Hiệp hội hiện nay là một tổ chức khá phổ biến, đó tập hợp của nhiều cá nhân, tổ chức có chung những mục tiêu về định hướng phát triển và nhằm bảo vệ lợi ích lẫn nhau.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu và trả lời câu hỏi Hiệp hội là gì? và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Hiệp hội
Hiệp hội là gì?
Hiệp hội là một tổ chức lớn, trong đó bao gồm các tổ chức, hiệp hội nhỏ của nhiều quốc gia là thành viên, hoạt động dựa trên những mục tiêu chung về phát triển kinh tế, xã hội và nhằm mục địch giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Hiệp hội doanh nghiệp là gì?
Hiệp hội các doanh nghiệp là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng (tài khoản tiền Việt và ngoại tệ) tại ngân hàng; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về tài chính phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hội là gì?
Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
Đặc điểm của Hiệp hội
Sau khi nắm được định nghĩa về hiệp hội là gì?, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về đặc điểm của hiệp hội.
Quyền lập hội trên thế giới xuất hiện rất sớm. Ở Việt Nam, quyền lập Hiệp hội được quy định bởi luật số 102-SL/L-004 ngày 20 tháng 05 năm 1957 và các văn bản hướng dẫn thi hành của chính phủ.
Từ khi được thành lập, các thành viên trong Hiệp hội liên kết với nhau dựa trên nguyên tắc Hợp tác cùng phát triển và nhằm tạo ra sức mạnh chung trong hoạt động của mình.
Trong quá trình hoạt động, các thành viên trong một Hiệp hội sẽ cùng nhau bàn bạc, thảo luận về những vấn đề có liên quan đến sự phát triển chung của Hiệp hội cần sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn giữ được tính độc lập.
Cơ cấu hiệp hội thường chặt chẽ, nó được xây dựng trên cơ sở các cam kết mang tính pháp lí cao giữa các thành viên và được tuân thủ một cách chặt chẽ.
Các vấn đề mà Hiệp hội dưa ra để bàn luận có tính dân chủ và tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng giữa các thành viên của Hiệp hội.
Ví dụ: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất khụ vực, được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng Cốc ngày 08.08.1967 của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao 5 nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippies…
Hiệp hội các nước Đông Nam Á được lập ra với mục đích xây dựng một khu vực hòa bình, tự do, dân chủ và thịnh vượng, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
Điều kiện thành lập Hiệp hội ở Việt Nam
Để thành lập Hiệp hội, cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định.
Cụ thể, điều kiện để thành lập Hiệp hội bao gồm:
+ Mục đích thành lập Hiệp hội không được trái với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
+ Tên của Hiệp hội không được trùng lặp với tên và lĩnh vực hoạt động của những hiệp hội khác đã được thành lập hợp pháp trên địa bàn lãnh thổ.
+ Có điều lệ
+ Có trụ sở riêng
+ Có đủ thành viên đăng ký tham gia Hiệp hội.
Hiện nay, đối với các hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh pải đáp ứng được số lượng thành viên tối thiểu là 100 thành viên, đối vối các hiệp hội trong tỉnh thì phái đáp ứng tối thiểu là 50 thành viên, Hội có phạm vi hoạt động trong huyện thì phải đáp ứng được số lượng thành viên tối thiều là 20 thành viên, Hội có phạm vi hoạt động trong xã phải đáp ứng được số thành viên tối thiểu là 10 thành viên.
Đối với tất cả những hội này, thành viên tham gia đăng ký phải có đơn xin đăng ký một cách tự nguyện. Ngoài những điều kiện về thành viên của Hội thì ban vận động của Hội cũng cần đáp ứng được những điều kiện cụ thể như sau:
+ Người đứng đầu tham gia vận động các thành viên tham gia hội phải là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực trách nhiệm dân sự.
Số lượng thành viên ban vận động cũng phải đáp ứng theo điều kiện sau: +
+ Đối với các hội có quy mô hoạt động trên cả nước hoặc liên tỉnh phải đáp ứng được số lượng thành viên tối thiểu là 10 thành viên ban vận động
+ Đối vối các hiệp hội trong tỉnh thì phái đáp ứng tối thiểu là 5 thành viên ban vận động
+ Đối với các hội có quy mô hoạt động trông huyện, xã phải có ít nhất 3 thành viên ban vận động.
Như vậy, khi muốn thành lập hội, những người sáng lập trước tiên phải đáp ứng được những điều kiện về thành viên và thành viên Ban vận động.
Điều kiện thành lập hội
+ Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
+ Có điều lệ.
+ Có trụ sở.
+ Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Trình tự, thủ tục thành lập hội
Trong thủ tục thành lập Hội thì việc đầu tiên là phải chuẩn bị hồ sơ thành lập hội.
Trong đó hồ sơ thành lập hồ sơ thành lập hội bao gồm:
+ Đơn xin phép thành lập hội.
+ Dự thảo điều lệ.
+ Dự kiến phương hướng hoạt động.
+ Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
+ Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
+ Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
+ Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
Những cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập hội:
+ Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
+ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến Hiệp hội là gì? mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.