VSync là công nghệ được áp dụng trên GPU (bộ xử lý đồ họa), thường thấy trong thiết lập trò chơi điện tử và phần mềm đồ họa 3D. Vậy Vsync là gì và nó cần thiết như thế nào trong việc dựng đồ họa 3D trong game hoặc phần mềm, hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ Vsync là gì?
Mặc dù, hiện nay các nhà phát triển đã tích hợp thêm các tùy chọn nâng cấp như G-Sync hay FreeSync nhưng VSync vẫn là tùy chọn phổ thông hơn với người sử dụng.
Khái niệm
VSync, hay còn gọi là đồng bộ hóa dọc, là một công nghệ đồ họa đồng bộ hóa tốc độ khung hình của trò chơi với tốc độ làm mới màn hình. Để bắt đầu, chúng ta hãy xem cách đồ họa được xử lý trên màn hình máy tính. Công việc chính của bộ xử lý đồ họa là vẽ hình ảnh lên màn hình, và việc bạn đang đọc được bài viết này là do bộ xử lý đồ họa sắp xếp các điểm ảnh trên màn hình của bạn.
Nguồn gốc ra đời công nghệ Vsync
Lần đầu tiên được phát triển bởi các nhà sản xuất GPU, công nghệ này là một cách để đối phó với xé hình.
Xé hình xuất hiện khi màn hình của bạn hiển thị các phần của nhiều khung hình trong một lần. Xé hình xảy ra khi tốc độ làm mới màn hình (số lần màn hình cập nhật mỗi giây) không đồng bộ với tốc độ khung hình mỗi giây.
Điều đó có thể dẫn đến kết quả như trong ảnh dưới đây, nơi màn hình xuất hiện chia dọc theo một đường, thường là theo chiều ngang.
Xé hình có thể xảy ra mọi lúc, nhưng phổ biến nhất khi đồ họa chuyển động nhanh, đặc biệt là khi một trò chơi chạy ở tốc độ khung hình cao hơn tốc độ màn hình có thể xử lý hoặc khi tốc độ khung hình thay đổi đột ngột và màn hình không thể theo kịp (đặc biệt là những pha “vẩy chuột” thường thấy trong các trò chơi bắn súng FPS).
Nó đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh các trò chơi có nhịp độ nhanh với các yếu tố hình ảnh dọc, như cây cối, lối vào hay tòa nhà. Khi điều này xảy ra, những dòng đó sẽ bị sắp xếp không thẳng hàng, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này có thể phá vỡ cảm giác hưởng thụ hình ảnh và khiến trải nghiệm của người dùng không được trọn vẹn.
Công dụng của VSync là gì?
VSync được thực hiện để giúp giải quyết việc này. Khi được kích hoạt, nó sẽ ngay lập tức giới hạn đầu ra tốc độ khung hình bằng với tốc độ làm mới màn hình, đảm bảo không có sự cố về đồng bộ hóa tốc độ.
Đa số các màn hình phổ thông sẽ có tốc độ làm mới là 60Hz, trừ khi bạn sở hữu một màn hình có tốc độ làm mới cao. Điều này sẽ giúp cho FPS ( khung hình mỗi giây) được giới hạn ở mức mà màn hình có thể xử lý.
Như đã nêu, VSync đáng để thử nếu bạn trải qua tình huống xé hình. Điều này sẽ đưa bộ xử lý đồ họa xuống cùng mức với tốc độ làm mới màn hình của bạn, cho phép chúng hoạt động tốt hơn trong một thời điểm, qua đó loại bỏ xé hình khi thực hiện chúng.
Nó cũng có thể hữu dụng khi chạy các ứng dụng (ví dụ như các trò chơi rất cũ), khi mà bộ xử lý đồ họa quá dư thừa so với cấu hình đề nghị của ứng dụng. Bởi vì khi bộ xử lý hoạt động, nó sẽ cố gắng hoạt động nhanh nhất có thể, việc hiển thị các đồ họa lỗi thời có thể dẫn đến tốc độ khung hình cực kỳ cao.
Điều này có thể khiến cho bộ xử lý đồ họa của bạn quá nhiệt, vì nó xuất khung hình với tốc độ cực nhanh. Bật VSync sẽ giới hạn FPS với tốc độ làm mới của màn hình, ngăn chặn hoạt động quá mức gây hại tới bộ xử lý đồ họa.
Nhược điểm của VSync là gì?
VSync hoạt động bằng cách đợi màn hình máy tính đẩy khung hình tiếp theo lên, điều này rất tốt về mặt hình ảnh, nhưng sẽ gây trễ tốc độ khung hình của bạn. Một trong những vấn đề phổ biến game thủ gặp phải với VSync là thiếu khả năng phản hồi các thiết bị đầu vào.
Các thao tác nhấn bàn phím và nhấp chuột bị trì hoãn, đây là những hạn chế không phù hợp với những trò chơi yêu cầu phản xạ và thời gian phản ứng nhanh.
Trong trường hợp trò chơi đến thời điểm căng thẳng, tốc độ khung hình giảm xuống dưới tốc độ làm mới của màn hình, VSync sẽ cố điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi đột ngột đó. Nhưng thay vì quá trình chuyển đổi liền mạch, VSync lại khiến tốc độ khung hình bị giảm xuống nhiều hơn, khiến trò chơi bị tăng độ trễ về hình ảnh và hiệu suất. Đây là lúc mà G-Sync của Nvidia và FreeSync của AMD cải thiện vấn đề này.
Cần gì để bật công nghệ VSync
Bạn không cần một màn hình cụ thể để sử dụng VSync, nó được thiết kế để hoạt động trên tất cả các loại màn hình, kể cả màn hình phổ thông hay cao cấp. Bạn cần một card đồ họa hỗ trợ nó, nhưng hầu hết các thế hệ gần đây đều hỗ trợ nó trong toàn bộ sản phẩm.
VSync đã tồn tại trong nhiều năm và cả Nvidia và AMD đều có các tùy chọn để bật cài đặt trong trình duyệt điều khiển của họ cho tất cả các trò chơi.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn bật riêng biệt cho từng trò chơi, thì hầu hết các trò chơi đều cung cấp tùy chọn này trong menu cài đặt đồ họa của chúng.
Giải pháp Adaptive VSync và Fast VSync là gì?
Các công ty GPU đã nhận thức được các vấn đề tiềm ẩn của VSync khi nó được phát hành lần đầu và họ đã cố gắng tạo ra các phiên bản cải tiến kể từ đó. Đó là lý do tại sao khi vào bảng điều khiển GPU, bạn có thể thấy các tùy chọn đồng bộ hóa khác nhau. Các dạng VSync nâng cao hơn bao gồm:
- Adaptive VSync: Đây là một cải tiến của Nvidia giúp theo dõi tốc độ làm mới tối đa của màn hình. Nếu FPS của trò chơi bằng hoặc cao hơn với tốc độ làm mới, VSync được bật. Nếu FPS giảm xuống dưới tốc độ làm mới, nó sẽ tự động tắt, do đó ngăn chặn độ trễ đầu vào phát sinh.
- Fast Sync: Fast Sync là một bản nâng cấp của Adaptive VSync từ Nvidia cho phép VSync hoạt động khi cần thiết và thêm ba bộ đệm tự động để chọn ra dữ liệu khung hình tốt nhất có thể. Nó tốn rất nhiều năng lượng để hoạt động nhưng cũng giúp khắc phục rất nhiều vấn đề của VSync.
FreeSync hoặc G-Sync có tốt hơn VSync?
G-Sync của Nvidia và FreeSync của AMD được sinh ra để cải thiện những điểm hạn chế của VSync. Cả hai công nghệ GPU đều hoạt động để đồng bộ hóa tốc độ làm mới và dữ liệu với tốc độ khung hình của bạn. Các công ty muốn giải quyết các hạn chế của VSync, đặc biệt là độ chính xác và đồng nhất của hình ảnh. Về cơ bản, G-Sync và FreeSync là những phiên bản hiệu quả hơn của phần mềm VSync.
Tuy nhiên, những công nghệ này tương thích với card đồ họa và màn hình của bạn. Hầu hết các màn hình đều có G-Sync hoặc FreeSync, nhưng chỉ hỗ trợ tối thiểu. Vì tính chất cạnh tranh nhau giữa các công ty nên thường các màn hình sẽ chỉ hỗ trợ một trong hai phần mềm. Cuối cùng, bạn sẽ cần có một chút hiểu biết về thông số để điều chỉnh khả năng của màn hình tương thích với GPU của bạn.
G-Sync và FreeSync cung cấp các tính năng chất lượng hơn. Trong khi VSync hoạt động, nó chỉ cung cấp các tính năng tối thiểu.
Bật VSync có tạo ra sự khác biệt đồ họa đáng kể không?
Chức năng của VSync là để đảm bảo hình ảnh không bị xé, và nó chỉ giới hạn FPS khi cần thiết. Nếu màn hình của bạn không thể theo kịp FPS của một trò chơi cụ thể, thì nó có thể tạo ra sự khác biệt.
Tuy nhiên, khi bật VSync, nó không thể cải thiện độ phân giải, màu sắc hoặc mức độ sáng của màn hình. Đây là một công cụ phòng ngừa, ngăn chặn một vấn đề xảy ra với hình ảnh hơn là cải tiến hình ảnh. Nó cũng có xu hướng gây hại tới hiệu suất máy tính.
Làm cách nào để bật hoặc tắt VSync?
Bật hoặc tắt VSync là một quá trình đơn giản. Các bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn sau để điều khiển đồ họa của bạn.
- Truy cập bảng điều khiển Nvidia bằng cách nhập dòng ‘Nvidia’ vào thanh tìm kiếm Windows của bạn. Chọn quản lý cài đặt 3D.
- Trong tab Cài đặt chung, bạn sẽ nhìn thấy danh sách các tính năng. Cuộn xuống và tìm Vertical Sync.
- Di chuột sang bên cạnh, nếu tùy chọn đang là tắt, nhấp chuột vào thanh trạng thái. Khi đó, sẽ xuất hiện tùy chọn bật, nhấp chuột vào bật, rồi ấn Apply để kích hoạt VSync.
Qua bài viết này, bạn đã biết được khái niệm VSync là gì và công dụng mà công nghệ chống xé hình này đem lại. Hãy sử dụng VSync một cách hợp lý để nó có thể nâng tầm trải nghiệm trò chơi cũng như giúp bạn trải nghiệm đồ họa một cách mượt mà nhất.
Xem thêm một số bài viết khác trong chuyên mục Game của GhienCongNghe để có thêm những kiến thức thú vị khác mà bạn có thể chưa biết ngay dưới đây:
- GG là gì? Cách nhận biết trẻ trâu chơi game qua dòng chat GG
- PK là gì? Game PK chơi như thế nào? Đam mê của những thanh niên 9X một thời
- Card màn hình là gì? Những điều cơ bản bạn cần biết về nó khi chọn máy tính hay laptop
- GPU Scaling là gì? Ưu nhược ra sao?
Nếu thấy bài viết giải đáp Vsync là gì này hữu ích với bạn, hãy Like và Share để ủng hộ chúng tôi tiếp tục phát triển và ra thêm nhiều bài viết có nội dung hấp dẫn và hữu ích khác nhé.
Tham khảo DigitalTrends