Số tiền bảo hiểm
Đây là số tiền được doanh nghiệp/công ty bảo hiểm chấp thuận và ghi chi tiết trên hợp đồng bảo hiểm, thông qua đó rõ ràng về quyền lợi được hưởng theo quy định.
Bạn đang đọc: Bảo hiểm là gì? Tổng hợp thông tin người mua bảo hiểm cần biết
4. Các nguyên tắc trong bảo hiểm
Tìm hiểu thêm: Content writer là gì? Những điều cần biết cho người mới vào nghề
>>>>>Xem thêm: Top 10 biểu tượng may mắn và thành công của Việt Nam
Các nguyên tắc trong bảo hiểm
Các nguyên tắc trong bảo hiểm mà bạn cần nắm bắt cụ thể như sau:
Trung thực tuyệt đối
Tất cả các bên phải trung thực, từ doanh nghiệp bảo hiểm đến người được bảo hiểm đều phải trung thực. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị pháp lý khi xác lập được tiến hành dựa trên cơ sở thông tin trung thực, độ tín nhiệm cao của các bên.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Quyền có thể được bảo hiểm được tạo lập cho một cá nhân hoặc 12 tổ chức nếu nhận được lợi ích kinh tế hợp pháp và không bị tổn hại khi đối tượng bảo hiểm chịu ảnh hưởng bất lợi của rủi ro không lường trước được.
Quyền lợi có được bảo hiểm hình thành dựa vào căn cứ: quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản; quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng; quyền về nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng.
Nguyên tắc bồi thường
Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm có thể nhận được trong mọi trường hợp sẽ không được lớn hơn thiệt hại của họ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Điều này nhằm ngăn ngừa việc trục lợi từ hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên tắc thế quyền
Nguyên tắc này được sử dụng khi có bên thứ ba cần chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của đối tượng. Theo đó, các công ty và doanh nghiệp bảo hiểm sau khi hoàn tất bồi thường cho người được bảo hiểm, sẽ được phép thế quyền để đòi bên thứ ba bồi thường theo giới hạn đặt ra.
Nguyên tắc áp dụng cho các loại hình bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự.
Nguyên tắc đóng góp bồi thường
Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào nhiều bảo hiểm, khi có sự kiện bảo hiểm diễn ra, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng đóng góp bồi thường, nhưng không lớn hơn giá trị thiệt hại dù đối tượng có ký kết nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng một lúc.
Nguyên tắc “Nguyên nhân gần”
Nguyên tắc này hiểu đơn giản là bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm chi trả khi kết quả và tổn thất của bạn được hình thành bởi một chuỗi sự kiện có liên quan đến nhau, thuộc phạm vi rủi ro cho phép của hợp đồng. Và không có sự can thiệp hay tác động của bất kì một nguồn nguyên nhân độc lập nào khác.
“Nguyên nhân gần” được xem là nguyên nhân mang yếu tố quyết định và trực tiếp với kết quả đã xảy ra, không kể là nguyên nhân đầu tiên hay sau cùng.
VD: Một người sở hữu bảo hiểm tai nạn, trong một trường hợp không may, người này bị gãy chân. Sau đó được đưa đến bệnh viện để điều trị, vô tình bị nhiễm bệnh truyền nhiễm và qua đời.
Ở đây nguyên nhân qua đời không phải là kết quả của việc người này bị gãy chân. Vì thế việc nhiễm bệnh truyền nhiễm không được tính là nguyên nhân gần và bảo hiểm tai nạn sẽ không chi trả cho phần sự cố qua đời vì bệnh truyền nhiễm này.
5. Các loại bảo hiểm
Tìm hiểu thêm: Content writer là gì? Những điều cần biết cho người mới vào nghề
>>>>>Xem thêm: Top 10 biểu tượng may mắn và thành công của Việt Nam
Các loại bảo hiểm
Hiện nay có nhiều loại bảo hiểm khác nhau, có thể đến đến các loại bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay như sau:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thương mại
- Bảo hiểm thai sản
- …
Mỗi loại bảo hiểm sẽ có chế độ cùng mức đóng khác nhau. Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết tại: Các loại bảo hiểm
Trên đây là toàn bộ thông tin không chỉ giúp bạn hiểu bảo hiểm là gì? Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác.