Tìm là cơ quan quan trọng của hệ tuần hoàn, do đó bất cứ tổn thương hay bệnh lý nào ở cơ quan này đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Hiện nay, con người phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý tim mạch, trong đó suy tim sung huyết là một trong những biến chứng nặng và khó điều trị.
02/08/2021 | Tổng quan bệnh lý và các loại thuốc điều trị suy tim phổ biến 09/06/2021 | Kiến thức mà ai cũng cần bỏ túi về bệnh suy tim tâm thu 05/06/2021 | Nhận biết các triệu chứng sớm bệnh suy tim và cách phòng tránh
1. Suy tim sung huyết là bệnh gì?
Suy tim là tình trạng suy giảm chức năng co bóp của tim, khiến hoạt động tuần hoàn máu bị ảnh hưởng. Ở bệnh nhân suy tim sung huyết, trái tim co bóp yếu khiến máu không được đẩy đến đầy đủ các mô và cơ quan trong cơ thể, khiến máu đọng lại trong tim hoặc tắc nghẽn tại các cơ quan và mô. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn, khiến lưu lượng máu chảy không đều trong hệ tuần hoàn.
Suy tim sung huyết thường tiến triển từ các bệnh lý tim mạch
Có nhiều loại suy tim sung huyết được chia dựa theo khu vực tim bị ảnh hưởng bao gồm:
Suy tim trái
Đây là tình trạng tâm thất trái hoạt động co bóp kém hiệu quả, khiến máu bị ứ đọng lại trong tâm thất trái. Trong khi đó tâm thất phải vẫn hoạt động bình thường, máu từ phổi đổ về tâm nhĩ trái và dễ gây ứ máu ở phổi.
Suy tim phải
Đây là tình trạng tâm thất phải hoạt động co bóp kém hiệu quả, khiến máu lên phổi giảm, máu dễ ứ đọng ở trong tâm thất phải đồng thời cản trở máu tuần hoàn trở lại tim phải.
Suy tim 1 bên thường tiến triển thành suy tim toàn bộ
Các dạng suy tim một bên này thường tiến triển dần thành suy tim toàn bộ do bệnh tim còn lại phải hoạt động gắng sức hơn để đảm bảo tuần hoàn trong thời gian dài. Khi đã tiến triển thành suy tim toàn bộ, đây là dạng nguy hiểm, suy tim mức độ nặng sẽ tiến triển rất nhanh chóng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
2. Triệu chứng bệnh suy tim sung huyết
Tùy vào giai đoạn và phần tim bị suy tim sung huyết mà bệnh nhân có thể có những triệu chứng khác nhau. Nhưng đặc điểm chung là triệu chứng càng rõ ràng thì mức độ suy tim càng nghiêm trọng. Dưới đây là những triệu chứng suy tim sung huyết thường gặp:
2.1. Ho khan, thở khò khè
Đây là triệu chứng xảy ra khi suy tim sung huyết khiến huyết ứ đọng và cản trở hoạt động của phổi. Tình trạng ho có thể đi kèm với ho ra máu, hoạt động thở kém hơn nhất là khi vận động gắng sức.
2.2. Khó thở
Bệnh suy tim sung huyết càng nặng thì tình trạng khó thở càng nghiêm trọng. Ban đầu bệnh nhân chỉ thấy khó thở ít, chủ yếu xảy ra khi vận động nhiều nhưng đến giai đoạn suy tim muộn, nhất là suy tim toàn bộ thì bệnh nhân bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hay sinh hoạt bình thường.
2.3. Phù
Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ, khiến máu và dịch ứ lại ở các mô cơ. Tình trạng ứ trệ dịch này thường xuất hiện ở các cơ quan xa tim như tay, chân, bụng gây phù. Phù có biểu hiện rõ ràng nhất và dễ nhận biết nhất là sưng mắt cá chân, sưng bàn chân.
Suy tim sung huyết phải thường dẫn tới phù chân tay
2.4. Cơ thể mệt mỏi
Bệnh nhân bị suy tim sung huyết thường xuyên mệt mỏi, suy giảm thể lực do cơ thể không được cung cấp đầy đủ máu cũng như oxy. Khi tim không thể đảm bảo hoạt động tuần hoàn máu diễn ra tốt nhất, các cơ quan quan trọng như não, phổi,… sẽ được ưu tiên cung cấp máu. Vì thế mà cơ thể thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi, không có năng lượng.
2.5. Phù phổi cấp
Bệnh nhân suy tim sung huyết trái có thể xuất hiện tình trạng phù phổi cấp nguy hiểm với những triệu chứng điển hình như: chân tay lạnh, khó thở nhiều khiến người bệnh phải ngồi dậy để thở, nhịp tim nhanh, co kéo cơ hô hấp, vã mồ hôi,…
Cần nhận biết phù phổi cấp là một biến chứng cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân cần được sớm can thiệp y tế để hỗ trợ thở, tránh đe dọa đến tính mạng người bệnh.
3. Điều trị bệnh suy tim sung huyết thế nào?
Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân suy tim sung huyết vẫn có thể đáp ứng điều trị tốt, kéo dài thời gian sống cũng như tăng cường chất lượng cuộc sống. Vì thế khi được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, kết hợp với nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Các phương pháp áp dụng trong điều trị suy tim sung huyết bao gồm:
Điều trị bằng nội khoa
Bệnh nhân suy tim sung huyết sẽ được dùng thuốc điều trị tùy theo triệu chứng và tiến triển bệnh với các thuốc gồm:
-
Thuốc lợi tiểu: Giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ dịch trong cơ thể gây phù, giảm hoạt động tuần hoàn máu.
-
Thuốc ức chế men chuyển: Có tác dụng giãn mạch, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn và kiểm soát tiến triển của suy tim sung huyết.
-
Thuốc chống đông: Ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch, giảm nguy cơ biến chứng do cục máu đông gây tắc mạch máu.
-
Thuốc chẹn beta: có tác dụng kiểm soát nhịp tim, tăng phân suất tống máu cho bệnh nhân suy tim sung huyết.
-
Thuốc chẹn kênh canxi: Có tác dụng kiểm soát nhịp tim, giảm áp lực bơm máu cho tim.
-
Thuốc giãn mạch: Đặc biệt hiệu quả cho những cơn đau thắt ngực xảy ra ở bệnh nhân suy tim sung huyết.
Điều trị nguyên nhân
Đây là chìa khóa điều trị để bệnh nhân suy tim sung huyết có thể kiểm soát, làm chậm tiến triển bệnh. Do đó cần chẩn đoán nguyên nhân và điều trị tận gốc những bệnh lý tim mạch gây ra suy tim sung huyết bao gồm:
-
Thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành: Điều trị bằng phẫu thuật, nong vành, đặt stent để phục hồi lưu lượng máu nuôi tim.
-
Điều trị bệnh mạn tính: Tăng huyết áp, tiểu đường, viêm tắc phế quản phổi.
-
Thay van tim, sửa chữa hỏng van tim.
-
Bỏ rượu bia.
Nếu suy tim sung huyết không đáp ứng điều trị tốt với phương pháp nội khoa, nhất là khi tiến triển bệnh nhanh chóng, triệu chứng nguy hiểm thì có thể bác sĩ sẽ xem xét đặt máy hỗ trợ nhịp tim, máy bóp tim ngoài lồng ngực để tim hoạt động bơm máu tốt hơn.
Chế độ ăn uống và luyện tập tốt giúp bệnh nhân suy tim sung huyết cải thiện bệnh tốt hơn
Chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp
Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống như sau: giảm nước, giảm muối, tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm dễ tiêu hóa.
Mặc dù suy tim sung huyết ảnh hưởng tới thể lực và hoạt động nhưng bệnh nhân vẫn cần tập luyện phù hợp bằng các bài tập aerobic hoặc đi bộ chậm.
Bệnh suy tim sung huyết thường là biến chứng của các bệnh lý tim mạch do điều trị không đúng cách hoặc không đáp ứng tốt với điều trị. Phát hiện sớm và can thiệp y tế sẽ giúp kiểm soát bệnh tiến triển, tăng chất lượng và thời gian sống cho người mắc.