Đào Bitcoin là gì?
Đào là quy trình thêm một lưu trữ giao dịch vào sổ cái của Bitcoin, gọi là Blockchain. Quy trình này giúp xác nhận tất cả mọi giao dịch và mỗi người dùng đơn của mạng lưới đều có thể tiếp cận với sổ cái này. Đây cũng là cách để phân biệt các giao dịch Bitcoin hợp pháp với những hành vi gian lận sử dụng tiền quá hai lần.
Về bản chất, thợ đào đang phục vụ cho cộng đồng Bitcoin bằng cách xác nhận mọi giao dịch và đảm bảo rằng mỗi giao dịch trong số đó là hợp lệ. Mỗi lần một block được mở ra, thợ đào cũng sẽ nhận được một phần thưởng. Vào tháng Mười năm 2017, phần thưởng này đã đạt tới 12,5 BTC trên một block.
Tỷ lệ số coin mới hình thành cũng tương đương với tỷ lệ các tài sản quý kim như vàng được khai thác từ dưới lòng đất. Do đó quy trình này được gọi là đào, khai thác hoặc “mining”.
- Đọc thêm: Đào Bitcoin là gì? HƯớng dẫn cho người mới bắt đầu
Tiêu chí chọn thiết bị nào cho mining
Tỷ lệ hash
Khi cân nhắc độ phức tạp của hoạt động đào Bitcoin, bạn cũng cần lưu ý về việc đầu tư những loại thiết bị phù hợp. Có một số đặc điểm bạn nên xem xét trước khi đưa ra quyết định mua, một trong số đó là tỷ lệ hash.
Tỷ lệ hash là con số đo lường hiệu năng làm việc của thiết bị trong một giây. Đây là một thước đo rất quan trọng, vì năng lực hash càng lớn thì cơ hội giải được bài toán, mở được block và nhận được thưởng của bạn càng tăng.
Điều mà một thợ đào tìm kiếm là một kết quả cụ thể của chức năng hash. Khi nói tới chức năng hash, một lượng input giống nhau sẽ luôn cho ra một kết quả tương quan, tuy nhiên cỗ máy này được thiết kế để bạn không thể đoán trước được. Vì vậy, cách khả thi nhất để tìm được một kết quả cụ thể là thử tất cả những input độc lập và khả thi. Bên cạnh đó, mining cũng khá là cạnh tranh, để có thể thu được một phần thưởng, thợ đào cần phải đưa ra những dữ liệu đầu vào ngẫu nhiên nhanh nhất có thể. Vì vậy chọn một thiết bị có tỷ lệ hash cao là yếu tố tiên quyết.
Tỷ lệ hash được đo bằng magehash trên một giây (MH/sec), Gigahasg trên một giây (GH/sec) và Tetrahash trên một giây (TH/sec). Tỷ lệ hash của một thiết bị được thiết kế dành cho đào Bitcoin có thể trải từ 336 MH/s cho đến 14.000.000 MH/s.
Năng lượng tiêu thụ
Trong khi khoản thiết bị đào là một khoản đầu tư cứng, thì còn phát sinh những chi phí biến đổi đi kèm. Thiết bị của bạn càng manh, hoạt động đào sẽ càng tiêu tốn nhiều điện năng. Trước khi mua thiết bị, bạn nên cân nhắc mức tiêu thụ điện tính theo watt và ước tính hoá đơn tiền điện phải trả cho tháng hoạt động. Bạn sẽ không muốn phải trả cả triệu cho chi phí tiền điện khi phần nhận lại chỉ đáng vài trăm nghìn.
Bạn có thể sử dụng tỷ lệ hash và lượng điện năng tiêu thụ để tính ra số hash bạn sẽ có được trên mỗi đơn vị điện năng. Làm việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện phép chia giữa số hash và số điện tiêu thụ. Sau đó, sử dụng một phần mềm tính tiền điện trên mạng hoặc là kiểm tra hoá đơn để tính toán chi phí hoạt động của tháng.
Thiết bị dành cho khai thác
Trong những ngày đầu của Bitcoin, nhiều người trở nên thu hút bởi vì với họ đây là một ý tưởng mang tính cách mạng. Thực tế, một mạng lưới phân quyền tự quản nơi mà những người dùng đơn lẻ sẽ trực tiếp đảm bảo tính xác thực của giao dịch trở thành một luồng khí mới trong lành trong thế giới bị chi phối bởi ngân hàng, cơ quan thuế và nhiều tập đoàn to lớn đang theo dõi sát sao cách mà mọi người sử dụng tiền của mình. Vào thời đó, giá trị của Bitcoin hầu như rất thấp. Vì vậy, rất nhiều thợ đào bị thuyết phục bởi ý tưởng vĩ đại đằng sau Bitcoin chứ không màng tới lợi nhuận. Họ có thể tạo ra những chuỗi hash và xác nhận giao dịch sử dụng những máy tính hoặc thậm chí laptop đủ mạnh.
Vào một thời điểm khác, khi các thợ đào phát hiện ra rằng các card đồ hoạ công nghệ cao có thể làm tăng sức mạnh đào Bitcoin. Những card đồ hoạ này tiêu tốn rất ít năng lượng và kết quả cho ra thì tốt hơn gấp 50 đến 100 lần. Do đó, các thiết bị đào chuyên biệt đã được trình làng. Các thiết bị này tăng khả năng đào lên tới 5 lần, cho phép các nhà máy đào có quy mô lớn được hình thành, tạo ra lượng lợi nhuận khổng lồ cho ngành công nghiệp đào Bitcoin.
Ngày nay, không còn quá xa lạ, Bitcoin mining là một trong những mối làm ăn béo bở nhất. Nhiều người hiện đang sẵn sàng chi trả hàng triệu tiền điện để vận hành các nông trại Bitcoin của mình.
Những ai mong muốn kiếm được tiền từ khai thác Bitcoin sẽ phải cạnh tranh với nhiều tập đoàn quốc tế với nguồn tài nguyên số vô tận đầu tư vào các trang trại đào, cũng như hàng trăm những thợ đào cá nhân hợp lực và hình thành các hồ thợ đào.
CPU
Loại thiết bị tiếp theo được nhắc đến chính là máy tính của chính bạn. CPU viết tắt cho từ Đơn vị Điều hành trung tâm tức là đầu não của máy tính bạn. Đây là cách mà Bitcoin được khai thác vào những ngày đầu và phương thức này cực tiết kiệm.
Tuy nhiên, vì nhiều thợ đào cố gắng bảo mật hệ thống sâu rộng và kiếm nhiều Bitcoin hơn, họ đã tạo ra nhiều cải tiến. Vì vậy ngày nay, đào Bitcoin bằng CPU trở nên vô nghĩa. Bạn sẽ phải chờ cả thập kỷ để có thể nhận được phần thưởng ít ỏi từ mạng lưới.
GPU
GPU viết tắt của từ Đơn vị Xử lý đồ hoạ, biểu thị tính năng của card đồ hoạ trang bị cho máy tính. Những thiết bị này được thiết kế để tính toán tất cả các đa giác phức tạp trong các trò chơi điện tử tiên tiến nhất, vì vậy chính nó cũng có khả năng toán học thần kỳ để giải các block giao dịch.
Mặc dù tốn đến vài trăm đô la, GPU sẽ cho các thợ đào một lợi thế tương đối so với những thiết bị CPU. Ví dụ, một CPU có thể cho bạn tỷ lệ hash ít hơn 10 MH/s. Mặt khác, chip ATI 5970, một trong những card đồ hoạ nổi tiếng nhất cho bạn tỷ lệ hơn 800 MH/s.
Việc sử dụng rộng rãi card đồ hoạ khiến cho hình thành những dàn máy khai thác đầu tiên. Những dàn máy có thể chỉ để dùng cho mining hoặc là một máy tính với cấu hình vượt trội phục vụ cho nhiều mục đích như gaming hoặc đào bán thời gian.
Tuy nhiên, cùng số phận với CPU mining, GPU mining cũng đang chết dần theo thời gian. Với nhiều thiết bị mới chuyên biệt cho khai thác, độ khó khai thác Bitcoin vì thế của tăng đáng kể khiến cho một card đồ hoạ đơn lẻ không thể cạnh tranh nổi. Ngày nay, mặc dù bạn được quyền dùng điện tự do, song, bạn đã không còn có thể nuôi nổi dàn máy GPU.
FPGA
Bước phát triển tiếp theo của ngành khai thác Bitcoin là sự ra đời của FPGA, một loại vi mạch dùng cấu trúc mảng phần tử logic có thể lập trình được, hiểu nôm na là một loại chip trắng cho phép người dùng có thể tái cấu hình lại kiến trúc theo ý người dùng để thực thi một chức năng cụ thể. Loại chip này cho phép những nhà sản xuất thiết bị đào có thể thu mua với số lượng lớn và điều chỉnh phù hợp cho mục đich sử dụng là đào Bitcoin.
Lần ra mắt đầu tiên của thiết bị FPGA đã cực kỳ thành công và chính nó đã làm thay đổi cục diện của ngành công nghiệp này. lần đầu tiên có một phần cứng được sản xuất chuyên biệt cho đào tiền điện tử. Thiết bị này cực kỳ hiệu năng và dễ sử dụng. Trong khi một card đồ hoạ tốn 400 watt điện để đạt 600MH/s thì một thiết bị FPGA tiêu chuẩn có thể đạt 826 MH/s mà chỉ tiêu tốn 80 watt điện năng. Đây chính là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của các nông trại trâu đào.
ASIC
Các chip ASIC thường được tích hợp vào thiết bị đào coin trong vài năm trở lại đây. Trước đó, ASIC được sử dụng nhiều trong các thiết bị di động. Máy đào ASIC khác biệt khá lớn so với các CPU và GPU thông thường, ASIC không linh hoạt như CPU và GPU. Máy đào ASIC chỉ có thể sử dụng cho việc đào coin, và sẽ không thể được dùng vào những việc khác như chơi game, truy cập Facebook, lướt web. Nhờ vậy mà ASIC có hiệu suất khai thác cao, vì tất cả tài nguyên sẽ tập trung để thực hiện một nhu cầu đó là đào coin.
Chính bởi tính năng này, mà ASIC đã gây ra không ít những tranh cãi. Đào coin bằng các máy đào ASIC có thể đem đến những hiệu suất lớn hơn rất nhiều so với các thiết bị đào coin thông thường. Vitalik Buterin – nhà sáng lập của Ethereum cho rằng việc tập trung hóa máy đào ASIC thực sự là một điều tồi tệ đối với một mạng lưới cryptocurrency.
Hiện tại, công ty sản xuất máy đào ASIC lớn nhất là sentayho.com.vnệc tập trung hóa sản xuất ASIC thực sự là một điều tồi tệ đối với một mạng lưới cryptocurrency. Ở thời điểm bài viết, hai mỏ khai thác của Bitmain chiếm khoảng 40% tổng công suất tính toán trên mạng Bitcoin. Việc kiểm soát phần lớn các mạng Bitcoin này có nghĩa là Bitmain cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái.
Sự gia tăng của các máy đào ASIC trên mạng cũng dần dần loại bỏ các thợ mỏ sử dụng GPU hoặc CPU, nâng cao rào cản tài chính để tham gia vào việc đào coin, tạo nên sự tập trung hóa trong việc khai thác mỏ đào.
Độ sinh lời của mining
Cân nhắc kỹ các lựa chọn sẵn có và chọn một thiết bị đúng đắn có thể gây choáng ngợp cho người mới bắt đầu. Rất là đắt, tính cả trong thiết bị và năng lượng cần để vận hành. Vì vậy, trước khi mua đầy đủ các phần thiết bị và lắp thành máy đào hoàn chỉnh, bạn cần thiết phải tính toán mức sinh lời của dự án.
Các phần mềm tính toán hiện có bao gồm Genesis Block hay là BTC Mining Profit Calculator. Bạn có thể đưa những thước đo như chi phí thiết bị, tỷ lệ hash và điện năng tiêu thụ cũng như tỷ giá hiện hành của Bitcoin, để tính toán thời gian hoàn vốn cho dự án.
Phần mềm đào Bitcoin
Tuỳ thuộc vào thiết bị mà bạn chọn, bạn có thể cần phải cài đặt các phần mềm chuyên biệt. Sử dụng GPU và FPGA yêu cầu bạn phải có máy tính vận hành một phần mềm mining tiêu chuẩn. Bitcoin client cần thiết để trao đổi thông tin giữa thợ đào và mạng lưới Bitcoin, trong khi phần mềm mining sẽ giúp thiết bị hoạt động, giải các block giao dịch.
Một số thợ đào ASIC hiện đại được trang bị tất cả mọi thức ngay từ đầu, bao gồm luôn cả một địa chỉ BTC.
Tên phần mềm Tính năng Hệ điều hành Bitcoin Miner Giao diện dễ dùng, có chế độ tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ hồ thợ đào, báo cáo lợi nhuận Windows, MacOS CGMiner Điều khiển tốc độ quạt, khả năng điều khiển giao diện từ xa, tự phát hiện block mới với cơ sở dữ liệu nhỏ, hỗ trợ đa GPU, hỗ trợ CPU Windows, MacOS, Linux BFGMiner Tương tự như CGMiner nhưng được thiết kế riêng dành cho ASICs Windows, MacOS, Linux EasyMiner Hỗ trợ nhiều giao thức đào, có thể sử dụng hồ thợ đào, đồ thị hiệu năng hoạt động MacOS, Linux RPC Miner Tích hợp với hệ thống và API của hệ điều hành MacOs MacOS
Hồ thợ đào Bitcoin là gì?
Ngày nay, khi mining trở thành xu hướng mới, nhiều thợ đào cá nhân phải cạnh tranh rất gay gắt với các công ty lớn và các xưởng trâu đào khổng lồ. Vì vậy, một trong những hình thức được ưa chuộng của các tay thợ đào riêng lẻ là thành lập các “pool” hay còn gọi là hồ thợ đào.
Mining pool là nơi tập hợp các thợ mỏ, mỗi thợ mỏ đóng góp Hashrate để cùng khai thác các khối Bitcoin và chia lợi nhuận theo tỷ lệ đóng góp. Đa số các mining pool đều có thu phí trên lợi nhuận của mỗi thợ mỏ.
Việc đào Bitcoin, Altcoin cũng tương tự như xổ số. Nếu như bạn có 1 máy tính tốc độ 1TH và Hashpower tổng cộng của Bitcoin Network là 1 Petahash thì có nghĩa là bạn có 1/1000 cơ hội khai thác khối mỗi 10 phút. Thậm chí bạn không có nhiều hơn 10 phút để khai thác mỗi khối.
Nếu bạn tham gia cùng các thợ mỏ khác vào một mining pool, cùng kết hợp và làm việc để khai thác các khối thì xác xuất bạn nhận được phần thưởng sẽ cao hơn. Lợi nhuận của bạn sẽ được chia theo tỷ lệ Hashrate mà bạn đóng góp vào Pool. Nếu bạn có 1TH trong một pool có tổng cộng 100TH và pool này khai thác được 20 Bitcoin, thì bạn sẽ được 1% lợi nhuận tương đượng với 0,2 Bitcoin.
Vậy đào Bitcoin có phải là món đầu tư có lợi nhuận?
Lĩnh vực đào Bitcoin đã chuyển biến nhanh chóng từ một nhóm những tín đồ xác nhận giao dịch bằng CPU thành những công ty triệu đô cỡ công nghiệp. Lợi nhuận cao cùng với sự phát triển không ngừng của BTC khiến cho ngành công nghiệp này lọt vào mắt xanh của các tập đoàn lớn, đại đa số công chúng và nhiều thợ đào mới đã tham gia vào cuộc đua.
Về lý thuyết, mọi người vẫn có thể tham gia mining, song chỉ có những chiếc máy mạnh đủ lớn mới có thể tạo ra lợi nhuận. Hầu hết các thợ đào riêng lẻ hay các pool thợ đào nhỏ sẽ mất hầu hết lợi nhuận vào chi trả cho hoá đơn tiền điện. Trừ khi bạn có thể đầu tư các trang trại quy mô, có nguồn điện giá rẻ thì lợi nhuận mới có thể được sinh ra.
Ngoài ra, các hộ thợ đào có thể vấp phải những vấn đề nhỏ nhặt như thiết bị hư hỏng, mất điện, mất kết nối hệ thống và thị trường giảm dốc. Trong những trường hợp như vậy, việc sinh lời là hầu như không thể.
Cloudmining là gì?
Nếu bạn muốn đầu tư vào đào Bitcoin mà không cần phải mua và quản lý thiết bị cho riêng mình, cloud mining có thể là lựa chọn phù hợp. Hình thức này được thực hiện thông qua cá hợp đồng mua mining, cho phép thợ đào sử dụng năng lượng chia sẻ vận hành từ các trung tâm dữ liệu từ xa. Theo nhiều phương diện, cách này giúp mining trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn không gặp phải những vấn đề với thiết bị, phần mềm, chi phí điện năng và các vấn đề lặt vặt khác. Tất cả những gì bạn cần là máy tính có kết nối Internet và ví Bitcoin.
Tuy nhiên, có một số rủi ro nhất định liên quan đến cloud mining mà nhà đầu tư cần phải chú ý trước khi đặt bút ký hợp đồng. Hiện tại có một lượng lớn các dự án cloud mining lừa đảo. Và thực tế bạn không thể điều khiển phần thiết bị cơ học.
Sau cùng, nếu đã lựa chọn cloud mining tức là bạn đang trao quyền điều khiển cho các nhà vận hành, tức là các hoạt động đào có thể dưng lại nếu nhà vận hành cho thấy giá trị Bitcoin không ổn định tại bất kỳ thời điểm nào. Cuối cùng, bạn có thể có ít lợi nhuận hơn vì phải trả phần hoa hồng cho nhà vận hành.
Theo Cointelegraph