Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp trên toàn cầu lên đến 73,7%. Trong đó, có khoảng 30,6% người bị viêm amidan. Bệnh thường tái lại nhiều lần và rất dễ gây biến chứng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm amidan là gì?
Amidan được xem là tấm “áo giáp” bảo vệ hệ hô hấp: vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm, gây tổn thương đến hệ hô hấp vừa sản sinh miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, vì là lớp chắn đầu tiên nên bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và virus. Và, khi có quá nhiều sự tấn công từ tác nhân gây hại, amidan bị suy yếu, dễ rơi vào tình trạng sưng và viêm.
Amidan là tổ chức lympho phía sau cổ họng, cấu tạo đặc thù có nhiều khe, hốc nhỏ nên vô tình trở thành nơi lưu trú của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, Việt Nam với đặc điểm khí hậu nóng ẩm càng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Điều này lý giải cho tình trạng nhiều người bị viêm amidan tái lại nhiều lần trong năm.
Ngoài ra, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ và người già suy giảm càng tạo cơ hội để virus và vi khuẩn tấn công. Vì thế, đây là nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.
-
Chức năng
Amidan là khu vực sản xuất kháng thể IgG và là hàng rào miễn dịch đặc hiệu cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, amidan lại suy giảm khả năng hoạt động.
Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, amidan hoạt động như một bộ lọc, bảo vệ cơ thể và hệ thống mũi họng khỏi những tác nhân gây hại. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần dẫn đến nguy cơ mắc các hội chứng nguy hiểm như áp xe phúc mạc, ngừng thở khi ngủ… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể. (1)
Triệu chứng viêm amidan
Biểu hiện của viêm amidan là tình trạng viêm tấy và sưng đỏ. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh cảm thấy khó thở bằng miệng. Theo đó, các dấu hiệu viêm amidan bao gồm:
- Đau cổ họng
- Amidan sưng đỏ
- Xuất hiện lớp dịch phủ màu trắng hoặc vàng
- Xuất hiện vết phồng rộp hoặc vết loét đau rát trên cổ họng
- Đau đầu
- Ăn mất ngon
- Đau tai
- Khó nuốt
- Sưng hạch ở cổ hoặc hàm
- Sốt và ớn lạnh
- Hôi miệng
- Giọng nói khó nghe hoặc nghẹt thở
- Cổ cứng
Đối với trẻ em, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:
- Bụng khó chịu
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Chảy nước dãi
- Biếng ăn
Được xem là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Thực tế, trẻ nào cũng có thể bị viêm họng amidan ít nhất một lần trong đời.
Nếu các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày được gọi là viêm amidan cấp tính. Tình trạng viêm tái phát nhiều lần trong năm được xem là viêm amidan mãn tính. (2)
Nguyên nhân gây viêm amidan
sentayho.com.vn Lê Minh Kỳ, Phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh cho biết, ở người lớn nguyên nhân gây viêm amidan do hệ miễn dịch suy giảm dễ bị các yếu tố bất lợi như vi khuẩn (Streptococcal…), virus (cúm, Parainfluenza, herpes simplex, Epstein-Barr…) tấn công. Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia, thuốc lá gia tăng cũng khiến tình trạng viêm amidan ở người lớn tăng cao.
Những yếu tố như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, ô nhiễm môi trường, khói bụi độc hại; người bệnh có tiền sử mắc các bệnh viêm VA, viêm xoang, viêm răng… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm là:
- Đã từng mắc các bệnh đường hô hấp hay các bệnh truyền nhiễm như ho gà, sởi…
- Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ
- Có dị tật ở cổ họng hay amidan
- Môi trường ô nhiễm (khói bụi, vệ sinh không kỹ…)
- Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc sản phẩm đông lạnh (như kem, đá…)
- Thời tiết thay đổi đột ngột
Đối tượng mắc bệnh
Viêm amidan có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh về đường hô hấp, các bệnh liên quan đến đường thở như viêm mũi, viêm xoang… Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh dễ tái phát, dẫn đến tình trạng mãn tính.
Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng là nhóm có nguy cơ cao vì:
- Trẻ thường bị viêm amidan do vi khuẩn, thường gặp nhất ở trẻ từ 5 – 15 tuổi.
- Trẻ trong độ tuổi đi học thường tiếp xúc gần với bạn bè trong trường lớp, rất dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây viêm amidan.
Biện pháp chẩn đoán viêm amidan
1. Khám lâm sàng
Chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng cổ họng của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể lấy dịch cổ họng bằng cách dùng dụng cụ lấy dịch ngoáy nhẹ vào cổ họng người bệnh. Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.(4)
2. Xét nghiệm
Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng là do virus hay vi khuẩn. Từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Phân loại bệnh viêm amidan
1. Viêm amidan cấp tính
Dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm amidan cấp tính là tình trạng cơ thể sốt 39-40 độ C, cảm giác khô rát họng và đau khi nuốt hoặc ho. Các triệu chứng tiếp theo có thể xuất hiện như lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và sưng; toàn thân mệt mỏi, chán ăn và có dấu hiệu tiểu ít, táo bón.
2. Viêm amidan mãn tính
Nếu tình trạng này tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới viêm amidan mãn tính với những biểu hiện giống với viêm cấp tính nhưng có kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Miệng có mùi hôi
- Sốt tái lại nhiều lần
- Cảm giác vướng víu nơi cổ họng khi nuốt thức ăn hoặc uống nước
- Thể trạng kém, yếu ớt và có thể sốt khi về chiều
- Ho khan từng cơn, khạc nhổ có đờm và thường có những cơn ho kéo dài
- Giọng nói thay đổi do ho nhiều gây đau họng, rát cổ họng
- Thở khò khè, người lớn ngủ ngáy, trẻ em có thể gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ
Viêm amidan mãn tính cũng có thể gây ra sỏi amidan. Nguyên nhân là do các mảnh vật chất như tế bào chết, nước bọt và thức ăn tích tụ trong các kẽ của amidan. Một thời gian sau, các mảnh vụn có thể đông cứng lại thành những viên sỏi nhỏ. Chúng có thể tự bong, hoặc cần các thủ thuật y tế để lấy ra.
3. Viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát có nguồn cơn từ viêm amidan mãn tính. Các tác nhân gây bệnh có sẵn trong amidan chỉ chờ thời cơ là chuyển qua giai đoạn quá phát. Khi bước sang giai đoạn này, người bệnh thường bị sốt, đau họng, sưng amidan. Các triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính nhưng sẽ kéo dài hơn. Viêm amidan quá phát xảy ra khoảng 4 lần mỗi năm.
Phương pháp điều trị viêm amidan
Có rất nhiều phương pháp điều trị, chữa viêm amidan như:(5)
1. Điều trị nội khoa (dùng thuốc…)
Nếu xác định nguyên nhân viêm do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Điều này giúp ngăn tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Thậm chí, nguy cơ cao sẽ bị sốt thấp khớp và viêm thận nghiêm trọng nếu không tuân theo liều dùng của bác sĩ.
2. Áp dụng các bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian giúp làm giảm triệu chứng, nhanh hồi phục:
-
- Súc miệng với nước muối: Thực hiện súc miệng ở tư thế ngửa mặt lên, đầu ngửa về phía sau, khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với cổ họng và amidan. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
-
- Súc miệng bằng nước ép hành: Nguyên liệu: một củ hành, một ly nước ấm. Hành bóc vỏ, rửa sạch và ép lấy nước. Pha nước ép hành vào ly cốc nước ấm. Khuấy đều. Súc miệng cùng hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
-
- Gừng và mật ong: Nguyên liệu: mật ong và 2 củ gừng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, giã dập hoặc cắt thành lát rồi cho vào chén. Đổ mật ong vào để ngâm. Mỗi ngày, bạn ngậm gừng mật ong nhiều lần cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn.
3. Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)
Sau tất cả các giải pháp trên, phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp tối ưu để điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan.
Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như:
- Khó thở khi ngủ
- Thở khó khăn
- Khó nuốt
- Áp xe không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh
Cũng theo sentayho.com.vn Lê Minh Kỳ, viêm amidan là bệnh lý thường gặp và có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đến thăm khám để được chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm trong vùng hầu họng, cải thiện sức khỏe và hạn chế các bệnh về đường hô hấp.
Tuy nhiên, phẫu thuật cắt amidan không được chỉ định với những đối tượng:
- Bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…)
- Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ
- Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định
- Người ở vùng đang có bệnh dịch
- Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…
Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang triển khai công nghệ Plasma trong điều trị những bệnh lý về cắt amidan. Kỹ thuật tiên tiến này được giới chuyên môn ưu tiên áp dụng vì 5 lý do:
- Thời gian phẫu thuật nhanh chóng
- Dao Plasma có khả năng cắt, đốt và cầm máu đồng thời ngay trong khi mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu
- Hạn chế tổn thương các mô xung quanh nhờ sóng năng lượng phá hủy các mô bị viêm với nhiệt độ phù hợp, không gây bỏng
- Không biến chứng
- Ít đau đớn, bệnh nhân có thể xuất viện trong vòng 24 giờ sau cắt amidan, hồi phục sức khỏe nhanh chóng
Hơn nữa, cấu tạo lưỡi dao phẫu thuật mỏng, dẹt, đầu dò thông minh cùng optic nội soi điện tử cho phép phẫu thuật viên tiếp cận chính xác các khu vực viêm nhiễm cần loại bỏ và hạn chế tối đa việc làm tổn thương các mô lân cận, giảm bớt tình trạng viêm tái lại nhiều lần.
Biến chứng của viêm amidan
Tình trạng viêm amidan kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mà còn kèm theo nhiều hệ lụy.(3)
1. Biến chứng tại chỗ
Trường hợp amidan bị viêm hoặc sưng xảy ra thường xuyên có thể gây ra các biến chứng nặng hơn như:
- Khó thở
- Ngưng thở khi ngủ
- Nhiễm trùng lan sâu vào mô xung quanh (viêm mô tế bào quanh amidan)
- Nhiễm trùng gây tụ mủ sau amidan (áp xe phúc mạc)
- Viêm amidan hốc mủ
2. Biến chứng kế cận
Người bệnh có nguy cơ cao bị viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch, viêm thanh khí phế quản.
3. Biến chứng toàn thân
Nếu viêm amidan do liên cầu nhóm A hoặc một chủng vi khuẩn liên cầu khác không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ mắc các biến chứng như sốt thấp khớp, viêm cầu thận…
Các phòng ngừa viêm amidan
1. Đối với trẻ em
Ngoài việc đưa trẻ đi khám khi những dấu hiệu viêm amidan xuất hiện, phối hợp điều trị với bác sĩ, cha mẹ còn cần phải chăm sóc trẻ đúng cách:
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho trẻ, bao gồm: trái cây (dâu tây, các loại quả mọng…), rau xanh (bông cải xanh, rau bina và cà rốt) và các loại vitamin (vitamin C, E, A) làm giảm tình trạng viêm, khó thở ở trẻ.
- Nhắc trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để vệ sinh họng, miệng cho trẻ
- Giữ gìn phòng ốc, khu vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ
- Nhắc trẻ uống nhiều nước (gồm nước trái cây) để bù nước cho cơ thể do sốt, đồng thời giảm tình trạng viêm, khô họng
- Tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định và liệu trình của bác sĩ, tránh viêm amidan tái phát gây nhiều biến chứng không mong muốn.
2. Đối với người lớn
Bệnh viêm amidan rất dễ tái phát, nhất là gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, người lớn có tiền sử mắc các bệnh hô hấp hay thường xuyên hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Do đó, mỗi người cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình bằng những biện pháp sau:
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
- Uống nhiều nước
- Sử dụng thức ăn mềm nếu cảm thấy đau khi nuốt
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
- Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm, thức uống khiến tình trạng tổn thương vùng họng thêm nặng như thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, thức uống quá lạnh,…
- Tránh các chất kích thích không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng vùng họng như thuốc lá, nước uống có gas, cà phê,…
- Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm
- Hạn chế nói to, nói nhiều tránh những tổn thương đến họng
- Giữ ấm vùng họng khi thời tiết thay đổi
- Sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học (tăng cường thu nạp các dưỡng chất giàu vitamin, rau củ quả, khoáng chất,…) nhằm tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
- Tăng cường việc luyện tập thể thao, duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng
Các thắc mắc về bệnh viêm amidan
1. Khi nào nên cắt amidan?
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu tất cả các biện pháp như uống thuốc tây, các bài thuốc dân gian không hiệu quả, kết hợp với yếu tố bệnh ngày càng trở nặng và lặp lại nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan. Do đó, cắt amidan là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các cách thức điều trị khác.
2. Viêm amidan có lây không?
Tình trạng viêm amidan xảy ra khi bộ phận này bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Bản thân bệnh không có tính lây lan nhưng các virus và vi khuẩn gây bệnh có thể lây từ người bị bệnh sang người bình thường thông qua nhiều con đường khác nhau, đặc biệt khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Do đó, chúng ta cần ngăn chặn đường lây của bệnh bằng các biện pháp đơn giản mà hiệu quả như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cảm, bổ sung vitamin, tăng cường tập luyện thể thao…
>>>>>Xem thêm: KHÁM PHÁ GIỐNG CAM MẬT ĐỘC ĐÁO MIỀN TÂY – VinFruits