Ngày đăng: 01/10/2021
Art Director là gì? Art Director (giám đốc nghệ thuật) là một nghề còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Không nhiều Agency có vị trí này cũng như không có nhiều trường học đào tạo về ngành này. Vậy Art Director là gì? Công việc của Art Director có đơn thuần chỉ là thiết kế đồ họa hay không? Cùng Marketing24h tìm hiểu qua bài viết sau.
Art Director là gì?
Art Director (giám đốc nghệ thuật) là người chịu trách nhiệm về phong cách và hình ảnh trực quan trên các tạp chí, báo, bao bì sản phẩm, sản xuất phim và truyền hình. Họ tạo ra thiết kế tổng thể, chỉ đạo và giám sát đội ngũ phát triển các tác phẩm nghệ thuật hoặc bố cục. Art Director làm việc cho các công ty quảng cáo, truyền thông, cho các nhà xuất bản tạp chí, báo hoặc các công ty dịch vụ thiết kế chuyên dụng, các ngành công nghiệp nhà hát, video và phim. Lương Art Director trung bình khoảng 1000 – 1500$/tháng.
Với thời buổi công nghệ thị trường phát triển như hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp Art Director ở cách ngành truyền thông như tiếp thị, quảng cáo, điện ảnh, truyền hình, thiết kế web, video… Ở mỗi ngành nghề khác nhau thì các giám đốc sáng tạo sẽ đảm nhận công việc cũng như nhiệm vụ khác nhau.
Hiểu một cách khái quát thì Art Director sẽ là người phụ trách về việc định hình phong cách, hình ảnh trực quan trên các sản phẩm nghệ thuật như là báo chí, phim ảnh, bao bì sản phẩm và rất nhiều lĩnh vực khác. Họ chính là người tạo ra thiết kế tổng thể và là người đảm nhận nhiêm vụ chỉ đạo, giám sát đội ngũ phát triển các tác phẩm nghệ thuật đó.
Công việc của Giám đốc sáng tạo phải tiếp xúc và làm việc với các nhân viên thiết kế và nghệ thuật trong các công ty quan hệ công chúng, Agency quảng cáo, tạp chí… để tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra, Art Director cũng làm việc với các nhà sản xuất truyền hình, sân khấu để giám sát các thiết kế.
Đây là một vị trí cần sự linh hoạt trong công việc vì mục tiêu cuối cùng của Art Director là có thể lôi kéo được khách hàng ấn tượng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Ngoài ra, họ cũng phải là những người sáng tạo, có khả năng biến những chiến lược trên giấy, mang vào sản phẩm để tạo ra đươc những chiến dịch có thể truyền cảm hứng tới người dùng.
Art Director giám sát công việc của các nhà thiết kế và các nghệ sĩ, những người tạo ra hình ảnh cho truyền hình, phim, buổi biểu diễn trực tiếp, trò chơi điện tử hoặc quảng cáo. Họ xác định phong cách, giai điệu tổng thể, mong muốn cho từng dự án. Từ đó xác định tầm nhìn đối với người trực tiếp thực hiện hình ảnh, ví dụ như ảnh minh họa, ảnh chụp, ảnh đồ họa, đồ thị và biểu đồ trên sân khấu hoặc phim.
Art Director cũng sẽ làm việc với nhân viên nghệ thuật và thiết kế trong các Agency quảng cáo, các công ty quan hệ công chúng và xuất bản sách, báo hoặc tạp chí để tạo ra thiết kế, bố cục phù hợp. Họ cũng làm việc với các nhà sản xuất và giám đốc sản xuất sân khấu, truyền hình hoặc phim để giám sát các thiết kế. Công việc của họ đòi hỏi phải hiểu các yếu tố thiết kế của các dự án, truyền cảm hứng cho các nhân viên sáng tạo, theo dõi ngân sách và tiến độ dự án.
>>>Xem thêm: Leadership là gì? 6 kỹ năng của một nhà lãnh đạo tài ba
Công việc của Art Director là gì?
- Xác định tốt nhất cách thực hiện các Concept một cách trực quan.
- Xác định những hình ảnh, nghệ thuật hoặc các yếu tố được sử dụng.
- Phát triển giao diện tổng thể hoặc phong cách của một ấn phẩm, chiến dịch quảng cáo hoặc rạp chiếu phim, truyền hình hoặc bộ phim.
- Giám sát nhân viên thiết kế.
- Xem xét và phê duyệt thiết kế, tác phẩm nghệ thuật, đồ họa và nhiếp ảnh do các nhân viên thực hiện.
- Trao đổi với khách hàng để hiểu mong muốn của họ và phát triển hướng đi theo một cách tiếp cận nghệ thuật và phong cách.
- Phối hợp các hoạt động với các phòng ban nghệ thuật, sáng tạo khác.
- Trình bày sản phẩm cho khách hàng phê duyệt.
>>>Xem thêm: Concept là gì? Ý nghĩa của concept trong những lĩnh vực khác nhau
Art Director làm việc trong nhiều ngành khác nhau và tính chất công việc cũng khác nhau ít nhiều phụ thuộc vào ngành. Tuy nhiên, hầu hết các Art Director đều thiết lập phong cách nghệ thuật và hình ảnh trực quan cho từng dự án và giám sát nhân viên thiết kế, nghệ sĩ, nhà biên kịch, nhiếp ảnh gia, biên tập viên, chịu trách nhiệm tạo ra các tác phẩm, sản phẩm.
- Trong lĩnh vực xuất bản: các Art Director thường giám sát cách bố trí trang (layout) của báo và tạp chí. Họ cũng quyết định sáng tạo nghệ thuật cho bìa sách và tạp chí. Thông thường, tác phẩm này bao gồm cả ấn phẩm web.
- Trong các Agency quảng cáo và truyền thông: Art Director đảm bảo rằng thông điệp và hình ảnh mong muốn của khách hàng được truyền tải tới người tiêu dùng. Họ chịu trách nhiệm về các khía cạnh hình ảnh tổng thể của một chiến dịch quảng cáo hoặc truyền thông và có thể cần phối hợp với công việc của các phòng ban liên quan.
- Trong sản xuất phim: Art Director kết hợp với các đạo diện để xác định đạo cụ/hình ảnh nào sẽ cần thiết cho bộ phim và phong cách mà bộ phim nên có. Họ thường cần một nhân viên trợ lý hoặc các nhà thiết kế để hoàn thành sản phẩm của mình.
Sự khác nhau giữa Creative Director và Art Director là gì?
#1 Creative Director
Creative Director là chức danh có nhiệm vụ trong công việc là nhìn và thấu hiểu nhiều hơn là tự mình làm ra một sản phẩm cụ thể nào đó. Creative Director phải là người có nhiều ý tưởng hay và nổi bật để phát triển đội ngũ của mình mạnh hơn nhằm đảm bảo tiến độ công việc đúng theo những gì đã đặt ra. Creative Director là người có sự ảnh hưởng lớn đến toàn bộ đội ngũ sáng tạo.
#2 Art Director
Art Director là người có nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm về phong cách lẫn hình ảnh trên các sản phẩm, ấn phẩm quảng bá hình ảnh. Art Director trực tiếp tạo ra thiết kế và chỉ đạo, giám sát đội ngũ phát triển những tác phẩm đó.
Những yếu tố cần có để trở thành Art Director là gì?
Để trở thành Art Director bạn sẽ cần trang bị những gì? Hay nói cách khác, bạn cần học gì để trở thành Art Director? Dưới đây sẽ là một số yếu tố bạn cần tham khảo qua:
#1 Tìm hiểu về công việc của bạn
Giáo dục là chìa khóa cho mọi công việc. Khi nói đến Art Director và ngành nghệ thuật đồ họa nói chung, giáo dục chính quy thường đóng một vai trò nhất định trong việc tìm kiếm một công việc. Mặt khác, ngoại việc học thì kỹ năng thực tế là những thứ được đánh giá cao trong công việc. Để có được kỹ năng thật tốt, bạn cầm tìm hiểu và bắt tay vào thực hành.
#2 Đầu tư vào Portfolio
Một Portfolio chất lượng sẽ giúp bạn được những nhà tuyển dụng hoặc cấp trên chú ý, ngay cả khi bạn có ít hoặc gần như chưa hoàn thành dự án nào cũng không nên bỏ qua bước này vì Portfolio là yếu tố quan trọng để thể hiện mình. Một vài dự án tuyệt vời sẽ là một trong những ví dụ tốt đại diện cho kỹ năng của bạn và giúp nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang mong muốn thành công trong công việc này. Những điều này giúp bạn tạo ra nhiều kết nối hơn và cuối cùng tiếp cận đúng người.
#3 Thích nghi tốt
Thế giới luôn thay đổi và thường xảy ra các sự kiện bất ngờ hoặc mất kiểm soát, khiến chúng ta không thể nắm bắt tình huống và xử lý chúng dễ dàng. Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra khi ứng dụng Photoshop của nhà thiết kế của bạn bị treo ngay trước khi kết thúc một dự án và tất cả dữ liệu, tệp đều bị xóa? Art Director phải lường trước điều này có thể xảy ra, do đó họ sẽ giữ bản sao của các tệp quan trọng hoặc lưu trữ chúng trên thiết bị lưu trữ đám mây.
#4 Biết quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng mà tất cả mọi người đều cần. Trong kinh doanh và nếu có khách hàng giao deadline cho bạn, bạn buộc phải học cách quản lý thời gian trong thực tế. Tuy nhiên nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và biết ai cần làm gì, trong thời gian nào thì nhiệm vụ và dự án sẽ hoàn thành nhanh hơn bạn nghĩ.
#5 Học cách quản lý và phê bình
Art Director cần có kỹ năng quản lý. Trên thực tế, họ phải quản lý đội ngũ thiết kế của họ ngay cả khi họ thực sự không có nhiều thời gian. Khi ai đó phạm sai lầm, chậm deadline, khi ai đó chỉ trích công việc của bạn và khi ai đó đang kéo cả đội ngũ tụt lại phía sau, bạn – người quản lý phải xử lý tất cả những vấn đề này. Trên hết, bạn cần học cách lắng nghe và đưa ra các giải pháp cho nhóm của mình, giúp mọi người teamwork hiệu quả hơn.
>>>Xem thêm: Teamwork là gì? 5 mẹo giúp Team Marketing của bạn hoàn thiện hơn
#6 Có tầm nhìn
Những người leader, người lãnh đạo luôn nhìn thấy nhiều và tầm nhìn xa hơn những người khác. Những người có tầm nhìn xa và những người đổi mới sẽ luôn có thể cải thiện những khó khăn hiện tại vì họ có thể nhìn ra những gì những người khác không thể. Họ có thể cải tổ lại cả bộ máy nếu chúng đang đi không đúng hướng.
#7 Hãy sáng tạo và đam mê
Sáng tạo (thậm chí cả khi mọi người cho đó là điên rồ) được coi là tài sản lớn nhất trong thiết kế. Chúng ta phải bước ra khỏi ranh giới của sự an toàn để đạt được những tầm cao mới. Và sự đam mê chính là nguyên liệu cho những sáng tạo không ngừng đó. Bạn cần đam mê với công việc của mình và không ngừng cống hiến, kết hợp với kinh nghiệm, vị trí Art Director sẽ không còn quá xa vời.
Lời kết cho Art Director là gì
Trên đây là những chia sẻ đến bạn đọc về Art Director là gì và những yếu tố cần có của một Art Director, những vấn đề xoay quanh vị trí mới mẻ này tại Việt Nam. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với các bạn.
>>>Xem thêm: CTA là gì? Yếu tố cốt lõi tạo nên 1 CTA hiệu quả