Trong thế giới “ô môi” – Tuổi Trẻ Online

Phóng toNgười ta gọi những người đồng tính luyến ái nữ là “ô môi”. Có những “ô môi” thật, có những “ô môi” giả. Thế giới của những ô môi khá phức tạp với những thay đổi thất thường về tâm sinh lý. Và có không ít bi kịch đã xảy ra.

Giấu nơi này, bày nơi khác!

Đã 5 năm trôi qua kể từ ngày lên TP.HCM làm công nhân may, Thanh quê ở Lâm Đồng vẫn chưa về thăm quê lấy một lần. Ngay cả khi năm hết tết đến, Thanh cũng không rời khỏi căn nhà trọ, mặc dù hàng chục công nhân khác đã về quê hết, nhà trọ trở nên vắng ngăt, buồn tênh. Trong khi đó, người mẹ già của Thanh buồn rầu đến phát bệnh vì không hiểu sao đứa con gái của bà cứ lánh xa gia đình đi biền biệt.

Từ lúc lên thành phố, Thanh như biến thành người khác. Thanh ăn mặc “bụi bậm”, gây ấn tượng mạnh với những loại quần áo jeans, nhiều túi với những vệt bạc trắng xen kẽ những đoạn vải rách tua rua. Đặc biệt, Thanh làm giấy tờ giả, cải họ đổi tên từ Trần Thị Thanh thành Nguyễn Văn Nam và “cặp bồ” với một số cô gái. Tuy vậy, với những người dưới quê thì Thanh vẫn muốn giấu nhẹm mọi chuyện.

Một lần, Thanh khóc và tâm sự với chúng tôi: “Từ lúc mới lớn, tui đã cảm nhận mình không bình thường như những cô gái khác. Mặc dù ai cũng coi tui là con gái nhưng trong thâm tâm, tui luôn nghĩ mình là con trai! Ở quê, sợ mọi người bàn tán nên tui phải “đóng vai mội người khác”. Còn ở đây chẳng ai biết nên tui được sống thực với những gì mình muốn(!?).

Tại các quán nhậu xung quanh khu công nghiệp Bình Chánh, thỉnh thoảng người ta lại thấy một nhóm “ô môi” là công nhân từ nhiều tỉnh, thành khác tụ tập lại và muốn nổi loạn để chứng tỏ mình. Họ thi nhau uống rượu, hút thuốc lá, gõ chén bát ầm ĩ.

Mấy bận, mấy “ô môi” đang nhậu tưng bừng chợt sững lại trước mấy lời nhận xét của đứa con chủ quán: “Trời, đàn ông gì mà người già, người trẻ đều không có cọng râu nào trên mặt. Chắc là pê đê tụi bay ơi!”. Hôm đó, trong cơn say một số “ô môi” đã đập chén đĩa khóc lóc than vãn về hoàn cảnh bi đát của mình.

Th. (ĐH KHXH & NV) vốn không phải là một “ô môi” bẩm sinh. Th. có người yêu là một chàng sinh viên (SV) ĐH Kinh tế đẹp trai, ga lăng. Nhưng từ khi ở chung phòng với một nữ sinh viên mà mọi người xì xào gọi là “ô môi”, tính tình Th. thay đổi nhiều. Th. lơ là và cuối cùng “xù” người yêu để quay sang “cặp bồ” với người bạn cùng phòng.

Khi mẹ Th. hay tin, bà lặn lội từ Hội An vào Sài Gòn với ý định giải thoát con mình khỏi “bùa mê” của “ô môi”. Th. đã quỳ lạy như tế sao và xin bà đừng nỡ “chia lìa đôi lứa” (!?). Th. còn hứa là sẽ không bao giờ trở về quê nữa, để mẹ và họ hàng khỏi mang tiếng xấu.

Hậu quả khó lường

Một số công nhân ở khu nhà trọ gần công ty Poun Yuen (TP.HCM) vẫn chưa quên vụ xì căng đan của một “ô môi” tên là T.T.N, quê ở Bình Thuận xảy ra cách đây vài tháng. Lúc đó, T.T.N sống chung nhà trọ với người anh ruột làm cửa sắt.

Anh của T.T.N yêu cô công nhân khá xinh đẹp T.L từ miền Tây lên. Hai bên quen nhau được một thời gian thì T.L bỗng dưng xa lánh người anh và trở nên thân thiết khác thường với cô em. T.T.N và T.L thuê nhà để sống chung với nhau…

Đau khổ vì đứa em đã cướp mất bồ của mình, người anh đã nổi cơn ghen. Anh ta đã đóng cửa phòng, cột hai người lại với nhau đồng thời bắt hai người khai nhận giữa họ có mối quan hệ “quái đản”. T.T.N không chịu khai thì bị anh trai mình lấy dao cứa vào tay và đòi giết chết.

Một ngày nặng nề trôi qua, khi những công nhân sống gần đó doạ sẽ báo công an thì anh ta mới tha cho cả hai. Tuy nhiên từ đó tình cảm giữa hai anh em luôn hằn học như kẻ thù. T.T.N còn bị người thân và cả bạn bè lên án chửi mắng.

Ở khu vực quận 3 có một cặp đồng tính, (quê ở Đồng Tháp) sống chung với nhau hơn 10 năm. Mặc dù trước mặt mọi người, hai người tỏ ra quan hệ như chị em bình thường nhưng khi về nhà, “người chồng” rất ghen tuông, tra xét từng cử chỉ của “người vợ”. Chính vì vậy, “người vợ” không chịu nổi, đã… bỏ đi lấy chồng.

Tuy nhiên, vì sống lâu trong “thế giới ô môi” và bị “ô môi hóa” khá mạnh nên người phụ nữ này cuối cùng cũng ly dị chồng. Chị đã không thể thích nghi với cuộc sống lẽ ra vốn rất bình thường với bản thân mình…

Trong khi đó, lý do khiến H. (quê ở An Giang) SV ĐH Mở vốn đến với “thế giới ô môi” và trượt dài trong đó vì H. cảm thấy không còn ai đáng tin cậy cũng như đủ kiên nhẫn – ngoài một “ô môi” sát phòng trọ- với cô để thông cảm, chia sẻ sau “vố” thất tình nặng nề năm trước.

“Điều trị” được không?

TS Y khoa Lê Thúy Tươi – người từng có thời gian ở nước ngoài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giới tính cho biết: “Hiện tượng đồng tính luyến ái được giải thích với nhiều giả thuyết, trong đó có giả thuyết do rối loạn lệch lạc về hình ảnh đối tượng diễn ra trên não của những người này, trong khi đó các bộ phận sinh dục của họ vẫn bình thường.

Thống kê trên cả thế giới có khoảng 4% cả nam lẫn nữ bị đồng tính luyến ái. Bởi lẽ, phụ nữ thường kín đáo, bản chất chung thuỷ và thường không quá cuồng nhiệt trong quan hệ tình dục…nên có vẻ ít nổi loạn hơn quan hệ đồng tính nam. Thực ra đây cùng là vấn đề gây đau đầu cho xã hội. Theo bác sĩ Lê Thúy Tươi sự lệch lạc tình dục này đi ngược lại đạo đức Á Đông, gây ra những hệ luỵ đáng tiếc.

Bác sĩ Tươi phát biểu:”Thử nghĩ xem cha mẹ nào chả muốn con mình lớn lên lập gia đình, sinh con đẻ cai bình thườnh như bao người khác? Vậy mà ở đây, họ lại thấy tương lai con cái mù mịt, hỏi ai mà chẳnh buồn đau và gia đình nào trong cảnh ấy mà chẳng xáo trộn?…Bác sĩ Tươi cũng lưu ý những người bị ô môi thường bị mặc cảm. Do đó họ cần những biện pháp tâm lý để xoa dịu tâm hồn.

Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thu Hiên – trung tâm tư vấn tình yêu – hôn nhân gia đình thuộc T.Ư Hội LHTN Việt Nam (145 Pasteur, Q.3, TP.HCM) cho rằng trong thế giới những người đồng tính, chỉ có một số là do bẩm sinh, còn phần lớn là do bị ảnh hưởng hoặc bắt chước, đua đòi để làm những chuyện trái tự nhiên và lạ đời.

Trong sinh hoạt đời thường, vì là đồng giới nên những người đồng tính có điều kiện thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với nhau, nhất là ở các phòng trọ… nên tình trạng “ô môi”, “gay” càng dễ nảy sinh. Xã hội và gia đình ngày càng xa lánh thì các “ô môi” càng dễ tìm đến với nhau…

Theo chuyên viên tư vấn Hiên thì cách tốt nhất để chữa và để kéo ô môi về cuộc sống bình thường là, nên thông cảm, giúp đỡ và hướng họ tới cuộc sống lành mạnh. Tuyệt đối không nên khinh rẻ , miệt thị họ như không ít người đã và đang làm! “Hiện nay, có những người đồng tính “cải giới” bằng phẫu thuật. Theo tôi, điều đó là không nên vì tuổi thọ của họ sẽ bị rút ngắn rất nhiều!” – chuyên viên tư vấn Thu Hiên nhấn mạnh.

Tuy nhiên, không chỉ với những “ô môi” và những người đồng tính thật sự mới được quan tâm mà những “ô môi” dởm cũng rất cần được xã hộ tiếp cận hỗ trợ thông qua các chương trình giáo dục giới tính và hướng dẫn kỹ năng sống…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *