Để làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, các bạn cần nắm vững rất nhiều kiến thức như cách lập luận chứng minh, cách phân tích và tổng hợp… Một trong những kiến thức quan trọng nhất là hiểu rõ luận điểm là gì? luận cứ là gì?. Hãy cùng sentayho.com.vn tìm hiểu lý thuyết và cách phân tích các luận điểm, luận cứ trong một bài văn nghị luận.
Luận điểm là gì?
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới dạng câu khẳng định hoặc câu phủ định.
- Một bài văn chỉ có duy nhất một luận điểm chính và 1 hay nhiều luận điểm phụ.
- Luận điểm phải đúng sự thật như đề bài đã mô tả, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có tính thuyết phục với người đọc, người nghe.
Luận cứ là gì?
- Là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở chứng minh cho các luận điểm.
- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có tính thuyết phục.
- Các dẫn chứng nêu ra trong luận cứ phải có thật hoặc thông tin đó phải có nguồn gốc rõ ràng như trong sách giáo khoa, các câu tục ngữ, thành ngữ…
- Các lý lẽ trong luận cứ phải có tính logic, chặt chẽ và khoa học.
- Luận cứ sẽ giải đáp và trả lời các câu hỏi mà luận điểm đã nêu ra như luận điểm đó có chính xác không? luận điểm đó có đáng tin cậy câu? Tại sao phải nêu ra luận điểm đó?
Bài tập ví dụ về luận điểm và luận cứ SKG ngữ văn 7
Câu hỏi bài tập 1
Đọc văn bản “ Cần tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội” và cho biết những luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục trong bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống này?
Câu trả lời
Luận điểm là:
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
Các luận cứ gồm:
Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu
- Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, luôn giữ lời hứa, luôn đọc sách…
- Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, vứt rác bừa bài ném ra đường, mất trật tự…
Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt xấu, nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ khó sửa.
- Hút thuốc, gạt tàn bừa bãi, ăn chuối, vứt vỏ ra cửa, xả rác nơi khuất, nơi công cộng.
Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt thì khó nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
Các lập luận gồm:
- Giới thiệu về thói quen tốt, thói quen xấu.
- Dẫn chứng về thói quen xấu, phê phán.
- Để ra hướng rèn luyện thói quen tốt.
Nhận xét về sức thuyết phục trong văn bản:
Văn bản có lập luận chặt chẽ, từ những vấn đề chung triển khai thành các ý cụ thể, sau đó rút ra lời khuyên: Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Như vậy, với cách lập luận như trên, bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục được người đọc bởi vì văn bản đã đặt ra một vấn đề bức thiết trong cuộc sống, cách giải quyết của tác giả chặt chẽ, xứng đáng.
Câu hỏi bài tập 2
“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho nhu cầu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử” (Đặng Thai Mai – Sự giàu đẹp của tiếng Việt)
a) Tìm luận điểm của đoạn văn trên.
b) Chỉ ra các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm trên.
c) Cho biết cách lập luận mà tác giả đã sử dụng.
Câu trả lời:
Luận điểm chính là:
- Tiếng Việt có những đặc sắc riêng của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Các luận cứ gồm:
- Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
- Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho nhu cầu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.
Lập luận gồm:
- Nêu luận cứ bằng cách giải thích.
Kết luận: Thư viện hỏi đáp tin rằng với câu trả lời này, các em sẽ hiểu rõ hơn khái niệm luận cứ là gì? luận điểm là gì? và có thể nhận biết các luận cứ, luận điểm chính trong một đoạn văn, đoạn thơ.