Từ lâu, Logistics đã trở thành một công cụ không thể tách rời của mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Một bộ máy Logistics vận hành kém hiệu quả khiến toàn bộ dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp bị trì trệ, ảnh hưởng cả về thời gian lẫn chất lượng.
Bạn đang đọc: Logistics Là Gì – Tất Tần Tật Về Ngành Logistics | Logivan
Ngược lại, mọi nỗ lực nghiên cứu và thực thi dự án cho đến kết quả cuối cùng đạt được sẽ trở nên hoàn thiện và hạn chế được những bất cập tác động đến hoạt động kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ khác nếu biết cách triển khai hiệu quả hoạt động Logistics.
Trong bài này, LOGIVAN sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm Logistics, những lợi ích doanh nghiệp có thể đạt được từ hoạt động then chốt này cũng như những cơ hội, thách thức trong ngành hiện nay.
Những năm gần đây, Logistics đang dần trở thành một trong những ngành hot và thu hút rất nhiều các bạn trẻ. Trong bài này, LOGIVAN sẽ giải thích cho bạn hiểu Logistics là gì, cũng như những kiến thức cần biết về ngành này: mức lương, công việc cụ thể và những cơ hội việc làm trong ngành logistics…
Logistics Là Gì?
Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
Có thể hiểu đơn giản, Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh việc “đội giá” sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu thực thi hoạt động Logistics hiệu quả.
Phân loại Logistics theo quá trình
Inbound Logistics (Logistics đầu vào): gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Dòng dịch chuyển này cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất có thể.
Outbound Logistics (Logistics đầu ra): gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…) sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp..
Reverse Logistics (Logistics ngược): gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.
Tìm hiểu thêm: Lãi suất tham chiếu là gì? – Taichinhz
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu ngách là gì? cách nhận biết thị trường ngách? ✔️
Cơ Hội Và Thách Thức Trong Ngành Logistics
Cơ hội
Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2018 vượt 482 tỷ USD, cộng với triển vọng đầu tư nước ngoài đến từ nhiều công ty đa quốc gia như Unilever, Nestlé, Samsung,… tạo điều kiện cho ngành Logistics trong nước trở nên cạnh tranh và phát triển hơn.
Nhà nước đã triển khai quy hoạch và đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt xuyên Á, hệ thống đường bộ cao tốc,… tạo thuận lợi hội nhập sâu trong khu vực và trên thế giới.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi: hệ thống giao thông đường bộ có các con đường quốc lộ và cao tốc nối liền các tỉnh, các vùng và liên thông đến các cửa khẩu quốc tế với Lào, Trung Quốc, Campuchia; đường bờ biển trải dài hơn 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia… là những điều kiện tiên quyết để phát triển ngành Logistics.
Công nghệ thông tin đang trên đà phát triển và chính là một trong những yếu tố then chốt để phát triển hoạt động Logistics tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu khai thác thị trường quốc tế.
Thách thức
Trên 70% doanh nghiệp dịch vụ Logistics hiện nay có quy mô vốn vừa và nhỏ, 7% doanh nghiệp có vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó nhóm sở hữu vốn lớn chủ yếu là những doanh nghiệp đa quốc gia. Việc khan hiếm vốn và chậm phát triển công nghệ là hai yếu tố khiến các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Lao động lành nghề đang bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics phần nhiều chưa được đào tạo bài bản và chưa đáp ứng được tối đa chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.
Bất cập về trình độ công nghệ thông tin: kết quả điều tra của Đại học kinh tế Quốc dân cho thấy, việc ứng dụng phần mềm vào quản lý kho bãi và cơ sở bán hàng ở đa phần các tỉnh, thành rất thấp (cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 39,3%; Hà Nội 32,7%; Đà Nẵng 30,3%). Ngoài ra, tổ chức tư vấn SMC cũng cho biết 45% công nghệ thông tin của nhà cung cấp trong nước không đạt yêu cầu. Hạn chế về mặt công nghệ là một điểm yếu khiến các doanh nghiệp trong nước khó có thể vươn lên thị trước quốc tế.
Ngành Logistic đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng trưởng 15-30% và chiếm 20% tổng GDP cả nước. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 1.500 doanh nghiệp làm việc trong ngành Logistics, tuy nhiên chỉ có 5-7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Đây là một tỷ lệ rất thấp và là một cơ hội rất lớn cho các bạn trẻ đang có ý định theo học ngành này.
Tuy nhiên, để thành công với nghề Logistics cũng cần rất nhiều cố gắng. Và đòi hỏi phải luôn năng động, đáp ứng được khả năng ngoại ngữ: đa phần các công ty làm trong lĩnh vực Logistics đều có xu hướng muốn phát triển hợp tác với các đơn vị nước ngoài, vì thế việc giao tiếp cũng như sử dụng chứng từ tiếng Anh là việc chắc chắn sẽ gặp phải.
Vậy nên:
Bạn hãy chủ động trang bị cho mình khả năng ngoại ngữ nếu muốn theo ngành này nhé.
Học Logistics Ở Đâu:
Hiện nay, có một số trường dạy Logistics như:
- Đại học Ngoại thương Hà Nội.
- Đại học Kinh tế TpHCM.
- Đại học Giao thông vận tải TpHCM.
- Đại học Kinh tế – Luật.
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TpHCM.
- Đại học Quốc tế RMIT.
- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại.
Nếu bạn đang có ý định du học châu Âu, Hà Lan sẽ là một đất nước lý tưởng để học Logistics – đây là quốc gia trung chuyển 54% tổng lượng hàng hóa vào châu Âu. Tương tự là Singapore của Châu Á.
Học Logistics Xong Làm Gì – Lương Bao Nhiêu?
Tìm hiểu thêm: Lãi suất tham chiếu là gì? – Taichinhz
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu ngách là gì? cách nhận biết thị trường ngách? ✔️
Sau khi có tấm bằng về Logistics, sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm mở ra cho bạn. Bạn có thể tham khảo trên các trang tìm việc, với từ khóa vị trí:
- Nhân viên thu mua.
- Nhân viên kiểm kê.
- Nhân viên quản lý hàng hóa.
- Nhân viên xuất nhập khẩu.
- …
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, mức lương khởi điểm cho các vị trí này thường vào khoảng 300-700$ tùy vào khả năng của bạn. Đây là một mức khá ổn nếu so với mặt bằng chung, để bạn có thể yên tâm theo đuổi công việc yêu thích của mình.
LOGIVAN đã và đang thay đổi ngành Logistics Việt Nam
Được thành lập để tạo ra giải pháp cho bài toán lớn của ngành vận tải đường bộ, LOGIVAN giúp bạn giải quyết tình trạng xe tải hàng chạy rỗng chiều về (chủ hàng thường không tiếp cận được nguồn xe chạy rỗng này, lại tiếp tục sử dụng các dịch vụ thuê xe tải chở hàng), cung cấp nhiều sự lựa chọn phù hợp cho chủ hàng khi tìm xe để chuyển hàng và tăng đến 30% thu nhập cho các chủ xe.
Hãy cùng LOGIVAN tối ưu hóa chuỗi cung ứng và khai thác hiệu quả hoạt động Logistics cho quá trình sản xuất – kinh doanh của bạn nhé!