Chỉ 1 giây quét mã QR bằng smartphone, người dùng có thể nhanh chóng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm hoặc chuyển khoản, thanh toán các giao dịch mua sắm…
1. Mã QR là gì
Mã QR là tên viết tắt của Quick response code (mã phản hồi nhanh) – một dạng mã vạch bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng. Cùng với sự phát triển của smartphone, mã QR đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Tại Quyết định số 942/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, Thủ tướng yêu cầu đến năm 2025, mỗi người dân sẽ có danh tính số kèm theo mã QR, tiến tới đều có điện thoại thông minh; mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có khả năng truy cập internet cáp quang băng rộng.
2. Cách quét mã QR đơn giản, nhanh nhất
2.1 Cách quét mã QR Zalo
Zalo là một mạng xã hội Việt Nam với 64 triệu người sử dụng (tính đến quý I/2021). Mã QR từ rất lâu đã được tích hợp trên ứng dụng Zalo. Chính vì thế, quét mã QR bằng ứng dụng Zalo cách quét phổ biến và dễ dàng sử dụng nhất với tất cả mọi người
Cách quét mã QR trên Zalo như sau:
Bước 1: Mở Zalo => Chọn biểu tượng Thêm tại góc phải bên dưới màn hình => Chọn vào biểu tượng QR Code tại góc trên bên phải màn hình.
Bước 2: Di chuyển camera đến vùng có mã QR để quét > Đọc thông tin được mã QR dẫn đến.
2.2 Cách quét mã QR đi đường
Cùng với sự bùng phát của dịch Covid-19, nhiều phương thức quản lý bằng điện tử đã được cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Một trong số đó là yêu cầu những người ra, vào chốt kiểm dịch phải thực hiện việc quét mã QR.
Đây là yêu cầu của Hà Nội tại Công văn 19/SCHTP, cụ thể, người ra, vào các chốt kiểm soát tại các xã, phường, thị trấn, khu chung cư, khu đô thị, thôn, tổ dân phố đều phải thực hiện nghiêm túc việc quét mã QR.
Tại các địa điểm này sẽ có một mã QR, người dân sử dụng smartphone để quét mã QR đi đường. Để quét mã QR, có thể sử dụng bằng ứng dụng Zalo như nêu trên.
Ngoài ra, một số địa phương hiện nay đã áp dụng Giấy đi đường có mã QR, gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Cà Mau… Mã QR trên Giấy đi đường chứa thông tin về người được cấp Giấy, người có thẩm quyền kiểm soát giấy đi đường chỉ cần quét mã trên Giấy để kiểm tra tính chính xác của Giấy một cách đơn giản, nhanh chóng.
2.3 Cách quét mã QR khai báo y tế
Trước sự bùng phát của dịch Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu người dân phải khai báo y tế để phục vụ cho việc truy vết nguồn lây và mã QR cũng được sử dụng để phục vụ cho việc khai báo y tế của người dân.
Theo đó, tất cả các địa điểm: công sở, bệnh viện, trường học, siêu thị, chợ truyền thống, các cơ sở lưu trú, nhà hàng… đều phải thực hiện kiểm soát y tế đối với khách đến và đi bằng mã QR Code. Còn người dân cần tải ứng dụng các ứng dụng “Vietnam Health Declaration” “Bluzone” “Ncovi” cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động và thực hiện “Khai báo y tế” trên các ứng dụng này. Sau khi hoàn thiện gửi thông tin, hệ thống sẽ cấp một mã “QR-CODE” cho người dân để có thể sử dụng “Check-in/Check-out y tế” tại các nơi yêu cầu.
2.4 Cách quét mã QR trên máy tính
Thông thường, để quét được mã QR cần phải dùng điện thoại thông minh (smartphone). Tuy nhiên, ít người biết rằng ngay trên máy tính cũng có thể quét được mã QR.
Cách làm như sau:
Bước 2: Bấm vào Thêm tiện ích (Add Extension)
Bước 3: Truy cập vào mã QR muốn quét và bấm chuột phải vào QR Code (Generator and Reader) và chọn Scan QR Code.
2.5 Cách quét mã QR trên Iphone
Tin vui với những người đang sử dụng điện thoại di động dòng Iphone là hiện nay, dòng điện thoại này đã tích hợp sẵn ứng dụng quét mã QR trên Máy ảnh, mà không cần tải thêm bất cứ ứng dụng khác nào. Nên chỉ cần mở ứng dụng Máy ảnh, hướng camera vào phần mã QR và thông tin sẽ được hiện lên.
3. Mã QR đang được sử dụng phổ biến như thế nào?
3.1. Mã QR trên các loại giấy tờ tùy thân
Mã QR Căn cước công dân gắn chip Tháng 01/2021, Bộ Cộng an bắt đầu triển khai cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, thay vì cấp Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân có mã vạch như hiện nay. Ngoài chip điện tử, một điểm mới trên thẻ Căn cước công dân gắn chip chính là có mã QR. Mã QR được đặt ở mặt trước của thẻ Căn cước công dân. Khi quét mã này, người dân sẽ biết các thông tin như: số Căn cước công dân ( hoặc số CMT 12 số); Số CMT cũ (nếu có); Họ tên, Ngày tháng năm sinh – giới tính – Địa chỉ thường trú và cuối cùng là ngày cấp Căn cước công dân. Mã QR trên thẻ Bảo hiểm y tế Mã QR được in trên mặt trước của thẻ Bảo hiểm y tế và có ý nghĩa giúp nhân viên y tế kiểm tra thông tin, nhập dữ liệu của người bệnh. Nếu như mã QR trên thẻ Căn cước công dân có thể quét nhanh chóng bằng một trong các cách nêu trên và cho ra thông tin chính xác, thì mã QR trên thẻ Bảo hiểm y tế chỉ có thể được quét bằng thiết bị chuyên dụng. Còn nếu sử dụng các cách quét mã QR nếu trên thì chỉ hiện ra một loạt các ký tự lỗi. Do đó, chỉ các nhân viên y tế có các thiết bị quét mã QR mới quét ra được thông tin trên thẻ BHYT. Các thông tin hiện ra bao gồm: Số thẻ BHYT; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Địa chỉ; Hạn sử dụng của thẻ.
Mã QR trên Giấy phép lái xe
Từ ngày 01/6/2021, trên Giấy phép lái xe đã được tích hợp thêm mã QR theo quy định tại Thông tư 38/2020/TT-BCA. Mã này nằm ở mặt sau của Giấy phép lái xe và người dân có thể dễ dàng quét ra các thông tin như: Họ tên người được cấp; Ngày, tháng, năm sinh; Hạng Giấy phép lái xe được cấp; Đơn vị cấp Giấy phép lái xe… Việc tích hợp mã QR trên Giấy phép lái xe giúp các cơ quan chức năng kiểm tra với thông tin của Tổng cục đường bộ Việt Nam, nhằm xác định Giấy pháp lái xe là giả hay thật…
3.2 Sử dụng mã QR để thanh toán
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho phép quét mã QR trên các ứng dụng thanh toán của điện thoại di động. VD: Với ngân hàng Vietcombank là VCB Digibank, Với ngân hàng Vietinbank là VietinBank iPay…
Ngoài ra, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi cũng sử dụng mã QR để giúp khách hàng thanh toán nhanh hơn mà không cần sử dụng tiền mặt.
Trên đây là những thông tin về mã QR và cách quét mã QR mà người dân cần biết. Nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục, quy định pháp luật, bạn vui lòng gọi: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Quét mã QR trên Căn cước công dân, thẻ BHYT và Giấy phép lái xe (Video LuatVietnam)