Cơ quan thuộc Chính phủ là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, việc hiểu về cơ quan này hiện nay đối với người dân nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vậy, cơ quan thuộc Chính phủ là gì? Cơ cấu tổ chức, chức năng các cơ qun thuộc Chính phủ? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ;
- Nghị định 47/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2016/NĐ-CP.
1. Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Cơ quan thuộc chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và hoạt động. Các cơ quan thuộc Chính phủ bao gồm: Các cơ quan thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước, các cơ quan hoạt động sự nghiệp nhằm phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, những công việc thuộc chức năng phục vụ nhiệm vụ, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
Hiện nay theo cấu trúc bộ máy nước ta sẽ gồm có 08 cơ quan thuộc chính phủ như sau:
- Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Thông tấn xã Việt Nam;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh
Cơ quan thuộc Chính phủ được dịch sang tiếng Anh như sau: Government agencies
Khái niệm về cơ quan thuộc chính phủ dịch sang tiếng anh như sau:
Government agency is an agency established by the Government, which regulates tasks, powers, organizational structure and operation. Governmental agencies include: Agencies performing a number of state management tasks and powers, non-business agencies to serve the Government’s state management tasks, and jobs belonging to the Government. functions serving important tasks and characteristics that the Government must directly direct.
3. Cơ cấu tổ chức, chức năng các cơ quan thuộc Chính phủ
Thứ nhất, vị trí và chức năng
- Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
- Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy những cơ quan này chủ yếu được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của cấp có thẩm quyền và không có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chuyên môn nào đó, cũng không có chức năng ban hành văn bản pháp luật hay có quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Nhiệm vụ chính là thực hiện những công tác thông tin, truyền tải nội dung của nhà nước đến với người dân, hoặc thực hiện nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm, kiểm duyệt và trình lên cơ quan có thẩm quyền…Tất cả các hoạt động này đều phải được sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền ở trên, khi cần thực hiện một dự án khoa học, hay thông tin tin tức quan trọng của quốc gia…
Thứ hai, cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức thuộc Chính phủ bao gồm:
+ Ban;
+ Văn phòng;
+ Tổ chức sự nghiệp trực thuộc (nếu có).
- Ban hoạt động theo chế độ thủ trưởng, không có con dấu riêng. Chỉ thành lập Ban khi khối lượng công việc cần phải bố trí từ 15 người làm việc là công chức, viên chức trở lên.
- Văn phòng có con dấu riêng.
- Ban và Văn phòng được thành lập phòng hoặc tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là phòng). Số lượng phòng thuộc Ban, Văn phòng được quy định cụ thể tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu tổ chức trực thuộc có tên gọi khác, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
– Số lượng cấp phó của các tổ chức, đơn vị quy định như sau:
+ Ban và Văn phòng có từ 15 đến 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên có từ 20 người làm việc là công chức, viên chức trở xuống được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, số lượng cấp phó thực hiện theo Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Tiêu chí thành lập phòng thuộc Ban, Văn phòng
+ Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có nhiều mảng công tác và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý;
+ Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu của phòng bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động theo cơ chế tự chủ.
- Số lượng cấp phó của phòng thuộc Ban, Văn phòng
Phòng có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng, có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Việc phân bổ số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ quan đơn vị thuộc Chính phủ phải phù hợp với tính chất và số lượng công việc được giao. Số lượng chất dang quản lý cũng sẽ được trình lên cơ quan quản lý để phê duyệt và phân bổ số lượng phù hợp, tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí ngân sách nhà nước và tạo điều kiện cho những đối tượng có cơ hội lợi dụng chức quyền đưa người thân cận và đảm nhiệm những công việc không cần thiết.
4. Một số nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng của cơ quan thuộc Chính phủ
Thứ nhất, về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng của cơ quan; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt. Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng các chương trình tuyên tuyền có sự hợp tác của doanh nghiệp nước ngoài; hoặc của chính phủ nước ngoài…
Ví dụ như: Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chiến lược giải quyết, hỗ trợ người dân chi trả các khoản bảo hiểm thất nghiệp tại nhà trong thời gian cách ly tại nhà, giãn cách xã hội; Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát minh ra ứng dụng phát hiện người có khả năng nhiễm virut Corona; Thông báo, tổng kê số lượng về tình hình dịch bệnh lên các kênh truyền thông quốc gia để người dân nắm được tình hình dịch trong và ngoài nước…
Thứ hai, về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao:
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chí chất lượng và cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
- Công bố tiêu chuẩn cơ sở; ban hành quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế – kỹ thuật để triển khai các dịch vụ công được Chính phủ giao. Một số dịch vụ công sẽ được hướng dẫn tại các cổng thông tin thuộc quốc gia hoặc tỉnh, thành phố hoặc thông tin cho người dân những nội dung liên quan đến kinh doanh, đất đai, bảo hiểm…
- Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên thì hiện nay chúng ta sẽ thấy tại Bộ phận một cửa của các cấp chính quyền sẽ có một ứng dụng cho phép công nhân đánh giá chất lượng dịch vụ công đối với lĩnh vực của mình, chỉ cần vài thao tác đơn giản như nhập số điện thoại, họ và tên thì bạn đã đánh giá dịch vụ bằng cách đánh sao trên ứng dụng này. Đây được xem là một ứng dụng công khai giúp theo dõi được chất lượng dịch vụ công tại các bộ phận tiếp và làm việc trực tiếp với công nhân mang lại nhiều hiệu quả.
Thứ ba, về hợp tác quốc tế:
- Đề xuất việc ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế, tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật. Các hoạt động liên quan đến như các dự án đầu tư của doanh nghiệp được tạm dừng do tình hình dịch bệnh, miễn, hoặc tăng thuế xuất nhập khẩu, quy định về thời gian, địa điểm neo đậu tàu thuyền…
- Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
- Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật như cho phép tàu hàng hải quốc tế được vào cửa biển nội địa, các lĩnh vực liên quan đến xuất, nhập khẩu lao động,…
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, tại nước ta có khá nhiều chương trình, dự án quốc tế được tài trợ như Chương trình dự bị đi học sau đại học ở nước ngoài, Cung cầu thủy sản ở Châu Á, Phát triển cây ngô để giúp nông dân nghèo vùng Châu Á, Thị trường thịt chuột ở ĐBSCL…
- Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, về chế độ thông tin, báo cáo
- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao;
- Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
.Ví dụ: Thông tin cho người dân những quy định mới liên quan đến mức xử phạt khi vi phạm một số hoạt động giao thông theo quy định mới, việc tuần tra trên các nẻo đường của cơ quan công an…
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về cơ quan thuộc Chính phủ là gì và cơ cấu tổ chức, chức năng các cơ quan thuộc Chính phủ. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.