1. Barbershop là gì?
Barbershop đơn giản là nơi cắt tóc làm đẹp cho đàn ông. Nhưng cũng không hoàn toàn đơn giản như thế, nó là một loại hình cắt tóc đã có từ rất lâu đời. Lâu đến mức người ta có thể tôn nó là một nền văn hoá dành cho các quý ông, văn hoá Barber.
Bạn đang đọc: Barber – Ý nghĩa của Barber shop và nghệ thuật râu tóc đàn ông – Cool Mate
Cho đến ngày nay, văn hoá Barber vẫn được lưu giữ và phát triển trên khắp thế giới, có thể kể đến như Schorem ở Hà Lan, Fellow Barber ở Mỹ, Ruffians tại Anh, v.v…
2. Barbershop xuất hiện từ bao giờ?
Đàn ông thời Hy Lạp cổ thường ghé qua các sạp trong chợ để được tỉa tót râu tóc, chăm sóc da, móng tay cũng như được bàn luận, tán gẫu mọi chuyện trên trời dưới bể. Kiểu dịch vụ dành cho các quý ông này sau đó bắt đầu lan rộng khắp châu Âu. Và từ đó, tiệm cắt tóc (barbershop) trở thành một địa điểm phải ghé qua hằng ngày của các quý ông.
Bước chân vào một barber shop chính là để trải nghiệm một không gian dành riêng cho các quý ông. Nơi đây giống như một câu lạc bộ tán gẫu, giải trí. Các quý ông được là chính mình, được chia sẻ tâm sự về mọi vấn đề về chuyện đàn ông. Và điều quan trọng nhất là không một người phụ nữ nào được phép bén mảng tới, dù vì bất kì lí do gì.
Thời đó, các kiểu tóc thường được xử lí theo hướng cổ điển cũng như những kiểu tóc cọ xát mang âm hưởng nhà binh. Lâu dần, khi cuộc sống ngày càng hiện đại và nhu cầu của đàn ông cũng cao hơn, chúng trở thành những kiểu tóc lỗi thời. Và những người đàn ông trẻ tuổi tại châu Âu trong những năm 1960 của thế kỉ trước bắt đầu tìm đến các hair salon để có được các kiểu tóc hiện đại và trẻ trung hơn.
Nhưng những tiệm cắt tóc thuần barber không hề sụp đổ. Mọi vật, giống như lối sống và thời trang, luôn luôn có sự quay vòng. Và các tiệm cắt tóc barber dần lấy lại vinh quang của mình kể từ những năm 1990, sau hàng chục năm bị salon tóc “đè đầu cưỡi cổ”.
Barbershop trở lại vẫn giữ cho mình vẻ hoài cổ, trầm lắng và mang âm hưởng hoàng gia châu Âu. Nó vẫn là một điểm hẹn, một “pháo đài” vững chắc dành cho các quý ông. Là nơi họ có thể tạm quên đi những gánh nặng cuộc sống, để giải trí, nói chuyện phiếm, hoặc bàn chuyện làm ăn. Barber shop trở lại với triết lí mới: lấy cảm hứng từ những kiểu tóc cổ điển nhưng được pha trộn thêm vẻ hiện đại một cách tinh tế và khéo léo, giúp chinh phục nhiều hơn các quý ông thời hiện đại.
Văn hoá Barber, dù có ở thời đại nào, dù thay đổi như thế nào, đây vẫn là một điểm hẹn chứ không chỉ đơn thuần chỉ là một tiệm cắt tóc.
3. Vậy Barber, họ là ai?
Barber là những người thợ cắt tóc. Hay đúng hơn là những người thợ chuyên cắt tạo kiểu tóc và râu cho nam giới. Nam giới có thể ẩn, hiện tính cách, triết lí sống của mình chỉ qua một kiểu tóc. Một thứ kì diệu như vậy không thể và chẳng ai muốn phó mặc cho những người thợ học việc hoặc một người thợ tồi.
Nghề thợ cắt tóc sở hữu một lịch sử dài đằng đẵng từ thời kì đồ Đồng (khoảng 3500 trước Công Nguyên) tại Ai Cập. Trong văn hoá Ai Cập Cổ đại, thợ cắt tóc được tôn súng và trọng dụng không khác các siêu sao. Người ta còn cho rằng những nam giới hoạt động trong lĩnh vực y tế là những ví dụ đầu tiên về nghệ cắt tóc.
Đến thời Trung đại, nghề cắt tóc thường được các bác sĩ phẫu thuật và nha sĩ kiêm nhiệm. Vì vậy, bên cạnh việc chỉnh trang vẻ ngoài nam giới, một tay cắt tóc còn phải có khả năng thực sự về băng bó vết thương cũng như thành thục về y khoa.
Đó chính là lí do chiếc hộp xoay viền đỏ trắng xuất hiện tại các barber shop. Màu đỏ tượng trưng cho máu, và màu trắng tượng trưng cho bông băng. Kiến thức về y khoa, cộng thêm tay nghề điêu luyện với kéo và dao cạo đã biến một gã thợ cạo trở thành nhân vật quyền lực, toàn quyền quyết định ngoại hình của các quý ông.
Những gã thợ Barber đều cực kì phong cách. Điển hình là những gã thợ scumbag nổi tiếng ở Hà Lan, Schorem, nổi bật với chòm râu mustache và hai cánh tay chằng chịt hình xăm.
4. Một số biểu tượng của Barber
4.1. Đèn Barber Pole
Đây chính là tên gọi của loại đèn đỏ trắng đã được đề cập ở trên. Ngoài mang ý nghĩa về những nhà thẩm mĩ, nhà phù thuỷ cho sắc đẹp của đàn ông. Hai ánh đèn đỏ trắng hoà quyện xoay tròn như muốn gợi về vòng lặp bất tử của Barber và nhấn mạnh sự vĩnh cửu, trường tồn của một nền văn hoá, Văn hoá Barber.
4.2. Dụng cụ cắt tỉa tóc – Kéo và tông đơ
Không chỉ riêng các barber, mà đối với mọi hình thức làm tóc khác, kéo và tông đơ là những vật bất lì thân của người thợ cắt tóc. Là dụng cụ để phô diễn tài năng của mình.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật thông tin về các loại mặt kính đồng hồ
Các barber chủ yếu sử dụng tông đơ để cắt phần xung quanh đỉnh đầu. sở hữu kĩ thuật vẩy tông đơ một cách điêu luyện, barber tạo nên hiệu ứng mờ dần, hay còn gọi là Fade Haircut. Càng lên trên, mật độ tóc càng đậm hơn, trông rất đẹp và tinh tế. Sau khi xong phần xung quanh, họ sẽ dùng kéo để chỉnh sửa và cắt tỉa và tạo kiểu phần ngọn tóc. Khi kết thúc một mái tóc, cùng là lúc dùng dao cạo tạo ra những nét thẳng và gọn ở sau gáy và mai. Riêng đối với các kiểu tóc cần tạo kiểu, các barber có sẵn các loại gel hoặc sáp tạo kiểu để các quý ông có được ngoại hình gọn gàng và chỉn chu nhất.
4.3. Chổi quét kem cạo mặt
Nếu tại salon tóc, để phục vụ việc cạo râu, cạo tóc, người ta thường dùng dung dịch bôi trơn hoặc cạo thô, thì tại barbershop họ thường dùng những chiếc chổi quét kem đầy ma mị để phủ lên da mặt những lớp bọt mềm mại và mát lạnh.
Với sự hoà nhập cùng xu hướng hiện đại, chổi quét kem ngày càng ít được sử dụng. Tuy nhiên, những chiếc chổi ấy vẫn mãi là biểu tượng khó phai trong văn hoá Barber.
5. Sự khác nhau giữa barber shop và hair salon
5.1. Hai Salon
- Phong cách trang trí: sang trọng, hiện đại, gọn gàng, tối giản
- Thợ cắt tóc: lịch sự, gọn gàng, chỉn chu
- Phục vụ: nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian
- Dịch vụ: dành cho cả nam và nữ, luôn update xu hướng mới, mang nét thẩm mĩ phương Đông.
5.2. Barber Shop
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách mở thẻ tín dụng ngân hàng ACB mới nhất 2023
- Phong cách trang trí: cổ điển, trầm lắng, hoàng gia châu Âu
- Thợ cắt tóc: Bụi bặm, nam tính, thường có hình xăm. Thậm chí thời trang hơi dị
- Phục vụ: thoe phong cách hưởng thụ, có phục vụ rượu, bia, xì gà, hoa quả, thức uống, chăm sóc râu mặt.
- Dịch vụ: là thánh địa của đàn ông, chuyên các kiểu tóc cổ điển, phù hợp với nét thẩm mỉ phương Tây.
6. Trào lưu Barbershop tại Việt Nam
Khi du nhập vào Việt Nam với một trong những kiểu tóc cực hot, Undercut, thì các barber shop mọc lên nhiều hơn. Tuy vậy, các barber shop không có quá nhiều sự khác biệt so với salon tóc. Cũng bởi nhu cầu và văn hoá Việt Nam khác biệt so với các đất nước phương Tây.
Hiện nay, tại salon, các stylist có thể sử dụng tông đơ cắt fade, undercut và các kiểu tóc vuông vức khác, không thua gì các barber. Đồng thời họ vẫn giữ nguyên sự nhanh nhạy trong việc update các kiểu tóc mới.
Ngược lại, thợ barber không còn đóng khung với các kiểu tóc cổ điển nữa. Mà họ cũng học cách tạo các kiểu tóc hiện đại, style Hàn Quốc. Về phong cách bài trí và phục vụ tại Việt Nam, rất khó để bạn cảm nhận được chính xác văn hoá barber của phương Tây. Rất hiếm những barber shop phục vụ sang trọng như xì gà, rượu vang, whisky, … Nếu có thì giá cả sẽ cao hơn so với mặt bằng chung. Và các barber shop cũng đi theo hướng phục vụ số đông chứ không chỉ là phục vụ số ít đàn ông sẵn sàng xa xỉ về tiền bạc và thời gian để hưởng thụ.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn hưởng thụ nét văn hoá đặc biệt này, bạn có thể tìm đến một số địa chỉ khá nổi tiếng sau:
- Hà Nội: Liêm Barber Shop, House of Barbaard – Gentlemen’s Barbershop, Manner – The barber shop, …
- Tp.HCM: Liêm Barber Shop, Barber Shop Vũ Trí, Hurricane Barber Shop, …
=>>Xem thêm:
- Sáp vuốt tóc, Gel vuốt tóc, Pomade, … và tất tần tật về sản phẩm tạo kiểu tóc nam
- 9 kiểu tóc nam mùa hè năm 2020 cực chất cho nam giới
- Những kiểu tóc mái ngố đẹp nhất cho nam giới 2020