Việc làm Báo chí – Truyền hình
1. Khái niệm phóng viên là gì?
Muốn theo đuổi nghề phóng viên, ắt chúng ta phải nắm rõ phóng viên là gì? Ngay sau đây, chuyên gia tại sentayho.com.vn sẽ giải đáp giúp bạn.
Khái niệm phóng viên là gì?
Phóng viên chính là những người làm việc cho Đài truyền hình, Đài phát thanh, tòa soạn báo, Hãng thông tấn,… với nhiệm vụ đảm nhiệm là viết bài, viết tin tức, và ký tên hay bút danh sau mỗi bài viết. Thậm chí phóng viên đôi khi còn là những nhà quay phim, chụp ảnh.
Đối với lĩnh vực truyền hình, người phóng viên sẽ kết hợp với nhà quay phim và biên tập viên để có được những sản phẩm là các hình ảnh và các tư liệu tốt nhất cho việc dựng tác phẩm. Khi đó, họ sẽ làm việc theo một ê kíp gồm có: biên tập viên, nhà quay phim, các nhà kỹ thuật về âm thanh, hình ảnh, ánh sáng,… Đôi khi các phóng viên truyền hình cũng chỉ làm việc một mình với một chiếc máy quay mà thôi.
Xem ngay: Cơ hội tìm việc làm Cao Bằng với mức lương cao và các chế độ hấp dẫn đang được đăng tuyển mới nhất tại đây.
Việc làm Truyền thông
2. Phân biệt phóng viên và nhà báo
Khi đã hiểu phóng viên là gì thì việc phân biệt giữa phóng viên và nhà báo sẽ không có khó khăn gì. Tuy vậy, rất nhiều người từ mơ hồ khái niệm cho đến việc nhận thức chưa chuẩn xác về nghề nghiệp của hai chức danh này.
Chúng ta ai cũng biết phóng viên – nhà báo đều tham gia vào đội ngũ sản xuất tin bài và được các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực báo chí, báo in cử công tác đi tác nghiệp thường xuyên. Giữa hai đối tượng này luôn có những sự khác biệt nhất định và đó chính là yếu tố làm nên sự khác biệt của các vị trí trong nghề làm báo.
Vậy giữa phóng viên và nhà báo có sự khác biệt như thế nào? Chiếu theo Luật Báo chí ban hành vào năm 2016 thì nhà báo chính là những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và được Nhà nước cấp cho Thẻ Nhà báo.
Phân biệt phóng viên và nhà báo
Còn phóng viên lại là những người có sự hoạt động về mảng báo chí, làm các công tác đưa tin, viết bài, chụp ảnh và được tòa soạn báo cử đi tác nghiệp. Tuy nhiên với chức danh phóng viên thì họ chưa được cấp cho Thẻ Nhà báo. Khi đi tác nghiệp thì người phóng viên sẽ được cấp cho giấy giới thiệu của tòa soạn báo.
Nếu như muốn được tòa soạn cấp cho Thẻ Nhà báo thì người phóng viên cần phải đảm bảo có các điều kiện sau đây: là công dân Việt Nam, có thường trú tại đất nước Việt Nam, đã có bằng cấp từ hệ Đại học trở lên, có thời gian công tác, làm việc tại một cơ quan báo chí liên tục từ 2 năm trở lên tính tới thời điểm xét duyệt cấp thẻ nhà báo.
Như vậy, qua thông tin vừa nêu có thể thấy, điểm khác biệt đầu tiên giữa Phóng viên và Nhà báo chính là ở tấm Thẻ nhà báo.
Nếu người phóng viên đã được cấp thẻ Nhà báo thì trong quá trình tác nghiệp, chỉ cần xuất trình Thẻ nhà báo đó cho các tổ chức, các cơ quan để phục vụ cho mục đích lấy tin và chụp hình. Những tổ chức và cơ quan này cần có trách nhiệm đối với việc cung cấp tài liệu, tư liệu không nằm trong phạm vi bí mật của nhà nước và của đời tư cùng với các bí mật khác.
Ngoài ra, với tư cách là một Nhà báo thì cá nhân bạn còn có thể được làm nghiệp vụ ở trong những phiên tòa xét xử công khai và được tòa án bố trí riêng cho một vị trí trong phiên tòa để có thể tác nghiệp. Đồng thời nhà báo còn được phép liên lạc trực tiếp đối với những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng để phỏng vấn, lấy tin hay làm các công tác nghiệp vụ khác.
Tuyển dụng phóng viên
3. Phóng viên được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Cũng theo các điều lệ trong Luật Báo chí năm 2016 thì các hành vi sau đây sẽ bị pháp luật nghiêm cấm để đảm bảo sự an toàn cho người phóng viên. Bao gồm:
- Uy hiếp, đe dọa đến tính mạng của người phóng viên
- Xúc phạm về danh dự, nhân phẩm của họ
- Thu giữ, phá hủy các tài liệu và phương tiện tác nghiệp của họ
- Cản trở sự hoạt động tác vụ nghề nghiệp đúng pháp luật của phóng viên
Bắt đầu từ năm 2014, trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP đã đưa ra quy định về việc xử phạt về vi phạm hành chính đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới người phóng viên và những người hoạt động trong nghề báo. Và đó đã được coi là một hành lang pháp lý nhằm bảo vệ tốt nhất những quyền lợi cho người cầm bút mà trong đó không thể thiếu những “nhà báo không thẻ” – phóng viên.
Phóng viên được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Cụ thể hơn nữa, Nghị định này đưa ra mức phạt đối với các hành vi vi phạm như sau:
- Phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng với các hành vi gây cản trở khi phóng viên hành nghề
- Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng với các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của các phóng viên khi đang tác nghiệp
- Mức phạt từ 20 đến 30 triệu đồng với những hành vi uy hiếp đến tính mạng của các phóng viên; hành vi cố ý hủy hoại phương tiện và tài liệu làm việc của phóng viên; thu giữ trái phép các phương tiện và tài liệu tác nghiệp của họ.
4. Phân loại các nhóm phóng viên
Phóng viên không phải chỉ đơn thuần chỉ một chức vụ, một vị trí duy nhất, mà chức danh này chỉ một nhóm người có cùng một chức danh nhưng sẽ đảm nhận những vị trí và nghiệp vụ khác nhau. Vì thế khi trở thành phóng viên chúng ta cũng cần phải biết được rằng mình sẽ giữ chức vụ gì đối với chức danh phóng viên này vì nó sẽ quy định nội dung công việc của bạn sẽ đảm nhiệm.
Đó là lý do tại sao trong nội dung tiếp theo chúng tôi lại chia sẻ đến bạn những thông tin phân loại các nhóm phóng viên. Cùng theo dõi tiếp nhé!
4.1. Phóng viên không biên giới
Chức vụ này còn được gọi với cái tên khác là Ký giả không biên giới, theo tiếng Pháp là Reporters sans frontières, tiếng Anh gọi là Reporters Without Borders hoặc RWB. Đây là một tổ chức phi chính phủ có phạm vi hoạt động trên toàn cầu, có mục đích nhằm bảo vệ quyền tự do về báo chí trên khắp cả thế giới, chống lại việc kiểm duyệt và đồng thời tạo ra những áp lực nhằm giúp đỡ cho các nhà báo bị giam giữ.
Nhóm Phóng viên không biên giới được thành lập vào năm 1985 bởi nhà báo người Pháp tên là Robert Ménard. Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Phóng viên Không biên giới được đặt tại Paris với 9 văn phòng quốc gia nằm ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Á, 9 phân hội quốc gia hoạt động ở Châu Âu.
Không chỉ vậy, tổ chức này còn hoạt động cùng với 130 thông tin viên trên toàn châu lục với 14 tổ chức đảng phái hoạt động độc lập với Chính phủ.
Xem ngay: Tin tuyển dụng việc làm phóng viên thường trú mới nhất
4.2. Phóng viên chiến trường
Khi hiểu phóng viên là gì theo khái niệm chung chúng ta sẽ không thể nào hiểu hết được cụ thể từng nhóm phóng viên thuộc khái niệm. Vì thế, việc tìm hiểu riêng từng nhóm sẽ giúp bạn hiểu thật chi tiết về nhóm phóng viên đang quan tâm.
Nếu như bạn chưa hiểu được thế nào là phóng viên chiến trường và đang có mối quan tâm lớn đến nhóm này, hãy đọc nội dung ngay sau đây.
Phóng viên chiến trường là một loại hình báo chí vốn được coi là nguy hiểm nhất và cũng là lĩnh vực có tiếng là “danh giá” nhất trong nghề báo. Nghề này đã xuất hiện từ rất lâu đời, ngay từ khi ngành báo chí ra đời.
Phân loại các nhóm phóng viên
Công việc của người phóng viên chiến trường là viết về những cuộc xung đột, cuộc chiến tranh đã đi qua. Thật thú vị khi chúng ta biết được rằng người phóng viên chiến trường đầu tiên đã xuất hiện từ trong cuộc Chiến tranh La Mã – Ba T và trong cuộc Cách mạng Mỹ ở thế kỷ 18.
Bước sang giai đoạn hiện đại, người phóng viên chiến trường đầu tiên được cho là một họa sĩ người Hà Lan khi ông trực tiếp đến với vùng biển vào năm 1953 để quan sát một trận hải chiến diễn ra giữa người Hà Lan và người Anh. Và có thể coi lĩnh vực này có một bước đột phá mới trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Bởi lẽ, cuộc chiến đã khiến cho rất nhiều các hãng tin trên toàn thế giới phải đặc biệt quan tâm đến. Họ đã cử các phóng viên của mình tới thực địa để lấy tin.
4.3. Phóng viên truyền hình
Họ chính là những người phụ trách việc làm nội dung tại các Đài truyền hình, trực tiếp đi tác nghiệp đến hiện trường để thu thập tài liệu và có thông tin bài được phát sóng mới nhất.
Tùy theo từng đài truyền hình, người phóng viên sẽ được phân công đảm nhiệm các mảng nội dung không giống nhau. Chẳng hạn như mảng thể thao, kinh tế, mảng văn hóa xã hội,…
Những đài truyền hình sẽ tuyển dụng người phóng viên thông qua nhiều nguồn khác nhau. Ứng viên có thể tốt nghiệp báo chí hoặc cũng có thể xuất thân từ các chuyên ngành khác. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền có Khoa Phát thanh – Truyền hình được đào tạo với chuyên ngành về truyền hình riêng.
Ngoài ra, các bạn còn có thể tìm hiểu và theo đuổi các vị trí khác trong nghề phóng viên như phóng viên tự do, phóng viên ảnh, phóng viên nghiệp dư. Đúng theo tên gọi của từng vị trí mà công việc của bạn được quy định. Dù ở vị trí nào đi chăng nữa thì đối với một người phóng viên, bạn cần phải đạt được những yêu cầu tối thiểu và cơ bản nhất. Vậy bạn đã biết được những yêu cầu đó là gì hay chưa?
Tìm hiểu những việc làm Long An đang được tuyển dụng nhiều nhất và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khác ngay tại đây.
5. Những tố chất cần thiết để trở thành một người phóng viên chuyên nghiệp
Nếu như bạn là một người ham học hỏi, luôn yêu thích sự khám phá và hết mình cống hiến cho lẽ phải thì có lẽ nghề nghiệp phóng viên báo chí là một sự lựa chọn khá phù hợp. Vậy thì để có thể trở thành một người phóng viên giỏi bạn đã biết mình nên chuẩn bị những yếu tố gì hay chưa?
Đọc tới nội dung này có nghĩa là bạn đã có những hiểu biết căn bản nhất về nghề phóng viên, càng hiểu rõ hơn phóng viên là gì. Thế nhưng tôi dám chắc có không ít người còn băn khoăn liệu bản thân mình có phù hợp với nghề này hay không? Muốn biết điều đó, hãy tự mình nhìn vào những tố chất của bản thân, bạn sẽ biết được mình phù hợp hay không với nghề phóng viên.
5.1. Không ngại gian khó
Vốn nghề phóng viên phải chịu nhiều sức ép về mặt thời gian và thời hạn hoàn thành nhiệm vụ, lại phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm rình rập ví như thường xuyên phải tác nghiệp vào mùa mưa lũ tại vùng núi, tác nghiệp vùng có chiến tranh hay đối diện với cả dân xã hội khi phản ánh những mặt xấu ở đằng sau của cá nhân, tổ chức nào đó,… Chính vì thế mà bản thân người phóng viên phải hết sức linh hoạt, có tác phong làm việc năng động động và bằng cả sự say mê, nhiệt huyết đối với nghề thì mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
5.2. Phản ánh khách quan và trung thực
Với rất nhiều góc tối luôn trực chờ người phóng viên bước vào thì có lẽ nếu không kiên định và ngay thẳng, chắc chắn không có niềm đam mê nào có thể đưa họ vượt thoát ra khỏi biết bao cám dỗ bủa vây trong quá trình hành nghề. Trong thực tế đã có rất nhiều người phóng viên không giữ vững bản chất đạo đức nghề nghiệp mà cố tình che lấp đi biết bao sự thật bởi đồng tiền đút lót, hối lộ.
Tố chất của người phóng viên chuyên nghiệp
Thế nên, muốn hành nghề đúng nghĩa, bạn hãy chiến thắng chính bản thân mình để chiến thắng mọi góc tối cứ giăng mắc bên ngoài xã hội kia.
Cũng có thể sự xuất hiện của vật chất với ma lực vô cùng mạnh của đồng tiền chính là cách mà xã hội đang thử thách chính cái tâm, cái tầm và cái tài của người phóng viên. Khi vượt qua được thử thách này cũng đồng nghĩa rằng họ sẽ càng được hun đúc nhiều hơn, vững chãi hơn bản lĩnh nghề nghiệp của mình.
5.3. Tinh thần ham học, ý thức trau dồi kiến thức không ngừng
Đối với một phóng viên mà nói thì mỗi ngày làm việc, họ cần phải đầu tư một khoảng thời gian nhất định đầu giờ sáng để có thể nắm bắt các tin tức nổi bật. Đó vừa là một nhiệm vụ bất di bất dịch, lại vừa là một cách để trau dồi thêm kiến thức xã hội để làm hành trang bước chân vững vàng hơn với nghề này.
Khi làm một người phóng viên, hãy học hỏi ngay từ trong chính cuộc sống thường ngày, sự kiện thực tế luôn đóng vai trò là nguồn tư liệu bổ ích của bạn và những người đồng nghiệp, bạn bè xung quanh chính là người thầy giỏi của bạn.
Còn nhiều yếu tố khác mà một người phóng viên cần phải tích lũy thêm mới mong hoạt động tốt trong nghề. Nhưng trước hết, hãy hiểu bản chất phóng viên là gì và xác định xem niềm đam mê của bạn có cháy vì nghề báo hay không nhé. Chúc các bạn thành công!