Ban tổng giám đốc tiếng Anh là gì và những thông tin bạn cần biết!

Việc làm Quản lý điều hành

Bạn đang đọc: Ban tổng giám đốc tiếng Anh là gì và những thông tin bạn cần biết!

1. Tìm hiểu về khái niệm ban tổng giám đốc tiếng Anh là gì?

1.1. Khái niệm ban tổng giám đốc tiếng Anh là gì?

“Ban tổng giám đốc” trong tiếng Anh được gọi là “Board of General Directors” (được viết tắt là BoGD) – đây là một nhóm các cá nhân xuất sắc và có năng lực nhất được bầu ra để đại diện cho các cổ đông trong doanh nghiệp. Ban tổng giám đốc có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc thiết lập ra các chính sách để hoạt động và duy trì doanh nghiệp, giám sát toàn bộ những hoạt động quản lý của doanh nghiệp đó.

Đối với mỗi doanh nghiệp đại chúng đều cần có một ban tổng giám đốc và đôi khi một số tổ chức, doanh nghiệp cá nhân hay tổ chức phi lợi nhuận cũng có một ban tổng giám đốc để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Những vấn đề nằm trong tầm nhìn và sự kiểm soát của ban tổng giám đốc bao gồm như tuyển dụng hay đào thải nhân sự, các giám đốc điều hành cấp cao, các vấn đề liên quan đến chính sách cổ tức, các chính sách về tùy chọn và việc bồi thường điều hành.

Bên cạnh đó, một ban tổng giám đốc còn có trách nhiệm giúp cho các doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu lớn và hỗ trợ cho công việc điều hành để đảm bảo được doanh nghiệp đó có đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất.

1.2. Ban tổng giám đốc bao gồm những ai?

Ban tổng giám đốc là một nhóm đại diện cho quyền lợi của các cổ đông trong doanh nghiệp, bao gồm cả những thành viên trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, ban tổng giám đốc sẽ gồm có chủ tịch và 2 nhóm chính là: Tổng giám đốc nội bộ (hay còn gọi là General Inside Director) và Tổng giám đốc bên ngoài (hay còn gọi là General Outside Director).

Giám đốc nội bộ sẽ là những người nhận được sự quan tâm lớn hơn từ các cổ đông chủ chốt của doanh nghiệp, những cán bộ và toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp. Những kinh nghiệm mà giám đốc nội bộ có được từ công việc giúp cho họ có thể nâng cao hơn về giá trị của mình trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, họ cũng vẫn có thể bị bãi nhiệm nếu như lạm dụng chức quyền để làm những hoạt động không phù hợp với quy định hay không hoàn thành được các nhiệm vụ của mình.

Còn đối với giám đốc bên ngoài thì sẽ là những người không trực tiếp điều hành tại doanh nghiệp. Họ là những cá nhân độc lập và được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về kinh nghiệm chuyên môn cũng như sự uy tín trong cộng đồng về các lĩnh vực, các ngành có liên quan đến doanh nghiệp.

Và chủ tịch của doanh nghiệp có thể sẽ chính là tổng giám đốc nội bộ và cũng có thể chính là tổng giám đốc bên ngoài. Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều các vị trí tổng giám đốc, giám đốc chức năng khác phụ trách các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp như:

– Ban tổng giám đốc điều hành bao gồm có:

+ Giám đốc điều hành bộ phận

+ Giám đốc quản lý về thương hiệu

+ Giám đốc quản lý về việc kinh doanh

+ Giám đốc quản lý về truyền thông – marketing

+ Giám đốc chuyên về sáng tạo

– Ban tổng giám đốc tài chính bao gồm:

+ Giám đốc về công nghệ thông tin

+ Giám đốc về đầu tư và phát triển

+ Giám đốc quản lý về các sản phẩm

Kiếm việc làm

2. Chức năng và nhiệm vụ của ban tổng giám đốc trong doanh nghiệp

2.1. Quản lý bộ phận tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Ban tổng giám đốc trong doanh nghiệp là những người đứng đầu và đại diện cổ đông để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó cần phải có khả năng và có nhiệm vụ tìm kiếm những gương mặt sáng giá và xuất sắc nhất cho các vị trí cấp cao, vị trí quản lý chủ chốt của doanh nghiệp. Những vị trí đó cần phải là những người có năng lực thực sự, có khả năng quản lý và điều hành các bộ phận và duy trì tốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà phải cần những người có trình độ và khả năng nhận biết, tìm kiếm nhân tài từ ban tổng giám đốc đứng ra tuyển dụng.

Ngoài ra, ban tổng giám đốc cũng là những người sẽ trực tiếp quản lý các bộ phận đó, giám sát việc thực hiện và đào tạo các cán bộ, quản lý cấp cao, bồi dưỡng họ trở thành những người chủ chốt, nâng cao trình độ, khả năng quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên, phát triển mạnh mẽ.

2.2. Xác định các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Ban tổng giám đốc có nhiệm vụ quan trọng là phải xác định được các mục tiêu và chiến lược rõ ràng để thực hiện các mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất. Những thành viên trong ban tổng giám đốc cần phải cung cấp được tầm nhìn xa trông rộng, có sứ mệnh và nhiệm vụ đưa mục tiêu lớn mạnh hơn nữa để hoạt động kinh doanh được duy trì và ngày càng phát triển. Đây là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi ban tổng giám đốc phải luôn không ngừng sáng tạo và có ý tưởng mới lạ, độc đáo, tạo nên nét đặc trưng và riêng biệt cho doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và sự uy tín trên thị trường kinh doanh. Và đây thường là nhiệm vụ của những giám đốc điều hành hay các giám đốc kinh doanh trong hệ thống ban tổng giám đốc của doanh nghiệp.

2.3. Là những người thiết lập ra hệ thống quản trị của một doanh nghiệp

Trách nhiệm lớn lao của ban tổng giám đốc chính là cần phải thiết lập được ra hệ thống quản trị cho doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng để có thể tạo ra được một khuôn khổ cho doanh nghiệp dựa trên các chính sách đã đặt ra. Điều đó có nghĩa là ban tổng giám đốc phải đề cập cũng như xác định, tạo ra được những quy tắc, cách thức cụ thể để hoạt động trong các bộ phận của doanh nghiệp. Tuy vậy, các quy tắc đặt ra cũng cần phải chú ý và đảm bảo được sự công bằng cho tất cả các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.

2.4. Thực hiện nhiệm vụ quản trị tổ chức các mối quan hệ với giám đốc điều hành

Ban tổng giám đốc sẽ là những người cần phải tạo ra hệ thống quản trị tổ chức thật tốt cũng như các mối quan hệ đối với các giám đốc điều hành tại doanh nghiệp và trong các cuộc họp cổ đông quan trọng. Thường ở các doanh nghiệp sẽ tổ chức các cuộc họp cổ đông để tổng kết các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các chiến lược, kế hoạch mới để phát triển doanh nghiệp hay các cuộc họp để bổ nhiệm, bãi nhiệm nhân sự cấp cao. Các cuộc họp có thể được tổ chức 1 lần 1 tháng, cũng có thể là 3,4 lần 1 năm nếu như không có vấn đề gì quá nghiêm trọng xảy ra đối với doanh nghiệp. Và nhiệm vụ của ban tổng giám đốc chính là phải tạo được sự tương tác giữa mọi người với nhau trong các cuộc họp đó để cuộc họp diễn ra tốt đẹp, đạt được mục đích cuối cùng một cách nhanh chóng.

2.5. Thực hiện giám sát và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp

Ban tổng giám đốc có chức năng và nhiệm vụ là thực hiện giám sát cũng như điều hành toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trong suốt quá trình kiểm toán hay thuê các kiểm toán viên. Cụ thể thì họ sẽ có nhiệm vụ đảm bảo cho việc kiểm toán và phải được thực hiện một cách kịp thời theo quy định hàng năm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ban tổng giám đốc cũng có thể được ủy thác để đại diện cho những lợi ích của các cổ đông trong doanh nghiệp, thậm chí cả các nhà đầu tư. Do vậy, ban tổng giám đốc cần phải luôn đảm bảo được tài sản của doanh nghiệp một cách an toàn nhất.

Tìm việc làm phó tổng giám đốc

3. Tố chất cần có để trở thành thành viên của ban tổng giám đốc

3.1. Có tầm nhìn xa trông rộng

Ban tổng giám đốc là những người đứng đầu một doanh nghiệp, dẫn dắt doanh nghiệp đó đi lên trên con đường phát triển, chính vì vậy họ cần phải là những người có khả năng nhìn xa trông rộng cũng như phán đoán được các xu hướng phát triển của thị trường. Từ đó ban tổng giám đốc sẽ đưa ra được những mục tiêu cụ thể, phù hợp, các chiến lược hiệu quả và định hướng được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp. Chính điều này cũng sẽ giúp họ nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ đội ngũ quản lý, nhân viên của doanh nghiệp và chấp nhận đi theo những lộ trình, thực hiện theo đúng kế hoạch mà ban tổng giám đốc đã đưa ra, đảm bảo được rằng tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp đều nắm rõ được mục tiêu hoạt động và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

3.2. Có khả năng tư duy và sáng tạo tốt

Có thể thấy, việc sáng tạo và đổi mới là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào và ban tổng giám đốc là những người cần phải có tốt chất đó. Khả năng tư duy và sáng tạo tốt chính là điều quan trọng giúp cho việc thúc đẩy cũng như hình thành được các mục tiêu, chiến lược cho hoạt động kinh doanh độc đáo, mới mẻ, xây dựng nên các ý tưởng tuyệt vời nhất cho các dự án của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khả năng sáng tạo cũng giúp cho các thành viên trong ban tổng giám đốc có thể gắn kết được các nguồn lực thành một tổng thể thống nhất, tạo nên được cảm hứng và sự đam mê, hứng thú cho nhân viên trong quá trình làm việc. Không chỉ vậy, luôn có sự sáng tạo và đổi mới cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể theo kịp được những chuyển biến của thị trường và đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

3.3. Có tính kỷ luật cao

Vấn đề về kỷ luật là yếu tố quan trọng và không thể thiếu đối với các thành viên trong ban tổng giám đốc, giúp cho việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra theo quy tắc, hệ thống và suôn sẻ hơn. Bởi hơn ai hết, ban tổng giám đốc là những người nắm rõ được tất cả các quy luật và các phương án thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động một cách nghiêm chỉnh nhất. Tuy nhiên, điều này cũng cần phải có sự linh hoạt trong một số trường hợp nhất định để phù hợp với các chiến lược kinh doanh hay có sự điều chỉnh khi cần thiết.

3.4. Có khả năng giao tiếp tốt

Ban tổng giám đốc là những người đứng đầu doanh nghiệp và là đại diện cho các cổ đông, quản lý toàn bộ những hoạt động cũng như đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp, do đó khả năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu. Bởi họ là những người sẽ đại diện và gặp gỡ các vị khách hàng, tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư lớn của doanh nghiệp để trao đổi về các dự án quan trọng của doanh nghiệp, chính vì vậy khả năng thuyết phục, linh hoạt trong giao tiếp sẽ giúp họ có thể tạo được ấn tượng và sự tin tưởng đối với khách hàng và nhà đầu tư, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc có khả năng giao tiếp tốt cũng giúp các thành viên trong ban tổng giám đốc có thể đứng trước hội đồng quản trị trình bày rõ ràng và thuyết trình về các dự án một cách mạch lạc nhất khiến họ đồng ý cũng như cho phép triển khai các kế hoạch của dự án. Do vậy, để trở thành thành viên trong ban tổng giám đốc thì việc rèn luyện khả năng giao tiếp là điều hết sức quan trọng.

Tìm việc làm giám đốc kỹ thuật

3.5. Có khả năng tìm kiếm nhân tài

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ban tổng giám đốc chính là tuyển dụng các vị trí quản lý cấp cao cho doanh nghiệp, do đó khả năng nhìn nhận và tìm kiếm nhân tài là điều không thể thiếu. Ban tổng giám đốc phải có khả năng đánh giá hiệu quả, năng lực làm việc, trình độ của các ứng viên, xem xét được mức độ phù hợp của họ đối với vị trí tuyển dụng như thế nào, có đủ để quản lý và mang lại được lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp hay không. Chính vì vậy mà khả năng tìm kiếm và phát hiện nhân tài là điều mà ban tổng giám đốc cần phải có.

3.6. Có khả năng lãnh đạo

Là những người có vị trí cao cấp nhất trong doanh nghiệp, ban tổng giám đốc chắc chắn phải có khả năng lãnh đạo mới có thể quản lý và duy trì tốt các hoạt động của doanh nghiệp được. Đó là việc đưa ra kế hoạch, chiến lược mục tiêu và chỉ đạo được nhân viên cấp dưới thực hiện theo sự phân chia công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khả năng lãnh đạo cũng giúp cho ban tổng giám đốc có thể đánh giá được khách quan và chính xác nhất về thái độ làm việc cũng như năng lực, trình độ của nhân viên cấp dưới như thế nào, từ đó đưa ra được những phương án điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

3.7. Có kiến thức chuyên môn cao

Đối với bất kỳ lĩnh vực nào, đề có thể đi lên và đảm nhiệm các vị trí trong ban tổng giám đốc thì đều cần phải có kiến thức và trình độ chuyên môn cao. Bởi họ là những người đứng đầu và định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp, quyết định toàn bộ các vấn đề phát triển của doanh nghiệp, do đó trình độ về chuyên môn là yếu tố không thể thiếu. Chỉ có sự am hiểu về các kiến thức trong lĩnh vực mới có thể giúp họ giải quyết được các vấn đề trong hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất và mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Ngoài ra, người có trình độ và năng lực chuyên môn cao mới lãnh đạo và tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm từ mọi người và chỉ đạo được họ làm việc theo những quyết định của mình.

3.8. Có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề tốt

Tổ chức, doanh nghiệp nào thì chắc chắn đều không tránh khỏi việc xảy ra các vấn đề, sự cố và tình huống phát sinh trong kinh doanh đòi hỏi cần phải có biện pháp giải quyết hiệu quả. Và hơn ai hết, ban tổng giám đốc là những người cần phải có khả năng đó để có thể xử lý được những vấn đề lớn, nghiêm trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn của doanh nghiệp. Đứng trước tình hình đó, họ cần hết sức bình tĩnh, tìm ra được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, từ đó đưa ra được phương án để giải quyết sao cho hợp lý nhất và không ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng hữu quan. Và đây chính là tố chất rất cần có để có thể trở thành thành viên trong ban tổng giám đốc của các doanh nghiệp.

Với những chia sẻ trên đây của sentayho.com.vn, hy vọng các bạn đã hiểu rõ về những thông tin liên quan đến ban tổng giám đốc, từ đó làm động lực để phấn đấu và đạt được vị trí mơ ước của mình trong tương lai. Cùng theo dõi sentayho.com.vn để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng và hữu ích nhất nhé!

Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh

>>>>>Xem thêm: TTR Là Gì? Bật Mí Quy Trình 5 Bước Thanh Toán Quốc Tế

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *