Thiểu năng trí tuệ là gì và cách nào để cải thiện các chức năng não bộ với trẻ bị thiểu năng trí tuệ?

2. Các dạng khuyết tật về trí tuệ

Các dạng khuyết tật về trí tuệ thường được chia thành các nhóm dựa vào môn học hay kĩ năng ở trường học. Đối với trẻ ở độ tuổi đến trường, các loại dễ nhận thấy nhất của suy giảm nhận thức liên quan đến đọc, viết, hoặc toán học. Nếu con bạn chưa đến trường, bạn có thể để ý sự chậm phát triển lời nói hay chậm phát triển các động tác vận động cũng như các động tác khéo léo (như bò, đi, chạy, dùng các dụng cụ để ăn). Đừng quên rằng những khuyết tật trí tuệ sẽ biểu hiện khác biệt giữa các trẻ.

– Thiểu năng trí tuệ trong việc đọc

Có 2 dạng thiểu năng trí tuệ xảy ra trong việc đọc. Một dạng biểu hiện khi con của bạn gặp khó khăn trong việc hiểu mối quan hệ giữa các chữ cái, âm thanh và các từ ngữ. Dạng còn lại là khó khăn trong việc đọc hiểu, nghĩa là trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ, câu và đoạn văn. Các dấu hiệu của thiểu năng trí tuệ dạng đọc là:

+ Khó nhận biết chữ cái và từ ngữ

+ Khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ và các ý niệm

+ Tốc độ đọc chậm và không trôi chảy

+ Kĩ năng sử dụng từ ngữ kém

– Thiểu năng trí tuệ trong việc làm toán

Dạng thiểu năng trí tuệ trong việc làm toán thay đổi rất đa dạng ở trẻ. Ví dụ, khả năng làm toán của con bạn còn bị ảnh hưởng bởi bất cứ thiểu năng ngôn ngữ, giảm thị lực nào cùng tồn tại, hay các vấn đề với việc ghi nhớ, tổ chức và sắp xếp thứ tự. Nếu con của bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, sắp xếp các con số và các dữ liệu toán học, chúng có thể đang có thiểu năng trí tuệ trong việc làm toán. Chúng có thể thấy việc đọc giờ rất khó khăn và khó hiểu các suy nghĩ trừu tượng.

– Thiểu năng trí tuệ trong việc viết chữ

Dạng thiểu năng trí tuệ này có thể bao gồm hành động viết, khả năng hiểu và tổng hợp thông tin, hoặc cả hai. Trẻ với dạng thiểu năng này gặp khó khăn trong việc tạo nên các chữ cái, từ ngữ và viết ra câu. Triệu chứng của thiểu năng trí tuệ trong viết chữ bao gồm:

+ Chữ viết lộn xộn

+ Khó chép lại các chữ cái và từ ngữ một cách chính xác

+ Khó đánh vần

+ Gặp vấn đề trong việc liên kết và tổ chức câu trong khi viết

+ Thiểu năng trí tuệ trong thực hiện động tác

Trẻ có dạng thiểu năng này gặp khó khăn trong cả các động tác vận động và các động tác khéo léo. Chúng có vẻ không phát triển đúng với độ tuổi và gặp vấn đề với các hoạt động cần sự phối hợp giữa tay và mắt.

– Thiểu năng trí tuệ trong ngôn ngữ

Dạng thiểu năng trí tuệ này liên quan đến khả năng nói và hiểu lời nói. Các triệu chứng của dạng này bao gồm:

+ Khó kể lại một câu chuyện

+ Khó nói một cách lưu loát

+ Khó hiểu ý nghĩa của từ

+ Gặp khó khăn trong việc làm theo các chỉ dẫn

+ Khó hiểu các từ loại

– Thiểu năng trong việc nghe nhìn

Một số trẻ có vấn đề trong việc nghe hay nhìn, dẫn đến khả năng học tập bị ảnh hưởng. Dạng thiểu năng này biểu hiện qua việc khiến người đó khó tiếp nhận những gì họ nghe và nhìn thấy. Họ có thể mất khả năng nhận ra sự khác biệt giữa một số loại âm thanh. Những người khác không thể phân biệt được giữa các hình dạng và hình ảnh.

Trẻ em có suy giảm nhẹ các chức năng trên có thể chỉ gặp những thử thách nhỏ trong một hoặc cả hai lĩnh vực trên. Những trẻ bị suy giảm một cách rõ rệt và nghiêm trọng trong nhiều hoặc tất cả các lĩnh vực trên có thể cần giám sát thường xuyên và tham gia các dịch vụ giáo dục chuyên biệt.

– Các rối loạn khác

Các rối loạn khác xảy ra đồng thời với những thiểu năng trí tuệ bao gồm chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và tự kỷ. Cả hai chứng bệnh này khiến cho việc học tập và hoạt động sống hằng ngày gặp nhiều khó khăn, đặc biệt nếu đi kèm với các dạng thiểu năng trí tuệ.

Cần hiểu rằng những thiểu năng học tập này xảy ra ở nhiều mức độ và tùy từng mức độ mà sẽ có các biện pháp khắc phục cho trẻ.

3. Sự khác biệt giữa thiểu năng trí tuệ mức độ nhẹ, trung bình và nặng

Các chuyên gia chia các loại suy giảm khả năng nhận thức thành 4 nhóm: thiểu năng trí tuệ mức độ nhẹ, thiểu năng trí tuệ mức độ trung bình, thiểu năng trí tuệ mức độ nặng, và thiểu năng trí tuệ rất nặng. Mức độ suy giảm của thiểu năng trí tuệ thay đổi rất đa dạng.

Chuyên gia sức khỏe tâm thần phải xem xét năng lực cũng như độ suy giảm của một người thông qua 3 lĩnh vực kĩ năng: khái niệm, xã hội và kỹ năng sống thực tế.

4. Những nguyên nhân dẫn tới bệnh thiểu năng trí tuệ ở trẻ:

Bất cứ khi nào có một điều gì đó cản trở sự phát triển bình thường của não bộ đều có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng một phần ba trẻ là tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thiểu năng trí tuệ là:

· Các vấn đề về gen. Ví dụ như hội chứng Down và hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy.

· Các vấn đề trong thai kỳ. Bao gồm những điều có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển não bộ của thai nhi, như mẹ uống rượu, sử dụng ma túy, dinh dưỡng kém, mẹ bị mắc một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai, mẹ bị tiền sản giật.

· Các vấn đề trong quá trình sinh nở. Thiểu năng trí tuệ có thể xảy ra nếu trẻ bị thiếu oxy trong khi sinh hoặc sinh quá non.

· Bệnh tật hoặc chấn thương (trước và sau khi sinh). Các loại hiễm trùng như viêm màng não, ho gà, sởi có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ. Chấn thương đầu nặng, suýt chết đuối, suy dinh dưỡng nặng, tiếp xúc với các chất độc hại như chì, bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng cũng có thể gây ra thiểu năng trí tuệ.

· Vô căn. Hai phần ba của tất cả các trẻ em bị thiểu năng trí tuệ chưa tìm được nguyên nhân.

Chẩn đoán thiểu năng trí tuệ ở trẻ

· Một trẻ có thể bị nghi là thiểu năng trí tuệ có thể vì nhiều lý do khác nhau. Nếu bé có bất thường về thể chất mà gợi ý cho một rối loạn di truyền hoặc rối loạn trao đổi chất, một loạt các xét nghiệm có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán, bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh để tìm các vấn đề về cấu trúc trong não, điện não đồ (EEG) để tìm kiếm bằng chứng của động kinh.

· Nếu trẻ chậm phát triển, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để loại trừ các vấn đề khác như vấn đề về thính giác và một số rối loạn thần kinh nhất định. Ngoài ra, bác sĩ có thể chẩn đoán thiểu năng trí tuệ ở trẻ em thông qua: các cuộc trò chuyện với cha mẹ, quan sát bé, kiểm tra chức năng trí tuệ và khả năng thích nghi của bé. Một đứa trẻ được coi là thiểu năng trí tuệ nếu có chức năng trí tuệ và khả năng thích nghi thấp hơn mức trung bình. Nếu chỉ có một triệu chứng, không thể được coi là thiểu năng trí tuệ ngay được.

· Sau khi chẩn đoán thiểu năng trí tuệ, một nhóm các chuyên gia sẽ đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể của bé. Điều này giúp họ xác định được những loại hỗ trợ nào cần cho bé để giúp bé thành công ở nhà, ở trường học và trong cộng đồng.

5. Tôi có thể làm gì nếu con tôi bị thiểu năng trí tuệ?

Các bước để giúp trẻ thiểu năng trí tuệ bao gồm:

· Tìm hiểu tất cả mọi thứ bạn có thể về thiểu năng trí tuệ. Bạn càng biết nhiều, thì càng tốt hơn cho con bạn.

· Khuyến khích tính độc lập của bé. Hãy để con bạn thử những điều mới và khuyến khích bé làm việc bằng chính sức của mình. Hướng dẫn bé khi cần thiết và khen bé khi bé làm một điều gì tốt hay học cách làm thành thạo một điều gì mới.

· Giúp bé tham gia vào các hoạt động nhóm. Tham gia vào một lớp nghệ thuật hoặc tham gia hướng đạo sinh sẽ giúp bé xây dựng các kỹ năng xã hội.

· Luôn theo sát bé. Bằng cách giữ liên lạc với giáo viên của con bạn, bạn sẽ có thể dõi theo tiến bộ của bé và củng cố những gì con bạn đang học tại trường học thông qua thực hành ở nhà.

· Nói chuyện với các phụ huynh khác có con bị thiểu năng trí tuệ. Họ có thể tư vấn và hỗ trợ tinh thần cho bạn.

· Có chế độ ăn uống tốt cho trí não, nhất là cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để tăng khả năng phản xạ của não bộ

“Neurozextra cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho não bộ, giúp não khắc phục được một số tổn thương, tăng khả năng phản xạ của các tế bào thần kinh, tăng khẳ năng nhận thức, tư duy, tăng cường sự tập trung khi học tập, tăng khả năng ghi nhớ”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *