Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh | Sở Y tế Nam Định

1. Băng huyết sau sinh là gì?

Bạn đang đọc: Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh | Sở Y tế Nam Định

Đây là hiện tượng đường sinh dục của mẹ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh, số lượng hơn 500ml máu hoặc là hơn 1% lượng máu cơ thể.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở. Riêng số người bị băng huyết sau sinh thì lên tới hơn 100.000 người. Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ băng huyết sau sinh chiếm từ 3% – 8% và đây được xem là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các bà mẹ.

Tìm hiểu thêm: Thập nhị nhân duyên là gì?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp loa monitor là gì và chức năng của nó – sentayho.com.vn

Ảnh minh họa

2. Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh?

– Đờ tử cung: Đây là nguyên nhân thường gặp khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh. Các nguyên nhân khiến sản phụ bị đờ tử cung bao gồm:

Do chất lượng tử cung kém: Tử cung của sản phụ sinh nhiều lần, người bị u xơ tử cung hay tử cung bị dị dạng

Tử cung quá căng: Tình trạng này do sản phụ sinh đôi hoặc sinh ba hay do thai lớn và nước ối quá nhiều

Sản phụ bị nhiễm trùng ối, chuyển dạ lâu hay thai phụ bị thiếu máu và suy nhược.

Sản phụ bị mắc chứng rối loạn đông máu, mang thai khi tuổi thai quá lớn (thường là sau 35 tuổi ), mắc tiền sử băng huyết sau sinh hoặc do mắc u xơ tử cung.

– Sự bất thường của bánh nhau:Những trường hợp thai phụ có nhau bám thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo thường sẽ có khuynh hướng gây chảy máu nhiều sau sinh. Ngoài ra, diện tích bánh nhau lớn, khi bong ra gây chảy máu nhiều cũng có thể gây băng huyết sau sinh.

– Tổn thương đường sinh dục: Tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách cũng là có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh kể cả đẻ thường. Đây là biến chứng do khó đẻ và cần phải có sự can thiệp của thủ thuật . Một số trường hợp khác như đẻ rơi, đẻ quá nhanh cũng gây tổn thương lớn đến đường sinh dục

– Rối loạn đông máu: Hiện tượng rối loạn đông máu thường xảy ra trong các trường hợp như: Nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng…Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc phục hồi sức khỏe mà băng huyết sau sinh có thể gây ra những biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.

3. Dấu hiệu nhận biết băng huyết sau sinh:

– Ra máu một cách bất thường và nhiều trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

– Máu chảy có màu đỏ tươi, rỉ ra liên tục.

– Da xanh xao, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, vẻ mặt hốt hoảng và huyết áp tụt. Nhịp tim đập nhanh một cách bất thường hoặc trở nên không đều.

– Tử cung mềm nhão, không có sự co hồi tốt.

4. Phòng tránh băng huyết sau sinh

– Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất sắt, uống thêm thuốc sắt nếu được bác sĩ chỉ định.

– Trong suốt giai đoạn hậu sản, sản phụ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi cẩn thận, giữ tâm trạng ổn định, ăn uống điều độ hợp lý, tránh stress, tức giận…

– Giữ vùng kín sạch sẽ không đặt bất cứ vật gì vào âm đạo tránh nhiễm trùng.

– Tuyệt đối kiêng quan hệ vợ chồng nếu thấy sản dịch vẫn còn.

Duy Tiến (t/h)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *