Chứng chỉ (Diploma) và bằng cấp (Degree) là gì và khác nhau như thế nào? – EduPath

Diploma, Degree, Certificate là gì, khác nhau ở đâu? Trong các chương trình đào tạo, giáo dục ở nước ngoài, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ từng loại văn bằng. Có lẽ không ít bạn đã từng bối rối khi phân biệt chứng chỉ, chứng nhận và bằng cấp với ba cụm từ nêu trên.

Bạn đang đọc: Chứng chỉ (Diploma) và bằng cấp (Degree) là gì và khác nhau như thế nào? – EduPath

Vậy ba thuật ngữ này khác nhau như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Làm rõ các khái niệm Diploma, Degree, Certificate là gì, khác nhau ở đâu?

1.1. Chứng chỉ (Diploma) là gì?

Chứng chỉ (Diploma) được trao để công nhận học viên đã hoàn tất một khóa học tại một trung tâm hoặc cơ sở đào tạo. Chứng chỉ giúp xác nhận trình độ của người nhận chứng chỉ.

Thời gian cho khóa học để cấp Diploma thường kéo dài một hoặc vài năm.

1.2. Chứng nhận (Certificate) là gì?

Chứng nhận (Certificate) bao hàm nhiều nội dung, nó không chỉ được sử dụng trong ngành giáo dục mà còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác. Trong ngành giáo dục, khi bạn hoàn thành một cuộc thi hay khóa học sẽ được trao giấy chứng nhận.

Các khóa học để cấp chứng chỉ thường có thời gian đào tạo ngắn, khoảng vài tháng hoặc một năm. Ví dụ: khóa học đào tạo về lái xe, thiết kế trang web,… Nghĩa là, chứng chỉ không chỉ liên quan trong ngành giáo dục mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Giấy chứng nhận là văn bản luật pháp, vì vậy với chứng từ này bạn có thể hành nghề hợp pháp. Ví dụ, giấy chứng nhận y dược cho phép bạn có thể mở hiệu thuốc và bán thuốc.

Bên cạnh đó, giấy chứng nhận còn được hiểu là một loại chứng từ hợp pháp cho biết thông tin trên đó là đúng sự thật như giấy chứng sinh, giấy chứng nhận kết hôn,…

1.3. Bằng cấp (Degree) là gì?

Hình ảnh minh họa: Bằng đại học.

Bằng cấp (Degree) là văn bằng do các trường đại học, cao đẳng cấp sau khi bạn đã hoàn thành chương trình học ở đây.

Thời gian theo học để được cấp bằng từ 4-5 năm. Trong thời gian này bạn sẽ trang bị lượng kiến thức lớn không chỉ gói gọn trong chuyên ngành học mà còn được tham gia vào các môn học khác như ngôn ngữ, toán học, triết học…

2. Sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận là gì?

Chứng chỉ (Diploma) và chứng nhận (Certificate) là hai loại chứng từ hoàn toàn khác nhau nhưng lại rất hay bị nhầm lẫn. Có không ít người cho rằng chúng là một. Dưới đây là một số thông tin khác nhau cơ bản để có thể phân biệt chứng chỉ và chứng nhận.

Nếu như chứng chỉ (Diploma) giúp xác nhận trình độ học vấn của người có chứng chỉ tức là chỉ liên quan đến giáo dục thì chứng nhận (Certificate) không chỉ liên quan đến giáo dục mà còn bao hàm nhiều nội dung với nhiều mục đích khác nhau. Giấy chứng nhận được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm khẳng định thông tin cung cấp đúng sự thật.

Chứng chỉ được trao để khẳng định người học đã hoàn tất một khóa học tại một trung tâm hoặc sở đào tạo bất kỳ với những yêu cầu nhất định. Trong khi đó, chứng nhận được trao khi bạn hoàn tất một kỳ thi, giành giải thưởng trong các cuộc thi hoặc hoàn tất một khóa học nào đó.

Thời gian của khóa học để được cấp chứng chỉ sẽ dài hơn so với khóa học để được cấp chứng nhận.

Du học sinh EduPath trong ngày tốt nghiệp THPT tại Gateway Legacy Christian Academy.

3. Sự khác nhau giữa chứng chỉ (Diploma) và bằng cấp (Degree)

Mặc dù chứng chỉ (Diploma) và bằng cấp (Degree) đều là căn cứ xác nhận người học đã hoàn thành một khóa học nhưng giữa chúng vẫn có sự khác nhau về tính chất cũng như giá trị mà chúng ta không thể sử dụng nhầm lẫn.

3.1. Sự khác nhau cơ bản giữa chứng chỉ và bằng cấp

Khác hoàn toàn với chứng nhận, chứng chỉ và bằng cấp chỉ sử dụng trong giáo dục, được trao khi bạn hoàn tất thành công một khóa học.

Xét về thời gian khóa học, một khóa học được cấp Degree sẽ kéo dài lâu hơn so với khóa học để được cấp Certificate. Để nhận được Degree bạn sẽ phải hoàn thiện chương trình học trong vòng 4-5 năm, trong khi đó để nhận Certificate bạn chỉ cần bỏ ra 1-2 năm.

Về đơn vị cấp bằng, Degree được trao bởi các trường đại học, cao đẳng uy tín còn Certificate có thể được trao bởi bất kì đơn vị đào tạo giáo dục nào, kể cả các đơn vị tư nhân.

Cũng vì vậy, trọng tâm và mục đích đào tạo của hai loại văn bằng này hoàn toàn khác nhau. Nếu như bằng cấp nghiêng về yếu tố học thuật, hàn lâm thì chứng chỉ lại thiên về thực hành, đào tạo tay nghề.

Cụ thể, chương trình học để cấp bằng (Degree) thường được xây dựng để sinh viên có cái nhìn tổng quát về ngành học và ứng dụng kiến thức vào công việc sau này. Các trường đại học thường hướng tới mục đích phát triển toàn diện cho sinh viên.

Thông thường, bên cạnh các môn chuyên ngành sẽ có thêm các môn tự chọn như ngoại ngữ, thống kê, triết học, văn hóa… Ngoài kiến thức, sinh viên cũng được trang bị thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, tự lập…

Trong khi đó chương trình học để cấp chứng chỉ Certificate lại hướng tới việc đào tạo nghiệp vụ cho học viên. Phần lý thuyết hàn lâm sẽ được giảm bớt, thay vào đó, bạn sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với một số tình huống thực tế xảy ra trong công việc và cách giải quyết, đồng thời tìm hiểu về chi tiết công việc bạn sẽ phải làm sau này. Một số học viên có thể tham gia khóa học nhận chứng chỉ theo hình thức vừa học vừa làm.

Tìm hiểu thêm: Kích Thước Và Các Loại Giường Trong Khách Sạn Mà Bạn Cần Biết

Hình ảnh minh hoạ: Sinh viên tốt nghiệp.

Tiếp theo, về quy mô, chương trình học để cấp bằng sẽ có nhiều cấp độ cũng như nhiều lĩnh vực khác nhau hơn so với chương trình học để cấp chứng chỉ, thường chỉ gói gọn trong những công việc cụ thể như nấu ăn, y tá, thợ thủ công, may mặc…

Về điều kiện đầu vào, yêu cầu tuyển sinh của chương trình cấp Degree thường cao hơn rất nhiều so với các khóa học để cấp Certificate. Tùy vào từng trường đại học sẽ có yêu cầu khác nhau nhưng mặt bằng chung vẫn khó khăn hơn nhiều.

Về giá trị, trong khi những người có bằng cấp có thể dễ dàng chứng minh được trình độ học vấn của mình thì những người chứng chỉ gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề này.

3.2. Nên chọn chứng chỉ hay bằng cấp?

Thông thường mọi người thường có suy nghĩ chứng chỉ sẽ được đánh giá thấp hơn so với bằng cấp. Điều này cũng khá dễ lý giải, bởi thời gian học tập cũng như độ uy tín của đơn vị đào tạo giữa hai loại chứng từ này có sự khác nhau rõ rệt. Việc có bằng cấp sẽ được đề cao hơn và dễ xin việc đã không còn quá xa lạ, đặc biệt là tại nước ta.

Tuy nhiên, hiện nay đã có khá nhiều công ty không đồng ý với cách nghĩ này. Không chỉ các công ty nước ngoài mà các công ty trong nước cũng đã có những suy nghĩ khác. Trong khi tuyển dụng, họ sẽ chú ý nhiều hơn đến thái độ, hiệu suất hoàn thành công việc của ứng viên.

Vì thế, việc sở hữu bằng cấp nào không quan trọng bằng việc bạn biểu hiện ra sao. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp thì Diploma sẽ là một điểm cộng.

Do đó, nếu có đủ điều kiện, tốt nhất bạn nên chọn chương trình cấp Diploma. Tại đây, bạn được trải nghiệm môi trường học tập tuyệt vời cùng cơ hội phát triển toàn diện. Công việc sau này cũng có thể tiến triển thuận lợi hơn.

>>>>>Xem thêm: Lãi suất cố định và thả nổi, lựa chọn hình thức nào khi vay vốn ngân hàng ?

Vy Khanh, du học sinh EduPath nhận bằng tốt nghiệp Mỹ

Trên đây đã giải thích sự khác nhau cơ bản giữa bằng cấp (Degree), chứng chỉ (Diploma)chứng nhận (Certificate) là gì và ở đâu. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ không nhầm lẫn giữa ba thuật ngữ này nữa và có thể vạch ra con đường phù hợp với bản thân.

Như đã nhắc đến ở trên, quan điểm bằng cấp hơn chứng chỉ và chứng nhận không phải lúc nào cũng đúng. Hãy lựa chọn dựa theo mục đích và điều kiện hiện tại của bản thân bạn khi du học. Chúc bạn có thể lựa con đường đúng đắn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *