Ý nghĩa hình tượng bánh xe luân hồi trong Phật giáo
Bánh xe luân hồi hay còn được gọi là pháp luân chính là một trong số những biểu tượng phổ biến nhất của Phật giáo, biểu thị cho cốt lõi của Đức Phật.
Bạn đang đọc: Bánh xe luân hồi là gì? Ý nghĩa hình tượng bánh xe luân hồi trong Phật giáo
Theo đó, giáp pháp của Phật Giáo sẽ được luân chuyển liên tục như một bánh xe, di chuyển từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai. Cùng với hình tượng bánh xe luân hồi Phật giáp luôn muốn hướng tới cuộc sống thăng hoa hơn. Bởi cuộc sống của mỗi người đều sẽ luôn có sự thay đổi liên tục, những thay đổi đó sẽ được hướng theo tinh thần đạo đức và đời sống tâm linh trong sáng. Có như vậy với mang lại nhiều hạnh phúc hơn.
Nguồn gốc của hình tượng bánh xe luân hồi
Bánh xe luân hồi xuất phát từ câu chuyện trong kinh Thí Dụ. Tôn giả Mục Kiền Liên là đệ tử thần thông của Đức Phật, người không chỉ hành đạo trong cõi người mà còn thường lui tới cõi địa ngục, cõi trời, ngạ quỷ và súc sinh. Sau khi được tận mắt chứng kiến cảnh chúng sinh chết đi sống lại, bị hành hạ trong địa ngục. Cảnh động vật tranh giành giết hại lẫn nhau. Cảnh những loài quỷ đói khát kêu gào trong thống khổ. Cảnh thiên nhân hết phước báu bị đọa lạc, suy vong. Cảnh con người bị sân si, tham lam che mờ mắt. Ngài bèn trở về cõi Diêm Phù Đề và thuật lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe cho các đệ tử của Đức Phật. Khuyên họ nên ý thức được những nỗi khổ đau ở cõi Tà Ba mà cố gắng tu dưỡng đến cảnh giới an tịnh.
Một lần khác, khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, tôn giả Mục Kiền Liên cũng đem những cảnh khổ trên để khuyên răn các hàng xuất gia và tại gia. Khi thấy mọi người đang vây quanh và chăm chú lắng nghe tôn giả, Đức Phật bèn hỏi ngài A Nan vì sao mọi người lại vây quanh Tôn Giả Mục Kiền Liên. Khi biết được nguyên do, Đức Phật nói: “Trưởng lão Mục Kiền Liên hay bất cứ một vị Tỳ-kheo nào khác như trưởng lão cũng không thể cùng một lúc có mặt tại nhiều nơi, vì thế, nên làm hình bánh xe gồm 5 phần đặt ngay lối ra vào của tinh xá.”
Ý nghĩa của bánh xe luân hồi
5 phần của bánh xe chính là tượng trưng cho 5 cảnh giới bao gồm: Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cõi trời và người. Họa cảnh 4 châu Đông Thắng Thần, Tây Ngưu Hoá, Nam Thiệm Bộ và Bắc Câu Lô. Ở giữa chính là hình ảnh 3 loài thú: Chim bồ câu, rắn và heo.
Hình ảnh giải thoát của chư Phật và cảnh giới Niết Bàn được thể hiện qua những vầng hào quang. Hàng phàm phu tục tử sẽ được minh họa với cảnh những chúng sinh chìm nổi trong nướcVòng bên ngoài thể hiện 12 chi phần duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch.
Hình tượng bánh xe luân hồi thể hiện mọi chi tiết về cảnh giới luân hồi và tất cả bị nuốt bởi vô thường. Ngoài ra hai câu kệ nói về sự hành trì theo chính pháp để điều phục phiền não, vượt thoát cảnh luân hồi cũng được khắc bên bánh xe.
Triết lý sống qua hình tượng Bánh xe trong Phật giáo
Tiếp xúc với sự sống
Sự vận hành của cuộc sống mỗi người như một bánh xe đang lăn đều. Tuy chu vi của bánh xe rất lớn, nhưng sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đất chỉ là một điểm nhỏ. Như vậy, những giá trị thiết thực nhất của sự vận hành bánh xe không phải ở những điểm đã đi qua mà là điểm đang tiếp xúc trong hiện tại. Cũng thế, đạo Phật xem cuộc sống trong hiện tại là mấu chốt để tạo ra niềm hạnh phúc trong cuộc sống này. Những gì trong quá khứ, dù thất bại hay thành công đều chỉ còn trong ký ức. Còn những ước vọng về tương lai chỉ là ảo ảnh trong tâm trí mỗi người. Hiện tại mới là thời khắc thể hiện sự sống đích thực, linh động của mỗi người.
Tìm hiểu thêm: Định khoản kế toán là gì và các nguyên tắc định khoản
Để tạo dựng một cuộc sống có hạnh phúc và an lạc thực sự, con người cần phải nhận diện và tiếp xúc với những gì mình đang có trong hiện tại. Sống cho hiện tại mới là cuộc sống đích thực và qua đó con người mới cảm nhận được giá trị của cuộc sống mầu nhiệm.
Giáo pháp – tâm điểm của Phật giáo
Đức Phật từng dạy rằng ai hiểu được giáo pháp thì người ấy sẽ thấy Phật. Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật dạy ngài A Nan sau khi Ngài nhập diệt nên xem giáo pháp làm thầy, làm ngọn đèn, nên nương tựa vào giáo pháp. Pháp mà Đức Phật chứng ngộ trong đêm thành đạo cũng chính là pháp mà chư Phật quá khứ và tương lai đã và sẽ chứng ngộ. Do vậy, những gì Đức Phật đã giảng dạy là những chân lý để con người thoát khỏi đau khổ. Đức Phật không cho phép các đệ tử tôn thờ mình như một vị thượng đế đầy quyền năng, mà chỉ nên xem Ngài là một người thầy dẫn đường. Những ai sống đúng với chánh pháp và vận chuyển bánh xe pháp là người học trò xứng đáng trong giáo pháp của Đức Phật. Đạo Phật lấy giáo pháp làm trọng tâm. Khi nào giáo pháp này còn được giữ gìn thì Phật pháp còn tồn tại.
Sự tiến bộ của tri thức và đạo đức
Sự vận hành của bánh xe pháp trong xã hội bao hàm ý nghĩa sâu xa. Giáo pháp của đức Phật luôn mang tính tùy duyên nhưng bất biến. Phật giáo trong mỗi quốc gia, mỗi thời đại đều mang một sắc thái riêng, nhưng chung quy lại là cùng hướng đến đời sống tỉnh thức và sự giải thoát.
>>>>>Xem thêm: Giày Loafer là gì? Các kiểu mẫu giày Loafer đẹp, sang trọng nhất hiện nay
Cuộc sống luôn là một sự vận động, biến đổi không ngừng. Nền văn minh đang tiến nhanh như vũ bão, nhưng nếu con người chỉ chú trọng đến sự phát triển về vật chất mà thiếu sự tiến bộ về mặt tinh thần thì cũng sẽ dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến những đổ vỡ trong hạnh phúc gia đình và xã hội.
Do vậy, nếu hành trình của đời người là một cỗ xe, thì cỗ xe đó phải gồm hai bánh xe song hành là vật chất và tinh thần. Đời sống tâm linh là một yếu tố cần thiết để giải quyết những trở ngại trong tâm lý, tạo sự cân bằng cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.
Chuyển biến của thế giới tâm linh
Thế giới tâm linh là một là một thế giới mà ở đó mỗi con người đều đi trên một lộ trình từ thấp đến cao, từ phàm đến thánh, như một bánh xe đang vượt lên trên dốc đứng Càng lên cao, thế giới càng kỳ ảo, tuyệt mỹ, nhưng cũng rất gian nan và khó khăn. Do đó, con người cần có nhiều nghị lực, sự kiên nhẫn và quyết tâm mạnh mẽ mới đạt được những thành tựu như ý nguyện.