Dàn ý giải thích câu xướng ca vô loài lớp 9 – Hỏi bài tập Online

a-Mở bài

Bạn đang đọc: Dàn ý giải thích câu xướng ca vô loài lớp 9 – Hỏi bài tập Online

Thần tích xã An Lão, xứ Sơn Nam (nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) chép rằng: Một lần, đội nữ nhạc được gọi vào cung biểu diễn, khi mọi người đều hát thì cô Đào im lặng ngồi gõ phách.

b-Thân bài

Vua Lê Thánh Tông nhìn thấy mới hỏi nguyên do. Nghe vậy, bỗng nhiên cô gái đứng bật dậy hát: Ví dù duyên chẳng nợ nần; Thì đem nhau xuống cõi trần làm chi? Khi ấy, cả vua, quan và đội nữ nhạc đều ngạc nhiên và thán phục giọng hát làm rung động lòng người của cô. Sau đó, cô Đào lại ngâm tiếp 2 bài thơ chữ Hán khiến ai ai cũng kinh ngạc. Lê Thánh Tông thấy lạ bèn sai người dẫn vào hầu thái hậu Ngọc Dao. Mới nhìn thấy cô, thái hậu cảm thấy như đã từng gặp ở đâu đó. Cuối cùng, bà nhớ ra giấc mộng kỳ lạ khi mang thai, phải chăng ngọc nữ chính là cô gái này? Thái hậu kể lại cho vua nghe giấc mộng của mình, Lê Thánh Tông liền giữ cô Đào ở lại và lập làm hoàng hậu Trường Lạc.

Câu chuyện thứ hai về một phi tần người Chăm. Thời đó, tư tưởng Nho giáo còn phân biệt về xuất xứ dân tộc nên triều Lê có lệnh cấm quan lại lấy vợ là người dân tộc thiểu số “man di”, nhất là người Chiêm. Và cũng thật oái oăm, Lê Thánh Tông – ông vua chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo lại có một người vợ như vậy. Theo chính sử, năm 1471, vua dẫn đại quân đi đánh Chiêm Thành để diệt mầm họa chiến tranh ở biên cương phía Nam và giành được thắng lợi lớn. Trong cuộc chiến này, Lê Thánh Tông đã đưa về một mỹ nhân người Chiêm. Xuất thân của người phụ nữ này rất đặc biệt, nàng là một trong số những người vợ của vua Chiêm Trà Toàn.

Có thể khi hậu phi của vua Chiêm bị bắt, Lê Thánh Tông rung động trước sắc đẹp của nàng nên quyết định nạp thành phi tần vào chốn hậu cung của mình. Tuy nhiên, có thuyết nói rằng, cô gái Chiêm này là vợ của Trà Toàn, bị vua Chiêm mới là Bố Trì Trì bắt đem dâng lên vua Lê Thánh Tông cùng nhiều bảo vật cống nạp để tỏ lòng thần phục. Thuyết khác lại cho rằng, nàng là một trong số những người đẹp được vua Chiêm tuyển chọn để dâng cống Lê Thánh Tông. Không rõ mỹ nhân người Chiêm đó tên thật là gì, chỉ biết rằng sau khi thành vợ vua Lê Thánh Tông, nàng được gọi là Phạm Thị Ngọc Đô. Nàng rất được nhà vua yêu quý, không chỉ bởi xinh đẹp mà còn khéo tay, giỏi thêu thùa, đặc biệt có tài canh cửi dệt vải lĩnh.

Tuy nhiên, nhiều đại thần không chấp nhận việc một cô gái dị tộc được nhiều sủng ái của hoàng đế, hơn nữa lại từng là tỳ thiếp của vua Chiêm. Chính vì thế, họ dâng sớ khuyên vua từ bỏ. Bản thân Lê Thánh Tông cũng thấy để một cô gái Chiêm trong cung cấm Việt e không tiện. Cho nên vua đã cắt một nửa làng Trích Sài (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) lập thành trang Thiên Niên, cho dựng phủ đệ để cung phi Ngọc Đô cùng tùy tùng cư ngụ, lại dựng chùa Thiên Niên để họ lễ Phật cầu kinh.

Tại đây, cung phi Ngọc Đô và các thị nữ đem cách dệt vải lĩnh của người Chiêm dạy cho dân làng Trích Sài và nhân dân các làng Võng Thị, Bái Ân. Nàng khuyến khích dân làng trồng dâu, nuôi tằm. Từ đó vải lĩnh, đặc biệt là lĩnh hoa của các làng thuộc vùng Bưởi nổi tiếng khắp nơi. Chuyện kể rằng, bà phi Ngọc Đô sinh nở một lần nhưng chẳng may qua đời cả mẹ lẫn con. Dân làng Trích Sài nhớ công ơn của bà nên đã dựng miếu thờ.

“Xướng ca vô loài” là một quan niệm của Nho giáo và là một thành kiến sai lầm thời phong kiến. Ý của câu nói này là những người làm nghề ca hát thì hoàn toàn mất hết nhân phẩm, bị khinh rẻ, không thuộc tầng lớp nào trong xã hội phong kiến. Vì thời xưa, trong xã hội được phân ra thành 4 giai cấp chính: Sĩ, nông, công, thương, hay còn gọi là tứ dân. Trong đó: Sĩ là giai cấp đầu tiên, được xã hội trọng vọng. Sĩ là từ để chỉ tầng lớp trí thức, có học, có hiểu biết. Nông là chỉ những người nông dân làm ruộng. Công là chỉ những người làm nghề thủ công nghiệp. Thương là những người hoạt động buôn bán, vai trò của họ bị đặt ở hàng thấp nhất trong xã hội. Và với 4 tầng lớp như thế, những người làm nghề ca hát không thuộc tầng lớp nào, nên mới có câu “xướng ca vô loài”.

c-Kết luận

Năm 1945, sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Mỹ thuật ngày ấy là ông Hoàng Xuân Hãn đã làm một cuộc cách mạng văn hóa, đưa hát xướng vào chương trình bậc trung học. Từ đó, hát xướng trở thành môn học bắt buộc. Và nghề ca hát chính thức thoát khỏi cái nhục vô loài. Ngày nay, ở nước ta có nhiều trường đại học dạy âm nhạc, kịch, tuồng, chèo, cải lương, với đủ bộ môn xướng ca. Chưa hết, những nghệ sĩ xuất sắc được tặng danh hiệu, gắn huân chương. Ai dại mồm dại miệng tuyên bố “xướng ca vô loài” chắc chắn sẽ bị xã hội lên án và xem thường.

>>>>>Xem thêm: Capo Guitar là gì và cách sử dụng Capo Guitar – Trung Tâm Âm Nhạc Việt Thương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *