Tín chỉ các-bon
Khái niệm
Bạn đang đọc: Tín chỉ các-bon (Carbon Credit) là gì? Ví dụ về tín chỉ các-bon
Tín chỉ các-bon trong tiếng Anh là Carbon Credit.
Tín chỉ các-bon là giấy phép hoặc giấy chứng nhận cho phép chủ sở hữu nó, ví dụ như công ty, phát thải khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Mỗi tín chỉ giới hạn lượng phát thải đến một tấn CO2. Mục tiêu cuối cùng của tín chỉ các-bon là giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.
Tín chỉ các-bon về bản chất là giấy phép do chính phủ hoặc cơ quan quản lí khác cấp, cho phép chủ sở hữu của nó đốt một lượng nhiên liệu hydrocacbon xác định trong một khoảng thời gian được qui định.
Mỗi tín chỉ các-bon có giá trị tương đương với một tấn nhiên liệu hydrocacbon. Các công ty hoặc quốc gia được phân bổ một lượng tín chỉ nhất định và có thể giao dịch chúng để giúp cân bằng tổng lượng khí thải trên toàn thế giới. Liên Hợp Quốc lưu ý, “Vì CO2 là khí nhà kính chính” nên “mọi người gọi đơn giản là kinh doanh các-bon.”
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc đã phát triển một đề xuất tín dụng các-bon thành một cơ chế định hướng thị trường để làm giảm lượng khí thải các-bon trên toàn thế giới.
Một thỏa thuận năm 1997 được gọi là Nghị định thư Kyoto đặt ra các mục tiêu giảm phát thải ràng buộc cho các quốc gia đã kí kết, bắt đầu có hiệu lực vào năm 2005. Một thỏa thuận khác là Hiệp định Marrakesh nêu ra các qui tắc về cách thức thực hiện hệ thống.
Các quốc gia được khuyến khích đạt được mục tiêu của họ thông qua cơ chế giao dịch khí phát thải.
Thời hạn cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto đã kết thúc vào năm 2012 và giao thức này đã được sửa đổi vào năm đó trong một thỏa thuận được gọi là Sửa đổi Doha, nhưng vẫn chưa được thông qua. Trong khi đó, hơn 170 quốc gia đã kífa kết Thỏa thuận Paris 2015, cũng đưa ra các tiêu chuẩn khí thải và cho phép giao dịch khí thải.
Ví dụ về tín chỉ các-bon
Theo chương trình mua bán phát thải, một công ty có lượng phát thải thực thấp hơn mức giới hạn của nó có thể bán phần tín chỉ chưa dùng cho một công ty khác phát thải vượt quá mức giới hạn.
Ví dụ, giả sử công ty A có giới hạn 10 tấn nhưng tạo ra 12 tấn khí thải. Công ty B cũng có giới hạn phát thải 10 tấn nhưng chỉ phát thải 8 tấn, dẫn đến dư thừa 2 tín chỉ. Công ty A có thể mua các tín chỉ bổ sung từ công ty B để tuân thủ các qui định về môi trường.
Nếu không mua các tín chỉ các-bon đó, công ty A sẽ phải đối mặt với các hình phạt. Tuy nhiên, nếu giá của các tín chỉ vượt quá mức phạt của chính phủ, một số công ty có thể lựa chọn chấp nhận các hình phạt và tiếp tục hoạt động bình thường.
Bằng cách tăng tiền phạt, các cơ quan quản lí có thể làm cho việc mua bán tín chỉ trở nên hấp dẫn hơn. Họ cũng có thể giảm số tín chỉ phát hành mỗi năm, làm cho tín chỉ có giá trị hơn trong thị trường mua bán phát thải và tạo ra động lực cho các công ty đầu tư vào công nghệ sạch khi nó trở nên rẻ hơn so với việc mua tín chỉ các-bon hoặc nộp tiền phạt.
(Theo investopedia)
>>>>>Xem thêm: ETrade Việt Nam là gì? Lừa đảo hay không?