- Kháng cự là gì? Ngưỡng hỗ trợ là gì?
- Tìm hiểu thêm về bản chất kháng cự – hỗ trợ
- Các loại kháng cự – hỗ trợ cơ bản
- Sử dụng kháng cự hỗ trợ để phân tích cổ phiếu VNM
I. Kháng cự là gì và hỗ trợ là gì?
Kháng cự và hỗ trợ là vùng giá mà tại vùng giá này nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ đảo chiều.
- Gặp ngưỡng kháng cự thì có khả năng đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm.
- Gặp ngưỡng hỗ trợ thì có khả năng đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng.
II. Tìm hiểu thêm về bản chất kháng cự – hỗ trợ
- Kháng cự – hỗ trợ cứng: là những kháng cự hỗ trợ có độ chính xác cao; thường kháng cự hỗ trợ cứng là kháng cự hỗ trợ của khung thời gian lớn như tháng năm, nhưng tùy theo loại thị trường và thời gian mà bạn đang giao dịch kháng cự hỗ trợ cứng sẽ khác nhau. Bạn giao dịch trên khung 1h thì kháng cự hỗ trợ cứng có thể là kháng cự hỗ trợ của khung thời gian ngày, hay bạn tham gia thị trường có chu kỳ lớn như chứng khoán, forex thì cách xác định mức kháng cự hỗ trợ cứng sẽ khác thị trường chu kỳ thấp như crypto….
- Kháng cự và hỗ trợ không thể hoặc 100% bị phá vỡ là không đúng: thị trường không có việc gì là chắc chắn, nên mới gọi chứng khoán là trò chơi của xác suất, kháng cự và hỗ trợ sinh ra là để kiểm tra tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư ở hiện tại về tương lai, nên quan niệm kháng cự và hỗ trợ không thể bị phá vỡ hoặc chắc chắn phá vỡ là sai lầm.
- Ngưỡng kháng cự – hỗ trợ: không phải là điểm-ngưỡng-mốc mà là vùng giá hỗ trợ kháng cự, tại sao gọi là vùng vì kháng cự hỗ trợ được hình thành trên tập hợp điểm gần nhau mà nơi đó giá có thể đảo chiều nên không có một mức giá chính xác nào thể hiện giá kháng cự hỗ trợ có chăng thì đó là một vùng giá
III. Các loại kháng cự hỗ trợ cơ bản
- Các vùng giá đảo chiều cũ: hay còn gọi là đáy và đỉnh các nhà PTKT thường theo một quan niệm giá sẽ lập lại theo quá khứ nên lúc này họ dựa vào hành động của quá khứ để đưa ra phán đoán cho tương lai. Tại ví dụ dưới ta thấy quá khứ điểm VNI đảo chiều ở ký hiệu số 1, sau đó số tại số 2, 3, 4 các nhà đầu tư đã hành động bán ra giống như quá khứ.
- Vùng giá tròn: là các vùng giá của cổ phiếu, hàng hóa sẽ tròn ví dụ lúc 10.000đồng/cổ phiếu; 20.000 đồng/cổ phiếu; 50.000đồng/ cổ phiếu, 100.000đồng/cổ phiếu Trong tiền số: BTC nhiều lần xác nhận vùng hỗ trợ xung quanh khu vực 6.000 đô/BTC
- Trendline – đường xu hướng: Cũng là một loại kháng cự hỗ trợ, trendline hình thành bằng việc nối hai đỉnh hoặc hai đáy gần nhất của của một xu hướng lại với nhau, + Nếu đường nối hai đỉnh hướng xuống ta có một xu hướng giảm. + Nếu đường nối hai đáy hướng lên ta có một xu hướng tăng.
Một kênh giá tham khảo có thể hình thành từ 2 đường trendline đường trên nối các đỉnh, đường dưới nối các đáy, nếu vậy ta có bốn trường hợp cho kênh giá tạo bởi 2 đường trendline.
Ở đây trendline nối các đáy với nhau cho ta dễ dàng thấy được xu hướng tăng của thị trường hiện tại.
- Kháng cự và hỗ trợ chuyển đổi cho nhau: một ngưỡng kháng cự sau khi bị phá vỡ có thể thành ngưỡng hỗ trợ và ngược lại ngưỡng hỗ trợ sau khi bị phá vỡ trở thành ngưỡng kháng cự.
Dưới đây là ví dụ về VNI tính theo tuần
Trước đó vùng màu xanh dương là vùng kháng cự sau khi phá vỡ vùng này nó lại chuyển thành vùng hỗ trợ cho xu hướng tăng sau này.
IV. Sử dụng kháng cự – hỗ trợ để phân tích cổ phiếu VNM
Mục tiêu của kháng cự – hỗ trợ là để kiểm tra tâm lý chung của thị trường, ta sẽ bắt đầu đọc tâm lý của nhà đầu tư cổ phiếu VNM tại thời điểm mà sức ảnh hưởng của hỗ trợ rõ ràng.
Tại vùng giá màu xanh lam, giá = 213K, giá điều chỉnh về 188, sau đó giá VNM phi lên lại vùng 213, đối với NĐT theo trường phái PTKT thì vẫn có thể vẽ ra vùng kháng cự sẽ là 213K và vùng hỗ trợ 188K, vùng 188K cũng được lặp lại ở phía trước.
Tại vùng màu xanh lá cây ở giữa biểu đồ là mức hỗ trợ sau khi phá mức đó thì hình elip sau thể hiện vùng giá đó đã chuyển từ hỗ trợ thành kháng cự cho tín hiệu có thể bán.
Đến đây có lẽ rằng bạn đã hiểu được vùng kháng cự hỗ trợ là gì? cách vẽ vùng kháng cự hỗ trợ như thế nào? Các loại kháng cự hỗ trợ. Sử dụng kháng cự hỗ trợ vào giao dịch chứng khoán, cổ phiếu,… chứng khoán bạn có thể thua 9 lần thắng một lần bạn vẫn có lợi nhuận, kháng cự hỗ trợ là công cụ tuyệt vời cho việc đó vì nó đưa ta một tỷ lệ lãi lỗ tốt.
Nguyễn Hữu Ngọ
-
Đào tạo chứng khoán & Nhận ủy thác đầu tư
-
SĐT – Zalo: 096.774.6668
-
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
-
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
- 3 đường MA là gì? Cách sử dụng đường trung bình động SMA chuẩn xác nhất
- Mô hình vai đầu vai: Bài viết toàn diện những điều bạn cần phải biết!
- Cắt lỗ trong chứng khoán: 2 lý do để bán các khoản đầu tư thua lỗ