Ngành Bất động sản là gì? Học khối nào

Kinh doanh bất động sản đang là lĩnh vực hot hiện nay và là một trong những động lực quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tại Việt Nam, lĩnh vực bất động sản đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các thành phần khác nhau trong xã hội. Vậy “ngành Bất động sản là gì và ra trường có làm công việc gì?” là vấn đề mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.

Bạn đang đọc: Ngành Bất động sản là gì? Học khối nào

1. Tìm hiểu về ngành Bất động sản

  • Bất động sản (tiếng Anh là “Real estate” hay “Real property”) là một thuật ngữ pháp luật có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó.
  • Kinh doanh bất động sản có thể hiểu khái quát là việc đầu tư nguồn vốn nhằm thực hiện hoạt động mua, xây dựng, nhận chuyển nhượng để bán (chuyển nhượng tức cho thuê, cho thuê lại hoặc cho thuê mua bất động sản, thực hiện môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm vào mục đích sinh lợi.
  • Ngành Bất động sản hay còn gọi là Kinh doanh bất động sản là một ngành thuộc nhóm ngành kinh doanh, tại các trường đại học, chương trình sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, luật, kinh doanh, quy hoạch và kiến thức chuyên môn về môi giới, kinh doanh, đầu tư, quản lý bất động sản.
  • Học ngành này, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập thông tin và phân tích thị trường bất động sản, triển khai các dịch vụ sàn giao dịch bất động sản và môi giới bất động sản, thực hiện thẩm định giá và quản lý bất động sản…

2. Chương trình đào tạo ngành Bất động sản

Dưới đây là khung chương trình đào tạo cơ bản và các môn học của ngành Bất động sản sẽ giúp các bạn nhận định học ngành này có khó không nhé.

I 1 2 3 4 Ngoại ngữ 5 Kinh tế vi mô 6 Kinh tế vĩ mô 7 8 9 Luật kinh doanh 10 II Kiến thức ngành 11 Kinh tế vi mô 2 12 Kinh tế vĩ mô 2 13 Kế toán quản trị 14 15 16 17 Kinh tế phát triển 18 19 20 21 22 Kinh tế lượng 23 24 25 26 27 28 29A 30A Đầu tư tài chính 31A Định giá đầu tư 32A 29B 30B Kinh tế đô thị 31B 32B III

Theo Đại học Kinh tế TP. HCM

Ngành Bất động sản – Một ngành học mới xuất hiện tại Việt Nam

3. Các khối thi vào ngành Bất động sản

– Mã ngành: 7340116

– Để theo học ngành Bất động sản, bạn cần phải đăng ký các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lí – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh
  • C04: Toán – Ngữ văn – Địa lý
  • C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
  • D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa Học – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh
  • D96: Toán – Tiếng Anh – Khoa học xã hội

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Bất động sản

Điểm chuẩn ngành Bất động sản của các trường đại học dao động từ 18 – 22 điểm, tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018.

5. Các trường đào tạo ngành Bất động sản

Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Bất động sản, chỉ có các trường sau:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên
  • Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
  • Đại học Tài chính – Marketing

Ngoài ra, một số trường đại học khác cũng đào tạo các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực bất động sản như Đại học Nông lâm TP.HCM (chuyên ngành Quản lý thị trường bất động sản), Đại học Kinh tế TP.HCM (chuyên ngành Kinh tế bất động sản) hay Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (chuyên ngành Quản trị kinh doanh bất động sản).

Tìm hiểu thêm: Quản trị nhân lực (Human Resource Management – HRM) là gì?

>>>>>Xem thêm: Polygon (MATIC) là gì? Toàn tập về tiền điện tử MATIC

Kinh doanh bất động sản đang là lĩnh vực hot hiện nay

6. Cơ hội việc làm của ngành Bất động sản

Sinh viên tốt nghiệp ngành Bất động sản có thể tự hoạt động như một trung gian môi giới Bất động sản, hoặc ứng cử vào vị trí nhân viên, quản lý của các văn phòng giao dịch, các công ti về Bất động sản. Vị trí cụ thể gồm:

  • Nhân viên môi giới, nhân viên phòng giao dịch bất động sản, nhân viên phòng dự án – kế hoạch, dịch vụ khách hàng…
  • Nhân viên kinh doanh
  • Quản lý, huấn luyện nhân viên bán hàng
  • Trợ lý giám đốc dự án
  • Quản lý văn phòng giao dịch Bất động sản
  • Quản lý dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên quy hoạch và phát triển kinh doanh
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư bất động sản
  • Chuyên viên thẩm định giá trị bất động sản
  • Nhà quản lý và phát triển bất động sản
  • Nhà đầu tư bất động sản

Ngoài ra, sau khi học ngành Bất động sản, sinh viên có khả năng làm việc tại:

  • Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về lĩnh vực định giá đất đai và bất động sản như: Bộ Tài nguyên và và Môi trường, Bộ Xây dựng, Cục Quản lý đất đai, Các Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính.
  • Các cơ quan, viện nghiên cứu về đất đai và bất động sản
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành Quản lý thị trường bất động sản
  • Các công ty môi giới và định giá bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; Trung tâm định giá bất động sản; các dự án liên quan đến bất động sản; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản và nhiều Công ty nhiều công ty, dự án trong và ngoài nước đang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản

7. Mức lương ngành Bất động sản

  • Đối với sinh viên học ngành Bất động sản khi mới ra trường được làm việc tại vị trí nhân viên các công ty về bất động sản sẽ có mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm mà người làm trong lĩnh vực bất động sản sẽ có mức thu nhập cao hơn.
  • Tuy nhiên, kinh doanh Bất động sản là nghề có mức thu nhập không giới hạn, linh hoạt về mặt không gian và thời gian. Cơ hội nghề nghiệp trải rộng từ kinh doanh cá nhân đơn lẻ, các công ty môi giới bất động sản đến làm việc trong các tập đoàn bất động sản đa quốc gia. Có thể kết hợp làm việc trong tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề khác.

8. Những tố chất cần có trong ngành Bất động sản

  • Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt;
  • kỹ năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý khách hàng, khả năng nói trước công chúng;
  • Có vốn hiểu biết sâu rộng, ham học hỏi và tìm hiểu thông tin, kiến thức thuộc các lĩnh vực của đời sống;
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực cao;
  • Năng động, tự tin, linh hoạt trong giao tiếp và ứng xử;
  • Có khả năng ngoại ngữ và tin học.

Với những thông tin trên, các bạn đã hiểu được phần nào về ngành Bất động sản để từ đó có thể đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *