốn khách hàng của bạn làm.
2. Ethical Engagement: Người tiêu dùng quan tâm rất nhiều về đạo đức thương hiệu. 73% Millennials (những khách hàng nằm trong độ tuổi 18 – 34) sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các thương hiệu có hoạt động kinh doanh có đạo đức và bền vững.
Về cơ bản, Ethical Engagement là việc thể hiện cam kết của bạn với khách hàng, nhân viên và cộng đồng. Cụ thể, tổ chức gây quỹ, khuyến khích cân bằng giữa cuộc sống và công việc cho nhân viên và tập trung vào các hoạt động đạo đức đều khiến khách hàng muốn gắn kết với thương hiệu của bạn nhiều hơn.
3. Contextual Engagement: Đây là một loại gắn kết mà các doanh nghiệp có thể theo dõi thông qua các phân tích về hành vi của người tiêu dùng.
Thông tin được rút ra thường được sử dụng để tạo nội dung và thiết kế nhằm thu hút đối tượng khách hàng này. Ví dụ, bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng thông báo đẩy về một mặt hàng bổ sung cho sản phẩm mua gần đây của họ.
4. Convenient Engagement: Nói một cách đơn giản, khách hàng mua nhiều hơn và tương tác nhiều hơn khi nó làm cho họ cảm thấy thuận tiện hay tiện lợi nhất.
Nút Dash của Amazon là một ví dụ điển hình, nó được thiết kế để giúp Amazon – người đi đầu trong lĩnh vực mua sắm – bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và dễ dàng khi chỉ cần nhấn nút Dash khi họ muốn mua lại.
5. Emotional Engagement: Cảm xúc là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động Marketing. Nó giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và đáng nhớ trong lòng khách hàng của bạn và tạo ra động lực mua sắm.
Do đó, sự gắn kết về mặt cảm xúc là quá trình xây dựng và củng cố các mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tặng một đôi vớ cho mỗi đôi giày khách hàng mua.
Lợi ích của Engagement Marketing
Bởi vì Engagement Marketing có thể đòi hỏi một quá trình lâu dài để có thể nhìn thấy được kết quả, nên nhiều người vẫn còn hoài nghi về độ hiệu quả của nó.
Tuy nhiên, số liệu thống kê đã chứng minh tương tác hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng thực sự mang lại giá trị rất lớn cho cả hai phía.
Một nghiên cứu cho thấy rằng có đến 74% khách hàng có khả năng mua một sản phẩm đang được quảng bá với Engagement Marketing cao hơn là các loại hình tiếp thị khác.
Trong một nghiên cứu khác, tiếp thị liên kết chiếm 50-80% trong hầu hết tất cả các hoạt động truyền miệng.
Khi khách hàng càng cảm thấy gắn bó với thương hiệu của bạn, họ sẽ càng có khả năng nói hoặc kể với bạn bè và gia đình về thương hiệu. Họ cũng có thể trở thành những người ủng hộ thương hiệu sớm và thường xuyên hơn.
Lời kết
Engagement Marketing có thể tốn rất nhiều công sức, đặc biệt là trong khi bạn đang trong giai đoạn đầu phát triển ý tưởng và hoạt động cho chiến dịch tiếp thị thương hiệu tới đối tượng khách hàng của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ bất ngờ vì kết quả nhận được đó.
>>>>>Xem thêm: Vỡ nợ không còn khả năng trả thì xử lý như thế nào?