Án phí không chỉ có ý nghĩa bảo vệ cho lợi ích của Nhà nước mà cả lợi ích của người dân – xã hội nói chung, nó vừa đóng vai trò hỗ trợ cho Nhà nước trong việc trang trải các chí phí tố tụng, vừa giúp người dân tự ý thức hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình, hạn chế những sự kiện không đáng đưa đến Tòa án mà vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết. Vậy án phí là gì? Ý nghĩa của việc thu án phí, lệ phí hiện nay?
Bạn đang đọc: Án phí là gì? Ý nghĩa của việc thu án phí, lệ phí hiện nay?
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu trà sữa duy nhất tại thị trường Việt Nam giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản Việt
>>>>>Xem thêm: Vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa và Hexaxim phòng những bệnh gì? | Vinmec
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Án phí là gì?
Hiểu theo nghĩa chung nhất, án phí là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết một vụ án. Đại từ điển tiếng Việt có giải nghĩa về án phí là “số tiền chi phí cho việc xét xử một vụ án”, Tuy nhiên, một vụ án không chỉ được giải quyết bằng một cách thức duy nhất là xét xử, mà trong những trường hợp như đình chỉ, công nhận thỏa thuận của các đương sự, Tòa án vẫn phải giải quyết về vấn đề án phí.
Dưới góc độ pháp lý, cuốn Danh từ pháp luật lược giải đã giải thích về án phí như sau: “Án phí (dépens) chỉ những khoản chi tiêu do việc tranh tụng trước tòa gây nên “, Theo từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, dépens là “phần chi phí tổ tụng mà bên thắng kiện được quyền yêu cầu bên thua kiện hoàn trả cho mình, trừ trường hợp tòa án có quyết định khác. Phần chi phí này bao gồm: phí, lệ phí nộp cho tòa án, chi phí cho người làm chứng; thù lao cho giám định viên, công chứng viên, nhân viên đấu giá; chi phí đi lại, chi phí giấy tờ tài liệu, thư tín… Theo từ điển Luật học, “án phí là khoản chi phí về lại một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định”.
Như vậy, án phí có thể được hiếu theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều khoản chỉ phí khác nhau phát sinh và tăng lên trong suốt quá trình tổ tụng, từ khi thụ lý đến sau khi có bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án. Những khoản chỉ phí này do các đương sự chịu theo quy định của pháp luật thể hiện trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét xử là Tòa án. Theo cách tiếp cận đó thì thì án phí gần như đồng nghĩa với chi phí tố tụng và được xác định trên chi phí thực tế do việc giải quyết vụ án gây ra. Tùy theo các thủ tục khác nhau do Tòa án áp dụng trong thực tế mà án phí được pháp luật quy định khác nhau, chẳng hạn án phí trong thủ tục rút gọn khác với trong thủ tục thông thường, án phí hình sự khác nhau với án phí hành chính, án phí sơ thẩm khác với án phí phúc thẩm,….
Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thí án phí sẽ bao gồm án phí dân sự, án phí hình sự và án phí hành chính.
2. Ý nghĩa của việc thu án phí, lệ phí?
Việc thu án phí, lệ phí phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự, đồng thời có ý nghĩa rất lớn đối với giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, cũng góp phần bảo đảm thực hiện được chính sách tài chính của Nhà nước.
Trong vụ việc dân sự, đương sự là người có quyền lợi ích liên quan đến vụ án. Việc Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là vì lợi ích riêng của đương sự nên buộc đương sự phải chịu một phần các chi phí tố tụng.
Bên cạnh đó thu án phí, lệ phí liên quan đến tài chính của đương sự nên có tác dụng buộc các đương sự phải suy nghĩ cẩn thận trước khi khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự và thực hiện các công việc khác. Qua đó, góp phần hạn chế việc khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự không có căn cứ, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án.
Xem thêm: Thủ tục nhận lại thanh toán tiền tạm ứng án phí dân sự
Đồng thời việc thu án phí, lệ phí còn bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước bù đắp các khoản chi phí mà nhà nước bỏ ra để thực hiện các hoạt động trong công tác xét xử của tòa án, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc thu án phí, lệ phí. Nhiều người dân khi có chuyện hay có vụ việc xảy ra bị ảnh hưởng đến quyền lợi của mình họ lập tức đe dọa nhau sẽ kiện ra tòa án. Cũng có nhiều người không biết mức án phí, lệ phí phải nộp cho việc giải quyết một vụ việc dân sự là bao nhiêu nên họ sẵn sàng kiện nhau ra tòa giải quyết.
Đơn cử như có một số vụ về chia di sản thừa kế, vì quyền lợi của bản thân anh chị em trong gia đình sẵn sàng mang nhau ra tòa chỉ vì chút tài sản do người trước để lại, họ không biết mức án phí, lệ phí phải chịu là bao nhiêu nên họ sẵn sàng bỏ tiền túi ra để giải quyết việc cho mình mà không nghĩ lại rằng nếu anh em bảo nhau thì có lẽ khoản tiền phải chi trả cho việc kiện tụng sẽ giúp được nhiều cho họ trang trải thêm trong cuộc sống gia đình.
Án phí đối với đương sự là một trong những hình thức phải theo để đưa yêu cầu của mình tới Tòa án. Án phí đối với Tòa án là một trong những vấn đề phải giải quyết trọng bản án, quyết định ở cả cấp sơ thẩm, phúc thẩm đến khi xét lại theo thủ tục giám đốc, tái thẩm.
3. Án phí trong tố tụng dân sự là gì?
Án phí trong tố tụng dân sự là một phần của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật tố tụng dân sự nói riêng, do đó nó có những điểm giống nhau và khác nhau so với những chế định có liên quan như phí trong pháp luật tài chính, án phí hình sự – hành chính trong pháp luật tố tụng hình sự – tổ tụng hành chính, lệ phí và các chi phí khác trong pháp luật tố tụng dân sự.
Án phí trong tố tụng dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bù đắp một phần chi phí tố tụng mà Nhà nước phải bỏ ra để giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự và được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Và án phí trong tố tụng dân sự có những ý nghĩa sau đây:
Đối với Nhà nước, tuy án phí chỉ chiếm một phần nhỏ so với thuế trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước, nhưng nó vẫn đóng vai trò là một nguồn thu quan trọng, giúp hỗ trợ chi trả cho các hoạt động tố tụng, giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, khi mà Nhà nước còn phải chi cho rất nhiều các khoản đầu tư quan trọng, trong đó có khoản đầu tư cho con người cũng như cơ sở vật chất của ngành Tòa án. Tuy chỉ là khoản bù đắp một phần cho hoạt động tố tụng dân sự nhưng số tiền dương sự phải bỏ ra để đóng án phí vẫn có thể rất lớn, đặc biệt trong những vụ án có giá ngạch; đồng thời nó cũng giúp giảm bớt áp lực công việc cho Tòa án khỏi phải giải quyết những vụ kiện vô căn cứ không cần thiết. Từ đây, án phí trong tố tụng dân sự góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng.
Án phí trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước – Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân – đương sự. Bên cạnh tiến thuế được sử dụng để duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước, người dân đã trả thêm tiền để cùng trang trải chi phí cho “dịch vụ công” do Nhà nước cung cấp, thì Nhà nước càng có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng “dịch vụ” đó để đáp ứng yêu cầu của người dân, mà ở đây là việc cải cách thủ tục tổ tụng sao cho đơn giản và thuận tiện hơn cho người dân, nâng cao chất lượng xét xử, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức của ngành Tòa án để có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích cho đương sự.
Xem thêm: Án phí là gì? Quy định về cách tính án phí và tạm ứng án phí?
Đối với các đương sự, không chỉ nguyên đơn mà cả bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng vụ án, việc phải tuân thủ thủ tục nộp tạm ứng án phí khi đưa ra yêu cầu và phải chịu án phí khi yêu cầu của mình không được chấp nhận giúp họ nhận thức rõ hậu quả pháp lý của việc đua ra yêu cầu khởi kiện vô căn cứ, làm ảnh hưởng tới quyền lợi ích của người khác. “Tạm ứng án phí là sự bảo đảm bằng tài chính về phía đương sự đối với vụ kiện dân sự mà họ sẽ theo đuổi, nó là sự ràng buộc trách nhiệm không chi đối với Tòa án mà cả người đã đưa ra yêu cầu. Án phí là hậu quả pháp lý mà đương sự phải chịu khi yêu cầu của mình không được Tòa án chấp nhận, gây ra những phí tồn không cần thiết cho Nhà nước và các đương sự khác.
Đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, án phí cùng các chi phi tố tụng khác là một trong những yếu tố được sử dụng để đánh giá hiệu quả tố tụng. Một chế độ án phí hợp lý cùng các yếu tố khác như thời gian giải quyết nhanh chóng, chất lượng giải quyết tốt sẽ góp phần tạo môi trường phát triển nhanh chóng chất lượng giải quyết tốt sẽ góp phần tạ môi trường phát triển kinh doanh an toàn và thu hút đầu tư ở Việt Nam.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác xét xử, việc nghiên cứu để xây dựng hệ thống quy định pháp luật về án phí cũng như các chi phí tố tụng khác một cách hợp lý là hoàn toàn cần thiết. Giảm thời gian, giảm thủ tục và phải giảm cả chi phí. Nhà nước ta đồng thời với việc xây dựng những thủ tục nhanh chóng, rút gọn, cũng cần xây dựng hệ thống pháp luật về án phí hợp lý tương ứng, vừa là để khuyến khích người dân lựa chọn những quy trình đơn giản, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, vừa là tiết kiệm hơn cho xã hội nói chung