Thực học [28/12/2014] – Clb Học Thuật Lan Toả

Ngày: 28/12/2014

Địa điểm: Đại học Hoa Sen, Số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, Tp. HCM

Người trình bày: Châu Dương Quang, Institute of Education (University College London)

Người hướng dẫn:

  • Nhà văn Nguyên Ngọc, Đại học Phan Châu Trinh
  • TS. Nguyễn Thị Nhài, Đại học Quốc tế RMIT
  • TS. Dương Ngọc Dũng, Khoa Triết học, Đại học KHXH&NV Tp.HCM

I/ Các nét chính trong phần trình bày

Nguyễn Trường Tộ: người đầu tiên nhắc đến khái niệm “thực học” ở Việt Nam

a. Cuộc đời Nguyễn Trường Tộ

– Bối cảnh xã hội: Triều đình có chính sách hà khắc với Công giáo, đỉnh điểm là lệnh cấm đạo và chính sách bắt giết, chặt đầu giáo sĩ, giáo dân dưới thời vua Tự Đức.

– Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871):

  • Sinh ra trong gia đình Công giáo nhưng theo Nho giáo
  • Không theo con đường khoa bảng truyền thống
  • Học tiếng Pháp và tiếp xúc văn hóa Pháp, văn minh phương Tây
  • Cuộc đời của ông qua các giai đoạn lịch sử:
    • 1858: Pháp đánh Đà Nẵng, ông lánh sang Hong Kong (Hong Kong trong giai đoạn này là thuộc địa của Anh, ảnh hưởng văn minh phương Tây à ảnh hưởng lớn đến nhận thức của ông)
    • 1861: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, ông đáp tàu về nước, bắt đầu viết bản điều trần/ kiến nghị đầu tiên gửi vua Tự Đức
    • 1862: Thiết kế tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn, một công trình có quy mô và có giá trị bền vững cho đến tận ngày nay, đây là công trình kiến trúc kiểu Pháp đầu tiên do một kiến trúc sư Việt Nam thực hiện
    • 1866: Được Tự Đức trọng dụng, được cử sang Pháp học hỏi các chuyên gia kỹ thuật để mở trường về khoa học kỹ thuật hiện đại
    • 1868: Về nước, tình hình đất nước thay đổi (Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây), ông không còn được trọng dụng như trước, cáo quan về quê
    • 1871: Qua đời (tổng cộng đã viết khoảng 60 điều trần)

b. Tư tưởng Thực học

– Được nhắc đến trong 3 điều trần:

  • 1866: Học thực dụng
  • 1867: Tế cấp bát điều
  • 1871: Cải cách phong tục

→ 2 hướng chính: Học hỏi phương Tây, bài hư học và phát triển thực học

– Ý nghĩa của thực học:

+ “Thực học là học để thực sự hiểu chứ không phải học vẹt. Thực học là quá trình phát triển những góc nhìn riêng.”

Ví dụ: Góc nhìn khác nhau về Hồi giáo (liệu có phải là một tôn giáo chỉ gắn liền với khủng bố, đánh bom), lãnh đạo (không chỉ trong lãnh đạo người khác mà còn là lãnh đạo bản thân)

+ “Thực học là học những điều gần gũi với thực tế trước (Cách vật) rồi mới học những môn học, kiến thức trừu tượng (Trí tri). Tuy nhiên, Trí tri cũng là để Cách vật.”

Cách vật: hiểu được nền tảng, các sự vật xung quanh trước rồi mới học đến các lý thuyết trừu tượng.

Giáo dục Việt Nam thiếu hụt ở bước “Cách vật”.

+ “Thực học là học để làm Người”

1 trong 4 trụ cột về giáo dục của UNESCO: học để chung sống với mọi người

II/ Ý kiến bổ sung của khách mời

1. So sánh quan điểm của Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ

[Bác Nguyên Ngọc]:

Quan điểm của Fukuzawa Yukichi về cải cách giáo dục hoàn chỉnh và toàn diện hơn. Nếu Nguyễn Trường Tộ nhìn sức mạnh phương Tây từ sức mạnh vũ khí, kỹ thuật thì Fukuzawa nhìn ưu thế của phương Tây là “sức mạnh của nền văn minh”.

2. Tại sao tư tưởng cải cách của Fukuzawa Yukichi được thực hiện triệt để ở Nhật Bản mà tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ không được thực hiện ở Việt Nam?

[Thầy Dũng]:

Nguyên nhân được phân tích cụ thể trong cuốn “Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ: Tư tưởng cải cách giáo dục” của PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực:

Fukuzawa Yukichi: Hoàn cảnh gia đình, bản thân, xã hội là cơ sở, tạo điều kiện tốt cho các đề xuất của ông được xem xét và thực hiện.

Nguyễn Trường Tộ: cũng có nhiều người ủng hộ, nhưng hoàn cảnh xã hội không cho phép, hệ

nhận thức của xã hội trong giai đoạn này rất khó thay đổi.

[Bác Nguyên Ngọc]:

Chủ nghĩa Tư bản xâm nhập sang phương Đông, nhưng chỉ thành công ở Nhật Bản. “Lịch sử nhìn theo quan điểm sinh thái học” chia thế giới thành 4 khu vực: Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập, Phương Tây + Nhật Bản -> Nhật Bản được xem ngang hàng với phương Tây.

Nhật Bản: có chế độ phong kiến thật sự, có giai cấp tư sản, tầng lớp samurai à điều kiện thuận lợi để áp dụng văn minh phương Tây

→ Nền tảng xã hội đóng vai trò quan trọng.

III/ Tọa đàm

1. TS. Nguyễn Thị Nhài

– Giáo dục cần chú trọng vào 3 yếu tố: practicality, flexibility và mobility

+ Practicality: tính thực chất, học vì bản thân

+ Flexibility: linh hoạt, học hỏi, tìm hiểu nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau

+ Mobility: chuyển động, tiếp xúc với các nền văn hóa, môi trường mới

– Quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên phương Tây:

+ Tìm kiếm thông tin, tương tác, phản biện

+ Xử lý thông tin: phân tích, so sánh, đối chiếu, đồng tình với quan điểm nào, mức độ đồng tình và lý do

+ Critical thinking: hình thành quan điểm, thế giới quan của bản thân

+ Tái tạo: biến tri thức tiếp thu được thành tri thức của chính mình

+ Ứng dụng tri thức vào cuộc sống

+ Sáng tạo và tư duy trừu tượng

– Giáo dục truyền thống phương Đông không quá xem trọng việc phát biểu, nói lên ý kiến của người học, tương tác giữa người dạy và người học. Sinh viên Việt Nam chỉ dừng lại ở việc đào sâu tiếp thu kiến thức, còn thiếu các kỹ năng: tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin, tư duy phản biện…

– Tuy không được công nhận nhiều như tri thức từ phương Tây nhưng tri thức từ phương Đông cũng mang lại giá trị riêng.

2. TS. Dương Ngọc Dũng

Thực học là học những gì thực tế. Vậy “thực tế” là gì?

Phân loại môn học dựa trên xuất phát từ nhu cầu, sở thích:

– Kiểm soát thế giới tự nhiên, thiên về kỹ thuật à các môn học tự nhiên

– Hiểu biết mang tính lịch sử à văn chương, tâm lý học

– Phê phán à triết học: bảo vệ lí tính, suy nghĩ tự do của con người à tư tưởng thực học

Bản chất của việc học: khẳng định quyền tư duy độc lập, truy tìm chân lý đến cùng, không đầu hàng trước bất kỳ thế lực nào.

Khái niệm “học tập suốt đời”: bản chất mang ý nghĩa là hoàn thiện bản thân, nhưng dần dần bị biến thể thành công cụ của toàn cầu hóa, phục vụ nghề nghiệp, không còn mang ý nghĩa “hoàn thiện bản thân”.

3. Nhà văn Nguyên Ngọc

Thời phong kiến, nền giáo dục chưa hẳn là học vẹt, giáo điều. Trạng nguyên vẫn có thể trị nước, đánh giặc.

Quá trình tự học của bác sau chiến tranh:

– Chịu ảnh hưởng văn hóa, giáo dục của Pháp: học những gì rất cơ bản, hình thành thói quen tìm hiểu về mọi thứ à nền tảng cơ bản và ý chí muốn học

– 9 năm ở miền Bắc: học từ những người xung quanh, dựa trên nền tảng cơ bản, ý chí muốn học và ngoại ngữ là tiếng Pháp

→ Giáo dục Việt Nam hiện nay không mang lại một nền tảng để có thể tự học suốt đời.

“Thực học” không chỉ nên được hiểu và thực hiện một cách hạn hẹp là chỉ học kỹ thuật (tin học, kinh tế…) hoặc những gì cụ thể tạo ra lợi ích đo đếm trước mắt được.

4. TS. Nguyễn Khánh Trung, Nghiên cứu viên Viện Giáo dục IRED

Hình ảnh lý tưởng của một công dân thế kỷ 21 với 7 kỹ năng. Trong đó, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề là 2 kỹ năng quan trọng nhất.

Giáo dục Pháp mang lại khả năng tư duy, kỹ năng tự giải quyết vấn đề, đề cao khả năng đặt câu hỏi, phản biện, tương tác.

Cần bắt đầu giáo dục từ giai đoạn còn nhỏ, từ trong cách giáo dục của gia đình.

III/ Hỏi – đáp

1. Thế nào là giáo dục khai phóng?

[Thầy Dũng]:

Giáo dục khai phóng: Liberal education ß liberate (động từ): giải phóng

Khai phóng = khai minh + giải phóng

Cần phân biệt 2 khái niệm:

– Đào tạo (training): cung cấp kỹ năng cụ thể

– Giáo dục (education): mở rộng tầm nhận thức

Mỗi con người đều bị giam cầm trong một cái “hang” (xã hội, hệ tư tưởng, chế độ chính trị…). Cần tìm cách thoát ra khỏi cái hang đó để khai phóng tiềm năng, giải thoát bản thân ra những tư tưởng sai lầm, đọc sách để biết được người ta đã thoát ra như thế nào.

Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh trong tác phẩm “Tâm hồn cao thượng”: Đi học là tham gia vào cuộc chiến đấu chống lại sự ngu dốt.

[Bác Nguyên Ngọc]:

Giáo dục = giải phóng tiềm năng trong mỗi con người, thoát ra khỏi sự dốt nát

Không có học trò kém, mỗi người đều có một thế mạnh riêng. Giáo dục là để giúp con người tự nhận ra thế mạnh, từ đó giải phóng chính mình.

3 yếu tố để theo đuổi giáo dục khai phóng:

– Tâm huyết

– Chương trình học: bao gồm cả các môn tự nhiên và xã hội

– Không gian (campus) tự do, sinh động sôi nổi với các hoạt động học thuật

→ Đào tạo cho cả cuộc đời, không đào tạo theo nhu cầu xã hội

Giáo dục phải làm cho con người bị tổn thương, làm cho con người nhận ra cuộc sống hiện tại chỉ là một hạnh phúc chật hẹp, cuộc đời không nên dừng lại ở đó, từ đó khơi gợi ở họ khao khát, hoài bão vươn ra thế giới.

[Chị Nhài]: Một số tồn tại trong việc thực hiện giáo dục khai phóng

Mỹ là nước thành công về triết lý giáo dục khai phóng, nhưng những giá trị mang lại chỉ được giới hạn dành cho các trường tư (người học có điều kiện kinh tế thuận lợi), và nước Mỹ tự thân không giải quyết được vấn đề khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Châu Âu dự định đóng cửa một số ngành học khoa học xã hội nhân văn, giảm chỉ tiêu đầu vào, vì sinh viên ra trường không tìm được việc. Vậy nhân văn là ở bản thân nó hay người thực hiện nó? UNESCO tuy chủ trương giáo dục khai phóng nhưng bị ảnh hưởng của chính trị rất nhiều.

Giáo dục khai phóng ở một số nơi đang gần như tiến đến Chủ nghĩa Tân Tự do (Neoliberalism), tự do hóa mọi thứ và gần như Tư bản, gây sự cách biệt thu nhập rất sâu, dẫn đến sự kỳ thị về năng lực dựa trên mức thu nhập.

→ Triết lý giáo dục khai phóng mang tính nhân văn rất rõ ràng, nhưng cách nó được thực hiện ở một đất nước như thế nào, với mục đích gì và dành cho ai mới là vấn đề.

2. Chia sẻ từ người tham dự: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” à Thực học cần bắt đầu với việc học cho thật giỏi lĩnh vực mình đã chọn.

[Chị Nhài]:

Thực sự giỏi trong lĩnh vực mình theo đuổi là quan trọng. Tuy nhiên, cần trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực và các kỹ năng cần thiết, vì:

– Môi trường Việt Nam đang thay đổi: sinh viên nước ngoài tìm đến để làm việc, môi trường trong nước đang theo hướng rộng mở, toàn cầu hóa

– Cần phải có yếu tố vượt trội để bù đắp cho ngôn ngữ (tiếng Anh ở Việt Nam là ngoại ngữ, không phải ngôn ngữ chính)

– Môi trường đại học chỉ là điểm xuất phát, kỹ năng không đủ để sinh sống và tồn tại à Cần phải có tính linh hoạt cao, trang bị các kỹ năng cần thiết để sẵn sàng thích ứng và thay đổi, luôn luôn trau dồi à kĩ năng học suốt đời, tự học

3. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thực học với người trẻ là học cái gì và học như thế nào? Tại sao giáo dục khai phóng Mỹ chưa triệt để? Làm sao có thể kết luận giáo dục khai phóng thực sự mang lại sự phát triển?

[Thầy Dũng]:

Giáo dục khai phóng không phải là điển hình cho giáo dục Mỹ. Giáo dục khai phóng có thể xem là chưa thành công ở Mỹ vì lệ thuộc quá nhiều vào các lĩnh vực kinh tế à Ngay cả triết lý khai phóng trong giáo dục ở châu Âu cũng bị thụt lùi dần.

Mâu thuẫn trong mục đích giáo dục: Giáo dục để phát triển con người theo ý nghĩa của triết học, hay là Giáo dục nhằm tạo ra những giá trị cụ thể có thể sử dụng được cho xã hội? Phải giải quyết thế nào để lựa chọn hay kết hợp cho hiệu quả? Chưa có câu trả lời ở Việt Nam.

→ Hãy học cho thật giỏi lĩnh vực đang theo đuổi

ð Học phải là một niềm vui, để nâng cao bản thân, không cần đặt quá nặng rằng học để làm chuyện gì, cho ai. Học là để phục vụ mục tiêu của bản thân mình. Đừng bao giờ biến bản thân thành công cụ của bất kỳ ai.

IV/ Kết luận

Hãy tìm kiếm niềm đam mê thật sự, học hỏi với tất cả khả năng và nỗ lực, vì một lý do duy nhất là để giải phóng và hoàn thiện bản thân mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *