Quản trị dự án: Tìm hiểu về cấu trúc và cách xây dựng một Product Roadmap hiệu quả – Phần 1 | TIGO Software Solutions

-Những thay đổi về nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng trong và sau đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp phải linh hoạt điều chỉnh sản phẩm của mình. Một trong những công cụ được sử dụng phổ biến cho quá trình này là Product Roadmap. Cấu trúc của nó bao gồm những thành tố cần thiết cho quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm.

Xem thêm: Product roadmap là gì?

Product Roadmap là kế hoạch mang tính chiến lược (strategic) – là đầu nguồn cho các kế hoạch tác chiến sau này, bao gồm Tactical Backlog.

Product Backlog theo phương pháp Scrum là một danh sách các tính năng đã được sắp thứ tự ưu tiên, chứa các mô tả ngắn của các chức năng mong muốn của sản phẩm.

Bài viết này xin giới thiệu tới các bạn cấu trúc của một Product Roadmap, cũng như các bước cần thiết để xây dựng một Product Roadmap hiệu quả.

1. Product Roadmap là gì?

“Đội ngũ phát triển sản phẩm nên làm gì ngày hôm nay đây?” Câu trả lời thường ở trên chính Product Roadmap – Lộ trình sản phẩm. Đó là một lộ trình bao gồm danh sách các tính năng, ý tưởng, những công việc cần phải làm, từ các dự án nhỏ đến dự án quan trọng và cả những nỗ lực cần phải đạt được. Tất nhiên là tất cả đều phải có thời hạn hoàn thành. Vì thế, mọi người có thể thực hiện công việc của mình theo Lộ trình Sản phẩm và không phải lo lắng điều gì cần làm tiếp theo. Lộ trình sản phẩm là một công cụ mạnh mẽ để mô tả làm thế nào một sản phẩm có thể được phát triển, gắn kết các bên liên quan, và có được một ngân sách cho việc phát triển sản phẩm.

Một lộ trình sản phẩm hiệu quả là cần thiết cho bất kỳ dự án phát triển phần mềm nào. Product Roadmap giúp Product Manager xác định quỹ đạo của một sản phẩm, truyền đạt tiến độ tới bên liên quan, dự kiến những thay đổi về ngân sách… Đó cũng là nơi chiến lược và chiến thuật kết hợp giúp sản phẩm được xây dựng tốt hơn.

Chính vì vậy, Lộ trình Sản phẩm có thể được định nghĩa như sau: Lộ trình Sản phẩm (Product roadmap) là danh sách tính năng và dự án được ưu tiên có thời hạn kết thúc nhất định.

2. Cấu trúc của một Product Roadmap

  • OBJECTIVES

Objective là mục đích hướng tới của sản phẩm. Sản phẩm dù có hoàn hảo, có đầy đủ tính năng, nhưng không trúng Objective thì dự án đó là thất bại. Thí dụ bạn phát triển một sản phẩm quản lý chung cư giúp cư dân hài lòng hơn khi tăng hiệu quả quy trình xử lý khiếu nại, phản hồi… Tuy nhiên sản phẩm đó được chào bán cho ban quản lý, cư dân không phải đối tượng mua sản phẩm. Đương nhiên ban quản lý không “dại” gì bỏ tiền mua sản phẩm không có lợi ích cho họ. Nếu muốn tiếp cận đối tượng chủ đầu tư bỏ tiền mua sản phẩm này, bạn phải thiết kế sản phẩm sao cho các tính năng đem lại lợi ích cho họ hơn là lợi ích cho cư dân. Nếu cư dân cũng có lợi ích mà có tác động đến lợi ích của ban quản lý thì đó là lợi ích kép – cả 2 bên cùng có lợi và về lâu dài, uy tín của tòa nhà được nâng cao dẫn đến căn hộ bán có giá hơn, khách hàng tìm đến đông hơn…

  • PRODUCT

Không kể sản phẩm của bạn là phần mềm, phần cứng, hay các thiết bị công nghệ hoặc phi công nghệ, phần này là nơi để bạn miêu tả chính xác sản phẩm mà công ty bạn mang lại là gì.

  • THEME

Trong Project Management, Theme là mục tiêu chiến lược cấp cao và bao quát nhất. Bạn sẽ sử dụng các phần khác của Product Roadmap như Epic và Feature để minh họa chính xác các bước mà bạn cần làm cho mỗi chủ đề.

Một số thí dụ về Theme:

– Cải thiện trải nghiệm mua hàng trực tuyến – Tự động hóa các quy trình lặp trong công việc hàng ngày của nhân viên Back-office. …

  • EPICS

Sau khi thiết lập ra được những chủ đề rộng cho các bước riêng lẻ cần thực hiện, thì Epics là nhóm cụ thể nhất sau mỗi chủ đề. Hãy nghĩ về Epics như một công cụ tổ chức: Epic là một nhóm các Feature hay User story có liên quan với nhau. Bạn sẽ có nhiều Epic đơn lẻ trong mỗi chủ đề và nhiều câu chuyện đơn lẻ hoặc Feature trong từng Epic.

  • STORY

Story là một nhóm các bước cụ thể mà bạn sẽ cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu của mình hay trong Product Management còn gọi là Theme. Đây là một trong những phần chi tiết nhất trong Product Roadmap của bạn, là nơi để bạn phác thảo chính xác nhất những gì mình sẽ cần phải làm.

  • FEATURE

Feature, hay còn được xem là các nghĩa vụ. Features là các yếu tố cụ thể sẽ đưa bạn đến với Theme mà mình đặt ra. Nếu bạn đi theo định dạng từ trên xuống khi thiết kế một Product Roadmap, thì công việc của bạn ở các bước trước sẽ phải hướng dẫn rõ ràng được cho bạn về các Feature mà mình cần tạo.

  • TIMELINE

Một timeline rõ ràng chính là chìa khóa cốt lõi cho cả Product Roadmap. Không kể timeline đấy bao gồm một vài tuần hay cả một thập kỷ tất cả đều phụ thuộc vào sản phẩm và mục tiêu mà bạn đề ra.

  • MILESTONE

Thiết lập và thông báo mỗi khi cả nhóm đạt được một Milestone cụ thể là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng bạn không chỉ đang đi đúng lộ trình, mà bản Product Roadmap vẫn tiếp tục là một tài liệu vô cùng hữu ích.

Xem tiếp phần 2: https://tigosoftware.com/vi/quan-tri-du-tim-hieu-ve-cau-truc-va-cach-xay-dung-mot-product-roadmap-hieu-qua-phan-2

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *