Giày Bata là gì? Những điều chắc chắn bạn chưa biết về giày Bata

Chắc hẳn có đến 80% dân số Việt Nam biết đến giày Bata, từ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ, đàn ông, thanh niên trai tráng chí đến trung niên tuổi quá ngũ tuần… nhắc đến Bata là ngay lập tức mọi người nghĩ ngay tới một đôi giày vải Thượng Đình với màu trắng (hoặc đen) làm chủ đạo và họa tiết vạch xanh dương (có khi là đỏ) ở hai bên thân giày. Loại giày này đã gắn liền với người Việt đã hàng chục năm nay và nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người như là một loại giày giá rẻ cho lao động, tập thể dục thể thao hoặc dùng để đi duyệt binh hội trại…

Nhưng Bata không phải chỉ đơn thuần như thế. Đã có nhiều nhầm lẫn xung quanh câu chuyện về giày Bata tại Việt Nam và để làm sáng tỏ câu hỏi “giày Bata là gì?” hôm nay Giày da nam Tino xin dành hẳn một bài viết này để “khai sáng” cho các bạn những điều chắc chắn các bạn còn chưa biết về dòng giày quen thuộc này.

===> Có thể bạn sẽ thích: Top 5 mẫu giày lười vải nam đẹp mắt nhất thế giới

  1. Giày Bata là gì?

Như trên chúng tôi đã nói tới dân ta vẫn cho rằng giày bata là tên gọi chung cho tất cả những đôi giày vải cổ thấp dạng giày bình dân có dây buộc, đế cao su với xuất xứ thuần Việt như giày vải Đồng Xuân, Thượng Đình, Thụy Khuê… Thế nhưng thực chất từ Bata vốn là tên của một thương Hiệu nổi tiếng của nước Tiệp với lịch sử ra đời cho đến nay là trên 120 năm.

Thương hiệu này xuất hiện tại nước ta cũng đã rất lâu (từ thời Tiệp còn là một nước trong khối xhcn) với những đợt tiếp tế vật dụng trang thiết bị miễn hoàn của người an hem này cho nước ta. Nhưng cho tới hiện tại thì thương hiệu này đã hoàn toàn bị lãng quên và chỉ còn đọng lại trong tâm tưởng của người dân nước ta hai tiếng Bata như một dòng sản phẩm giày vải nói chung chứ không được nhắc đến như một thương hiệu nổi tiếng với nhiều kiểu dáng đẹp và thời trang

  1. Vì sao lại có sự nhầm lẫn về giày Bata như vậy?

Thời bao cấp, dân trí chưa được như bây giờ, them nữa các mặt hàng hóa xuất hiện trên thị trường cũng giới hạn, gần như một mặt hàng nào đó chỉ có 1 thương hiệu chuyên sản xuất, nên cách nhìn nhận sản phẩm và thương hiệu sản phẩm được dân chúng gần như đánh đồng với nhau. Đó được gọi là thói quen “chủng loại hóa” biến tên gọi của một sản phẩm bằng một thương hiệu gắn bó nào đấy. Chúng ta có thể lấy ví dụ đơn giản như dép xốp gọi là dép Bitis ( bởi được tạo nên từ thương hiệu Biti’s), áo thun ba lỗ gọi là áo đông xuân (thương hiệu Đông Xuân)… hay trong Sài Gòn xe máy thì đều được đánh đồng là xe Honda vì Honda là thương hiệu xe máy đầu tiền về Việt Nam, thành ra xe ôm cũng được gọi là Honda ôm…

===> Kiến thức bổ ích: Những cách làm khô giày nhanh đến khó tin trong mùa mưa

Bata cũng là một trường hợp như thế, và chính điều này cũng chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng giày Bata đã rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là với những người ngoài miền Bắc. Điều này cũng không khó giải thích bởi như trên chúng tôi có nhắc tới, Tiệp Khắc thời bấy giờ vẫn là một nước thuộc khối “XHCN anh em” và những thứ như giày dép là nhu yêu phẩm được ưu tiên trong những lô hàng “viện trợ không hoàn lại cho nước ta. Và cũng nhờ sự xuất hiện đó của Bata đã khiến những đôi giày vải được gọi với cái tên là giày Bata.

Thực ra tiềm thức và suy nghĩ của dân ta như vậy cũng dễ hiểu, bởi thương hiệu này đã có mặt ở Việt Nam từ những năm 20 -30 của thế kỷ trước. Nếu bạn nào có ông hoặc bà ở Hà Nội từ thời đó thì thể nào hỏi cũng biết, giầy Bata sau những năm 1954 ở Việt Nam đơn thuần là một loại giày vải bạt trắng dành cho người khá giả đi. Sauk hi đi muốn giữ cho giày sạch và trắng thì chỉ cần giặt phơi khô là ok nhưng nếu bạn muốn cho giày không bị ngả màu vàng thì có túi bột của màu trắng riêng rắc lên như một loại xi đánh giày, thời đó đa phần người ta dùng để chơi các môn thể thao. Bạn có thể đọc qua Xuân Tóc Đỏ là hiểu được một phần về thời gian đó ở Việt Nam

Trong khoảng những năm 60, 70 trong khoảng thời gian kháng chiến chống Mỹ nổ ra ác liệt Trung Quốc có viện trợ giày vải cho ta, khi đó dòng giày này cũng được gọi là Bata, cũng không rõ là khi về nước ta mới được gọi hay là bên Trung Quốc họ cũng gọi như vậy rồi bởi cũng có thể từ khoảng những năm 20 Pháp or Anh đã mang sang Trung Quốc thương hiệu này rồi… Đây phần nào cũng biến cái tên Bata trở nên lẫn lộn trong nhận thức của người sử dụng nước ta

  1. Thương hiệu Bata và những điều bạn không biết

Nước cộng hòa Czech và Slovakia trước năm 1989 vốn chỉ là một quốc gia với tên gọi là Tiệp Khắc. Khi đang trong thời kỳ thịnh hưng Tiệp Khắc có nền kinh tế khá ổn trong khối XHCN. Khoảng năm 1894 ba an hem nhà Bata là Tomas, Anna và Antonin đã thống nhất ra đời nhãn hiệu Bata và thời bấy giờ đây là một cái tên có số má trong nghành công nghiệp giày dép thế giới từng cực kỳ nổi tiếng với tuyên ngôn “không ai trên thế giới này hiểu về giày dép như chúng tôi”

===> Tin hay cho bạn: Bí mật sau đôi giày lười asia trắng của Đặng Lê Nguyễn Vũ

Từ đó trải qua nhiều thế hệ khác nhau với sự biến động của kinh tế và thị trường Bata đã tạo nên một bước ngoặt nhờ vào những chiến lược kinh doanh độc đáo và biến thành một niềm tự hào của Cộng hòa Czech và Slovakia. Thương hiệu này luôn hướng tới mục đích tối thượng duy nhất với chủ trương rõ rang là mang lại cho từng bước chân của khách hàng sự thân thiết và thoải mái nhất

Cho đến thời điểm hiện tại Bata vẫn phát triển rực rỡ với sự có mặt trên 100 quốc gia trên toàn cầu, mỗi ngày họ phục vụ cho tới 1 triệu lượt khách với tổng số nhân viên lên tới con số 40.000 người. Sau khi Tiệp Khắc tan rã thì mãi cho tới năm 2007 thì Bata mới quay lại thị trường Việt Nam và ngay lập tức khai trương 2 cơ sở đầu tiên tại Vincom Tower và Hà Thành Plaza (Hà Nội). Cho đến ngày nay thì Bata đã có tới trên 30 cửa hàng trên toàn quốc và bày bán đa dạng các dòng sản phẩm cũng như là mẫu mã…

Trên đây là một số thông tin về giày Bata mà chúng tôi có thể chắc chắn rằng rất ít bạn biết. Những kiến thước này hy vọng có thể mang lại chút bổ ích và thú vị cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu them những thông tin về giày các chủng loại có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Shop giày nam Hà Nội

Hotline : 0969.69.1080

Shop giày 1: Số 38 Ngõ 105 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Shop giày 2: Số 32 Trương Công Giai, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *