Tăng áp lực tĩnh mạch cửa và những điều cần biết | Vinmec

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa được điều trị ngoại khoa bao gồm:

  • Điều trị giảm áp hệ tĩnh mạch cửa
  • Điều trị biến chứng: Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực quản, cổ trướng
  • Cấy ghép gan

6.1 Điều trị giảm áp hệ tĩnh mạch cửa

Điều trị giảm áp hệ tĩnh mạch cửa có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau:

6.1.1. Phẫu thuật dẫn lưu máu hệ tĩnh mạch cửa và hệ tĩnh mạch chủ

  • Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa rõ rệt, từng bị xuất huyết tiêu hoá và hay tái phát, bị giãn tĩnh mạch thực quản nhưng chức năng gan vẫn còn tốt; chống chỉ định với các trường hợp có tổn thương nhu mô gan, cổ trướng nhiều.
  • Phẫu thuật có thể chọn nối tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch chủ; hoặc nối tĩnh mạch lách với tĩnh mạch thận ngoại vi/trung tâm, hoặc nối tĩnh mạch mạc treo tràng với tĩnh mạch chủ.
  • Ưu điểm của phương pháp là đạt hiệu quả cao trong làm giảm áp lực hệ tĩnh mạch, ít gây biến chứng chảy máu. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể gây biến chứng suy gan hoặc ở não sau phẫu thuật.

6.1.2. Phẫu thuật tạo dính cơ quan của hệ cửa và hệ chủ

  • Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích làm tăng tuần hoàn máu bên, từ đó làm giảm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân không có khả năng hoặc chỉ định nối tĩnh mạch, chống chỉ định nối tĩnh mạch do rối loạn chức năng gan.
  • Có thể chọn phẫu thuật Talma (mạc nối lớn dính vào phúc mạc hoặc ổ thận), phẫu thuật Nylander và Turunen (đưa lách lên cơ hoành bằng đường rạch ở cơ hoành trái), phẫu thuật Harman (đưa lách vào trong thành bụng).
  • Ưu điểm của phương pháp này là nhẹ nhàng, tuy nhiên hiệu quả giảm áp hệ cửa không cao.

6.1.3. Phẫu thuật giảm lưu lượng máu đến tĩnh mạch cửa

  • Phẫu thuật cắt lách: Được chỉ định trong các trường hợp các nguyên nhân ở lách làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Kết quả phẫu thuật cho phép giảm 30-40% khối lượng máu và giảm áp lực tĩnh mạch cửa 10cm nước.
  • Phẫu thuật thắt động mạch lách: Kết quả phẫu thuật giúp giảm áp lực tĩnh mạch cửa từ 5 – 10cm nước. Ưu điểm của phẫu thuật này là nhẹ nhàng, duy trì các nối ở xung quanh lách và cơ chế điều hoà áp lực của lách.
  • Phẫu thuật thắt động mạch gan: Được chỉ định khi xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Kết quả phẫu thuật là làm giảm khối lượng máu ở xoang, từ đó giảm áp lực ở tĩnh mạch cửa.
  • Phẫu thuật triệt mạch: Người bệnh được phẫu thuật cắt lách và bờ cong lớn của dạ dày, sau đó thắt 4 cuống mạch của dạ dày bao gồm động mạch vành vị, môn vị, mạc nối phải và vị mạc nối trái).

6.2. Điều trị biến chứng

6.2.1. Điều trị vỡ tĩnh mạch thực quản gây chảy máu

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm giãn tĩnh mạch thực quản và gây biến chứng chảy máu. Điều trị nội khoa cầm máu nếu người bệnh không đáp ứng thì tiến hành điều trị ngoại khoa với các phương pháp như:

  • Phẫu thuật giảm áp tĩnh mạch cửa.
  • Phẫu thuật can thiệp trực tiếp đối với tĩnh mạch thực quản bị giãn, gồm có: mở dọc thực quản và khâu cầm máu các tĩnh mạch bị giãn do tăng tĩnh mạch cửa (phẫu thuật Crile); khâu thắt hai đầu tĩnh mạch bị giãn và tiêm Glucoza 60% (phẫu thuật Boerama).
  • Phẫu thuật ngăn cản dòng máu nối tiếp giữa hệ cửa và hệ chủ đi qua thực quản.
  • Phẫu thuật cắt ngang hoặc một phần đáy dạ dày và khâu nối lại.
  • Phẫu thuật cắt 1⁄3 đoạn dưới thực quản và một phần của dạ dày dưới tâm vị, sau đó đưa ruột lên và nối lại.
  • Phẫu thuật cắt một phần của thực quản phía trên tâm vị và dưới tâm vị, sau đó ghép một đoạn ruột non có cuống mạch nuôi.
  • Phẫu thuật thắt ngang thực quản phía trên tâm vị đè lên van.

6.2.2. Điều trị cổ trướng

Điều trị cổ trướng nhiều được thực hiện bằng các phương pháp ngoại khoa như:

  • Phẫu thuật dẫn lưu dòng nước cổ trướng vào tổ chức dưới da
  • Phẫu thuật dẫn lưu nước cổ trướng vào tĩnh mạch
  • Phẫu thuật dẫn lưu ống ngực
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận 2 bên

6.3 Phẫu thuật cấy ghép gan

Phẫu thuật cấy ghép gan cho phép điều trị triệt để chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tuy nhiên, phẫu thuật và kết quả hậu phẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn cho gan, miễn dịch, sinh hoá, …

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *