Bổ sung axit hữu cơ trong chăn nuôi là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR). Bài viết này Dr.Tom sẽ cùng người chăn nuôi đi tìm hiểu xem axit hữu cơ là gì? Và những ứng dụng tuyệt vời của axit hữu cơ trong chăn nuôi, đặc biệt là trong nuôi tôm.
Giải đáp axit hữu cơ là gì?
Axit hữu cơ là hợp chất hữu cơ có một hoặc nhiều nhóm carboxyl, chúng tồn tại trong hầu hết các loại thực vật mà chúng tiêu thụ mỗi ngày. Loại axit này bao gồm axit carboxyl đơn chức, mạch thẳng và các chất dẫn xuất tương ứng của chúng như ác axit không bão hòa hydroxylic, phenolic và các acid carboxylic đa chức.
Acid hữu cơ gây ảnh hưởng lớn đến các nhóm vi khuẩn gây bệnh, chúng làm giảm độ pH của môi trường xung quanh khiến các vi khuẩn có hại không thể tồn tại được.
Hiện nay, acid hữu cơ đã được sử dụng rộng rãi thay thế các chất kháng sinh tăng trưởng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, tác dụng tốt hay xấu còn phụ thuộc vào hiệu năng, nồng độ sử dụng của người chăn nuôi.
Cơ chế kháng khuẩn của axit hữu cơ
Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ
Trong đường ruột của vật nuôi luôn tồn tại nhóm vi khuẩn có ích và nhóm vi khuẩn gây bệnh. Nhóm vi khuẩn có lợi bao gồm những vi khuẩn lên men sinh axit Lactic như: Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus,… Nhóm vi khuẩn gây bệnh thường là E.coli, Samonella, Clostridium perfringens, Vibrio,… Số lượng các nhóm vi khuẩn này thường được duy trì ở mức cân bằng. Do nguyên nhân nào đó tác động, số vi khuẩn gây bệnh tăng lên, trạng thái cân bằng bị phá vỡ khiến vật nuôi bị rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng giảm dẫn đến mắc bệnh.
Những vi khuẩn có ích sống trong môi trường có độ pH thấp hơn so với các vi khuẩn gây bệnh. Như vậy, việc bổ sung axit hữu cơ để giảm pH xuống thì sẽ ức chế được các nhóm vi khuẩn gây bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn có lợi phát triển.
Ứng dụng của axit hữu cơ trong chăn nuôi
Axit hữu cơ trong chăn nuôi được sử dụng với mục đích chính là ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, đồng thời duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột đem lại các công dụng tuyệt vời như:
— Hỗ trợ tiêu hóa Protein
— Hỗ trợ hấp thụ chất khoáng nhanh hơn, đặc biệt là vi khoáng
— Kích thích ruột tiết ra secretin, tụy tiết nhiều bicarbonate và acid mật
— Tăng sự tái tạo tế bào vi lông nhung
Acid hữu cơ được bổ sung trong khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia cầm
Một số loại axit thường dùng trong chăn nuôi:
— Axit Formic: sử dụng để sát khuẩn mạnh
— Axit Lactic: công dụng hạ độ pH, ức chế vi khuẩn lên men thối
— Axit Propionic: được trộn vào thức ăn để ức chế nấm mốc phát triển
— Axit Butyric: Sử dụng trong việc sát khuẩn, kích thích gia súc ăn nhiều, kích thích hệ miễn dịch của ruột
— Axit Fumaric, axit citric, axit succinic: được dùng kích thích lợn ăn
Ứng dụng axit hữu cơ cho tôm, cá
Ngoài việc được ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại axit hữu cơ ngày nay cũng được dùng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản để phòng trị bệnh đường ruột.
Một số loại acid hữu cơ có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn Vibrio spp , đặc biệt là Vibrio harveyi – gây bệnh phát sáng trên tôm. Người nuôi có thể sử dụng một số axit hữu cơ cho tôm như:
— Axit Acetic
— Axit Butyric
— Axit Formic
— Axit Propionic
— Axit Citric
Trong số đó, axit Formic là một trong những acid hữu cơ có khả năng ức chế Vibrio harveyi tốt hơn nhiều so với các axit khác.
Ngoài ra, axit Citric có thể cải thiện sự tăng trưởng cho động vật thủy sản. Một nghiên cứu gần đây về tôm thẻ chân trắng cho thấy, ngoài việc cải thiện giá trị dinh dưỡng cho thức ăn thì axit Citric chúng còn cải thiện được tỷ lệ sống của tôm, tăng khả năng miễn dịch trước các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra.
Acid hữu cơ gây ức chế sự phát triển của nhóm Vibrio
Ngày nay, có rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh những tác dụng tích cực của axit hữu cơ có trong thức ăn của tôm cá. Đây là ứng của viên sáng giá có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản. Đối với các trang trại nuôi tôm có quy mô lớn, việc sử dụng axit này sẽ giảm bớt đi chi phí sản xuất,
Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản là sự kết hợp của nhiều loài nuôi, hoạt động cho ăn, mô hình nuôi khác nhau nên việc sử dụng aixit hữu cơ cho từng điều kiện môi trường là khác nhau. Vì thế, khi sử dụng axit hữu cơ trong chăn nuôi thủy sản cần phải được sự chỉ định của chuyên gia về liều lượng đối với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi.