Chỉ số xét nghiệm RDW là gì và cần lưu ý gì khi thực hiện? | Medlatec

Xét nghiệm máu là xét nghiệm phổ biến nhất trong khám sức khỏe và sàng lọc, chẩn đoán nhiều bệnh lý sức khỏe. Trong xét nghiệm máu có thể kiểm tra rất nhiều chỉ số khác nhau, trong đó có chỉ số RDW – chỉ số liên quan đến độ phân bố của hồng cầu. Vậy chỉ số xét nghiệm RDW là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm này và ý nghĩa của xét nghiệm RDW như thế nào?

Bạn đang đọc: Chỉ số xét nghiệm RDW là gì và cần lưu ý gì khi thực hiện? | Medlatec

08/12/2021 | Xét nghiệm bilirubin là gì, có ý nghĩa ra sao 07/12/2021 | Những cách xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP phổ biến 07/12/2021 | Mục đích, vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là gì?

1. Bác sĩ tư vấn: Chỉ số xét nghiệm RDW là gì?

RDW viết tắt của Red Cell Distribution With, hay còn gọi là độ phân bố hồng cầu, xét nghiệm RDW nhằm đánh giá độ phân bố hồng cầu trong cơ thể. Từ chỉ số xét nghiệm RDW máu, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán về bệnh lý thiếu máu hay hồng cầu có đủ oxy đến các cơ quan không.

Xét nghiệm RDW chỉ ra kích thước và hình dạng hồng cầu có bất thường không

Bình thường, chỉ số RDW máu nằm trong khoảng từ 9 – 15%, nếu vượt ngoài khoảng này càng nhiều thì càng phản ánh độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Chỉ số RDW còn được kết hợp cùng một vài chỉ số hồng cầu hay tế bào máu khác để sàng lọc, kiểm tra các bệnh lý liên quan, thường gặp là chỉ số MCV thể tích trung bình của hồng cầu.

Những đối tượng thường được chỉ định xét nghiệm RDW bao gồm:

  • Người bị mất máu nhiều, mất máu chưa xác định nguyên nhân chính xác.

  • Người thường mắc bệnh nhiễm trùng nặng, kéo dài nhiều ngày.

  • Người mắc chứng thiếu máu, da xanh xao, chân tay lạnh, hay chóng mặt.

  • Người bệnh HIV/AIDS.

  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh mãn tính Crohn.

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh Thalassemia và các rối loạn máu di truyền khác.

  • Người có chế độ ăn thiếu sắt, thiếu khoáng chất dài ngày khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa và sản sinh máu.

Xét nghiệm RDW để tìm nguyên nhân gây thiếu máu

Xét nghiệm RDW có thể chỉ ra nguyên nhân và tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tế bào máu như thế nào để điều trị hoặc thay đổi dinh dưỡng phù hợp.

2. Mối liên hệ giữa chỉ số RDW và MCV

Chỉ số MCV là chỉ số thể hiện thể tích tiểu thể trung bình, nghĩa là thể hiện kích thước trung bình của tế bào hồng cầu. Bác sĩ thường dựa trên cả chỉ số RDW và MCV để đánh giá bất thường về tế bào máu của cơ thể cũng như các nguy cơ bệnh lý liên quan, cụ thể như sau:

2.1. Người có chỉ số RDW thấp

Chỉ số RDW của bạn thấp hơn 9% nghĩa là đang có bất thường về kích thước hồng cầu, kiểm tra cùng chỉ số MCV như sau:

  • Khi RDW thấp và MCV tăng: Thường gặp ở người mắc bệnh bạch cầu hoặc thiếu máu bất sản.

  • Khi RDW thấp và MCV giảm: Thường gặp ở người mắc bệnh Thalassemia dị hợp tử, các bệnh mạn tính gây thiếu máu.

  • Khi RDW thấp nhưng MCV bình thường: thường thể hiện tình trạng mất máu hoặc tan máu cấp tính, ngoài ra ở bệnh nhân thiếu máu do bệnh mạn tính, bệnh hemoglobin không thiếu máu hoặc bệnh enzyme.

2.2. Người có chỉ số RDW cao

Chỉ số RDW máu cao hơn mức bình thường là 15% cho thấy nguy cơ bệnh lý như sau:

Tìm hiểu thêm: Swap là gì? Cách tính phí Swap trong tiền điện tử mới nhất

Chỉ số RDW cao có thể do thiếu hụt Vitamin B

  • Khi RDW cao và MCV tăng: thường gặp ở bệnh nhân thiếu hụt Vitamin B, folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, bệnh bạch cầu lympho mạn hoặc ngưng kết lạnh.

  • Khi RDW cao và MCV giảm: Thường do thiếu sắt, mắc bệnh Thalassemia hoặc do sự phân mảng hồng cầu.

  • Khi RDW cao nhưng MCV ở mức bình thường: Thường gặp do thiếu sắt ở giai đoạn sớm, thiếu hụt folate, Vitamin B12 hoặc do bệnh Globin.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chỉ số RDW và MCV bất thường, có thể cần xét nghiệm chẩn đoán khác. Song có thể thấy, xét nghiệm RDW cũng giúp phát hiện khá sớm các bất thường bệnh lý hoặc nguy cơ phát triển thành bệnh lý.

Vì thế, xét nghiệm RDW hiện được sử dụng trong sàng lọc, kiểm tra các bệnh liên quan đến kích thước và hoạt động của tế bào hồng cầu.

3. Lưu ý gì khi lấy máu xét nghiệm RDW?

Kết quả xét nghiệm chỉ số RDW rất quan trọng trong đánh giá nguy cơ và các bệnh lý nghi ngờ gây ảnh hưởng đến tế bào hồng cầu. Do đó, bệnh nhân nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán bệnh được nhanh chóng.

Xét nghiệm RDW giống như các xét nghiệm lấy máu thông thường, thực hiện đơn giản như sau:

  • Sát trùng vị trí lấy máu bằng bông cồn y tế.

  • Nhân viên y tế sử dụng kim chuyên dụng lấy máu để lấy máu tĩnh mạch cánh tay của người bệnh với lượng vừa đủ để xét nghiệm.

Xét nghiệm RDW thu thập mẫu máu khá đơn giản

  • Mẫu máu được lưu trữ ở điều kiện thích hợp, sau đó gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích, kiểm tra kích thước và thể tích của tế bào máu.

  • Tính toán đưa ra kết quả về chỉ số RDW, kết hợp với kết quả xét nghiệm máu khác để chẩn đoán nguyên nhân.

Để mẫu máu phân tích RDW dễ dàng và kết quả chính xác, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi lấy máu xét nghiệm:

  • Không sử dụng chất kích thích trước khi lấy máu xét nghiệm ít nhất 12 giờ như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…

  • Dừng uống thuốc điều trị: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn ngưng sử dụng thuốc điều trị có thể ảnh hưởng tới phân tích chỉ số RDW máu.

Sau xét nghiệm, kết quả chỉ số RDW sẽ có sau khoảng 60 – 90 phút, tuy nhiên thời gian trả kết quả để phân tích nguyên nhân bệnh lý có thể lâu hơn. Bệnh nhân nên cung cấp đầy đủ thông tin bệnh lý, kết quả xét nghiệm trước đó để chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn.

>>>>>Xem thêm: Noobs Là Gì ? Ý Nghĩa Của Nó Trong Game

Chỉ số RDW có nhiều giá trị trong chẩn đoán bệnh về máu

Như vậy, xét nghiệm RDW thực hiện khá đơn giản song chỉ số xét nghiệm RDW có ý nghĩa lớn trong sàng lọc, chẩn đoán bệnh lý liên quan đến số lượng, kích thước và bất thường khác ở tế bào máu.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về chỉ số xét nghiệm RDW là gì, có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe và chẩn đoán bệnh. Hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thực hiện xét nghiệm RDW cũng như hàng nghìn xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu khác. Với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022, đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Nếu có thắc mắc khác, hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *