Lòng Tin Được Hình Thành Như Thế Nào? – Tâm Lý Học Ứng Dụng

Ngày càng khó để chúng ta tiếp tục nhạy cảm, tin người và mở lòng với cuộc sống trong thời đại của sự bất ổn, biến động toàn cầu, ly hôn và đời sống gia đình rối loạn này. May thay, nhiều người vẫn có những người bạn và gia đình mà ta có thể dựa vào, hoặc người bạn đời mà ta có thể tìm đến như một nơi trú ẩn an toàn, nơi mà ta có thể cởi bỏ “áo giáp”, thư giãn và là chính mình. Nhưng đôi khi, ngay cả ở đó thì tình hình cũng trở nên khó khăn.

Bạn đang đọc: Lòng Tin Được Hình Thành Như Thế Nào? – Tâm Lý Học Ứng Dụng

Khi áp lực hàng ngày xâm nhập vào không gian được bảo vệ của ta, hoặc một rắc rối bất ngờ trong mối quan hệ phá vỡ sự điềm tĩnh của ta, có thể ta sẽ bắt đầu cảm thấy bất an và nghi ngờ bản thân. Ta cũng có thể bắt đầu ngờ vực tình yêu, lòng chung thủy và sự đáng tin của người yêu/bạn đời. Ta có thể sẽ phản ứng với những nghi ngờ đó bằng cách vô tình có những hành vi né tránh họ một cách tế nhị.

Tại sao lòng tin lại dựa trên những nền tảng không vững chắc như vậy? Mặt khác, chẳng phải sẽ rất nguy hiểm nếu ta quá ngây thơ và dễ tin người hay sao? Ngày nay các cặp đôi gặp phải những vấn đề lòng tin nào mà cách đây 10 năm nó gần như không tồn tại? Cách nào tốt nhất giúp ta đối phó với những sự việc hoặc hoàn cảnh đe dọa hủy hoại lòng tin và sự tự tin của ta?

Tìm hiểu thêm: Tủ Quần Áo trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

>>>>>Xem thêm: APTIS là gì? Bài thi tiếng Anh APTIS của Hội đồng Anh – CLA – BKHN

Lòng tin là gì?

Từ điển Oxford định nghĩa lòng tin là “một niềm tin vững chắc vào độ tin cậy, sự thật, năng lực hoặc sức mạnh của một người hay một điều gì đó.” Ví dụ, ta tin tưởng những người tốt bụng với mình, những người chính trực và hành động đúng với lời nói của họ. Ta tin tưởng người mà mình có thể trông mong rằng họ sẽ luôn làm điều “đúng.” Trong một mối quan hệ thân mật, ta sẽ tin người yêu/bạn đời nếu họ dễ đoán, đáng tin cậy và chân thật.

Những vấn đề lòng tin có đang tăng lên?

Gần đây một số nhà tâm lý học báo cáo rằng trong 10 năm qua, những vấn đề lòng tin ở các cặp đôi tìm đến tư vấn đã tăng cao chưa từng thấy. Theo lời Joe Bavonese, thuộc Viện Quan hệ ở Royal Oak, Michigan, một phần của sự gia tăng này là do những tiến bộ công nghệ gần đây khiến cho những cặp đôi dễ dàng lừa dối nhau hơn, chẳng hạn như giấu tin nhắn, danh sách cuộc gọi, tin nhắn từ bạn bè trên Facebook và email.

Ngày nay, hàng trăm bài blog, bài viết và mục tư vấn đưa ra những lời khuyên nhằm giúp các cặp đôi giải quyết vấn đề rắc rối về lòng tin. Nhiều bảng câu hỏi có sẵn để đo lường lòng tin trong mối quan hệ (lòng tin vào đối tượng mà mình đang yêu thương) cũng như niềm tin toàn cầu (niềm tin vào bản chất con người). Rõ ràng, vấn đề lòng tin rất quan trọng đối với nhiều người, nhất là những người đang cố gắng có được một mối quan hệ đầy yêu thương và viên mãn.

Ban đầu chúng ta hình thành lòng tin như thế nào?

Trẻ em học cách tin như thế nào là một câu hỏi căn bản được giải đáp bởi các nhà tâm lý học phát triển lỗi lạc của thế kỷ 20, đáng chú ý nhất là Erik Erikson, John Bowlby và D.W. Winnicott. Mỗi người đều viết rất nhiều về niềm tin và vai trò chủ yếu của nó trong sự trưởng thành và phát triển liên tục của trẻ em.

Erikson nói rằng trẻ sơ sinh hình thành niềm tin cơ bản khi trẻ giải quyết thành công cơn khủng hoảng tâm lý (hoặc cơ hội) đầu tiên trong đời; đó là mâu thuẫn giữa Tin và Không tin. Khi một em bé được người lớn nuôi dạy và luôn được người này cố gắng đáp ứng nhu cầu, bé sẽ hình thành niềm tin ở cuối năm 1 tuổi. Erikson khẳng định rằng nhân tố then chốt ở giai đoạn phát triển này chính là tỷ lệ giữa tin và không tin.

Mức độ tin tưởng cao hơn ở trẻ em có liên quan mật thiết đến các kiểu gắn bó an toàn. Các bé mới biết đi mà tin tưởng vào môi trường xung quanh thường là những bé đã hình thành sự gắn bó an toàn với cha mẹ hoặc người chăm sóc. Trên thực tế, nhà lý luận về sự quyến luyến John Bowlby kết luận rằng niềm tin cơ bản, như Erikson định nghĩa, là hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển tâm lý khỏe mạnh của cá nhân trong suốt quãng đời của họ. Ông mô tả những kiểu gắn bó an toàn và không an toàn được Mary Ainsworth xác định ở các em bé 1 tuổi như là những dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện mức độ tin tưởng của các em. Theo Bowlby, “Giới hạn của an toàn-không an toàn… có vẻ cũng nói đến đặc trưng ở giai đoạn sơ sinh mà Erikson gọi là ‘niềm tin cơ bản.’ Vì vậy nó quyết định một khía cạnh của tính cách có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tâm thần.”

Nhà phân tâm học/bác sĩ nhi khoa D. W. Winnicott tin rằng việc trẻ dự đoán được cha mẹ sẽ làm gì là rất quan trọng để xây dựng lòng tin của trẻ. Trong cuốn sách của mình, Talking to Parents, ông viết, “Cha mẹ, đặc biệt là người mẹ ở những năm đầu, sẽ rất vất vả trong việc bảo vệ con khỏi những yếu tố bất ngờ.” Theo Robert Firestone, những bậc cha mẹ như vậy “có tính cách ấm áp, tình cảm, nhạy cảm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái và cũng cho trẻ sự kiểm soát, định hướng và hướng dẫn.”

Trải nghiệm ấu thơ góp phần gây ra những vấn đề về lòng tin

Có vô số trải nghiệm khó chịu thời thơ ấu góp phần gây ra sự không tin tưởng và thiếu tự tin ở trẻ em. Ví dụ, những câu trả lời không nhất quán của cha mẹ hay việc họ không thể đưa ra lời hứa sẽ khiến trẻ bất an và mất lòng tin. Cơn giận dữ đáng sợ của cha (hoặc mẹ) có thể phá vỡ niềm tin của đứa trẻ về một thế giới có thể dự đoán được. Sự phản bội lòng tin xảy ra cùng với việc bị lạm dụng tình dục hay những lần bị bạo hành nghiêm trọng trong thời gian dài có thể kích thích trạng thái tách biệt ở các nạn nhân trẻ tuổi. Những sự việc này cũng có thể khiến trẻ tin rằng mình sẽ bị phản bội trong tương lai, hoặc dẫn đến một số điểm mù nhất định trong khả năng trẻ đánh giá chính xác mức độ đáng tin cậy ở người khác.

Những cách giao tiếp không thành thật mà nhiều bậc phụ huynh sử dụng với nhau và với con cái cũng làm tổn hại đến lòng tin của trẻ. Người cha người mẹ thiếu chính trực có khuynh hướng dối trá trong quá trình giao tiếp (hành động của họ không tương ứng với lời nói). Thông điệp “nước đôi” của họ khiến con trẻ hoang mang và phá hỏng ý thức của trẻ về hiện thực. Gregory Bateson đã tập trung vào động lực quan trọng này – sự “tiến thoái lưỡng nan” – trong cuốn sách Steps Toward an Ecology of Mind của mình. Dựa trên nghiên cứu lâm sàng, ông kết luận rằng trẻ em học cách không tin vào nhận thức của mình trong các tương tác xã hội khi trẻ hoang mang và bối rối bởi những thông điệp “nước đôi” mà mình từng trải nghiệm trong gia đình.

Những sự kiện đau thương này trong thời thơ ấu để lại vết sẹo vô hình và có tác động sâu sắc đến ta trong suốt cuộc đời. Trong nỗ lực bảo vệ chính mình, chúng ta xây dựng một hệ thống phòng vệ chống lại nỗi đau, sự hỗn loạn và sự vỡ mộng. Một số người thề không bao giờ tin tưởng bất kì ai nữa; những người khác trở nên thận trọng thái quá và quyết tâm không trở thành “kẻ khù khờ.” Nếu bị sự không trung thực của cha mẹ làm tổn thương, ta có thể nhìn người khác từ một quan điểm sai lệch và hình thành thái độ hà khắc, cay độc đối với họ. Hành động tự phòng thủ này giúp ta duy trì ảo tưởng về sức mạnh và sự kiên cường, nhưng cũng chính nó sẽ hạn chế khả năng ta tin tưởng người khác và tìm kiếm sự viên mãn trong một mối quan hệ gần gũi.

********

Tác giả: Joyce Catlett – Biên tập bởi Tâm lý học ứng dụng

*Nguồn: sentayho.com.vnal/courses/giai-ma-long-tin-tai-sao-cac-cap-doi-khong-tin-tuong-lan-nhau

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *