Bệnh hăm háng/hăm bẹn là gì? Cách trị HĂM HÁNG cho bé và người lớn!!

Hầu hết chúng ta đều có suy nghĩ rằng hăm bẹn hay hăm háng chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp ở người lớn. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hăm da vùng bẹn? hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh hăm háng/hăm bẹn là gì? Cách trị HĂM HÁNG cho bé và người lớn!!

  • Viêm da tiết bã/Viêm da dầu là gì? Có hết không? Cách điều trị
  • Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì? Kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
  • Bị hăm nách là gì? Nguyên nhân và cách trị hăm nách ở trẻ em, người lớn.

I – Bệnh hăm bẹn là gì? Hình ảnh bị hăm háng

Bệnh hăm háng hay bệnh hăm bẹn là bệnh lý về da rất phổ biến hiện nay. Đây tình trạng háng và các nếp gấp xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ em

Hăm háng ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

II – Nguyên nhân gây hăm háng ở trẻ sơ sinh và người lớn

Hăm bẹn trên thực tế có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi bởi nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm, khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nắng nóng gây tiết mồ hôi nhiều, da không được vệ sinh thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị hăm bẹn.

Xác định chính xác nguyên nhân gây hăm háng ở trẻ sơ sinh cũng như người lớn sẽ giúp bạn biết được nên sử dụng cách trị hăm ở háng cho trẻ sơ sinh và người lớn nào thì hiệu quả.

Hăm bẹn do nhiều nguyên nhân gây ra

1. Nguyên nhân gây hăm háng ở trẻ sơ sinh

Có khá nhiều nguyên nhân gây hăm bẹn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó các nguyên nhân thường là:

– Nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc vi trùng ký sinh là nguyên nhân đầu tiên gây hăm bẹn ở trẻ em.

Trẻ sơ sinh bị hăm ở háng do da quá nhạy cảm.

Em bé bị hăm ở bẹn do bị dị ứng với chất liệu sử dụng làm tã, bỉm hoặc giấy ướt mẹ dùng để vệ sinh cho bé.

– Mặc tã bỉm trong thời gian dài khiến vùng háng của trẻ luôn trong tình trạng ẩm ướt bởi mồ hôi, nước tiểu và phân. Điều này tạo điều kiện thuận lợi vi khuẩn tấn công và gây hăm da ở háng.

Trẻ bị hăm ở bẹn do mặc bỉm kém chất lượng, khả năng thấm hút kém khiến vùng háng luôn ẩm ướt.

– Tã, bỉm thô ráp chà xát liên tục làm tổn thương da của bé.

– Hóa chất có trong nước xả, bột giặt, xà phòng, nước thơm có thể gây kích thích da bé.

– Lạm dụng phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông cũng là nguyên nhân khiến con bị hăm ở bẹn.

2. Nguyên nhân gây hăm háng ở người lớn

Không chỉ riêng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, háng bị hăm ngứa trên thực tế có thể xuất hiện ở cả người lớn. Bệnh hăm bẹn ở ở người lớn thường do các nguyên nhân sau:

– Người lớn bị hăm ở bẹn do vi khuẩn và nấm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nắng nóng gây tiết mồ hôi nhiều, da không được vệ sinh thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị hăm ở bẹn.

– Khí hậu ẩm ướt, mặc quần áo khi còn ẩm chưa khô hẳn cũng là lý do khiến bẹn bị hăm.

Người lớn bị hăm ở bẹn do thói quen thường xuyên mặc quần áo bò sát hoặc quá chật, khiến vùng háng liên tục bị cọ xát và tăng tiết mồ hôi.

– Những người có thân hình mập mạp, phải nằm một chỗ do bị bệnh, người béo phì, người tiết nhiều mồ hôi, người bị bệnh đái tháo đường là những đối tượng dễ bị hăm ở háng.

III – Dấu hiệu hăm da ở háng

1. Dấu hiệu trẻ bị hăm da ở háng

Khi háng bị hăm, trẻ thường có các triệu chứng sau:

– Vùng da ở háng nổi mẩn đỏ.

– Cảm giác đau rát tại vùng da háng bị hăm, nhất là khi tiếp xúc với nước tiểu.

Hăm bẹn ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện mụn hoặc các vết sưng gây lở loét trên da vùng háng.

– Trẻ bị giật mình, thậm chí đôi khi khóc thét lên.

– Bé sợ hãi khi mẹ lau rửa, vệ sinh.

– Bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc.

Vùng da ở háng bị nổi mẩn đỏ là triệu chứng điển hình khi trẻ và người lớn bị hăm da háng

( → Xem thêm dấu hiệu bé bị hăm cổ TẠI ĐÂY)

2. Dấu hiệu người lớn bị hăm da ở háng

Người lớn bị hăm da ở háng thường có các triệu chứng như:

– Vùng da háng bị hăm sưng đỏ.

– Có thể bị viêm da ở các vùng da háng, bẹn, đùi, quanh hậu môn.

– Đau rát và khó chịu tại vùng da háng bị hăm.

– Khi sờ vào có cảm giác sần cứng và nóng hơn so với các vùng da khác.

– Vùng da háng bị hăm bị ngứa ngáy, tróc vảy.

– Màu da tại vùng háng đậm màu hơn so với các vùng da ở xung quanh.

– Khi bị hăm ở bẹn nặng có thể xuất hiện nhiều vết loét ở vùng háng, chảy dịch trắng, chảy máu.

Việc nắm rõ các dấu hiệu hăm háng ở trẻ nhỏ và người lớn sẽ giúp bạn phát hiện bệnh kịp thời để có cách trị hăm bẹn cho trẻ sơ sinh cũng như người lớn phù hợp và hiệu quả.

IV – Cách trị hăm háng ở nam và nữ

Hăm háng ở nam và nữ nói riêng và ở người lớn nói chung cũng gây khó chịu không kém trẻ em vì vậy cần có cách chữa hăm bẹn hiệu quả để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng hăm da. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

1. Trị hăm bẹn ở nam giới bằng lá ổi

Lá ổi có khá nhiều chất kháng khuẩn, giảm đỏ, sưng tấy da rất tốt. Cách trị hăm háng tại nhà với lá ổi thực hiện như sau:

Dùng 10 lá ổi rửa sạch bụi bẩn, nấu với 3 lít nước cho thêm 1 nhúm muối hột. Sau 15 phút nước sôi và đổi màu vàng nâu thì tắt bếp. Để nước lá ổi nguội hẳn hoặc ấm ấm rồi dùng để vệ sinh vùng hăm da ở háng.

Vệ sinh 2 lần, sáng trước khi đi làm và tối trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng hăm.

Cách chữa hăm bẹn ở nam giới bằng lá ổi

2. Trị hăm háng ở nữ bằng lá trầu không

Loại lá này chứa hàm lượng vitamin C, riboflavin, niacin và khoáng chất vô cùng phong phú giúp khử khuẩn, tiêu thũng, chống ngứa, làm tăng sức đề kháng cho da. Phù hợp sử dụng trong các trường hợp sát khuẩn và giảm ngứa ngoài da.

Cách chữa hăm háng ở người lớn này thực hiện như sau: Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch vò lọc lấy nước pha loãng ra rửa vùng hăm hoặc đun sôi cùng nước, đợi nguội bỏ bã rồi vệ sinh da giúp cải thiện tình trạng hăm bẹn ở nữ.

3. Cách trị hăm háng ở bà bầu bằng lá chè xanh

Lá chè xanh có một thành phần chống oxy hóa kỳ diệu được gọi là EGCG có khả năng kháng viêm rất tốt. Không những thế, tinh chất trong lá chè xanh còn giúp thúc đẩy sự tái sinh các tổ chức và dịch máu làm tăng khả năng miễn dịch cho da.

Trị hăm háng với lá chè xanh an toàn cho bà bầu

Sử dụng lá chè xanh trị hăm ở bẹn cũng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch nắm lá chè tươi, vò kỹ, lọc bã, pha với nước ấm để vệ sinh vùng hăm, cũng có thể đun lá với nước sôi vài phút hoặc hãm như trà uống để lau rửa giúp khắc phục hăm ở bà bầu.

V – Bé bị hăm háng phải làm sao? Cách trị hăm háng cho bé

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị hăm háng, đặc biệt là trong thời kỳ đóng bỉm. Một vài phương pháp đơn giản sau đây sẽ giúp các mẹ có thêm gợi ý để trị hăm cho trẻ:

1. Cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị hăm háng/bẹn, mẹ có thể đun các loại lá có tính diệt khuẩn như lá trầu không, là chè tươi, lá khế, sài đất,… để vệ sinh da cho bé ngày 2-3 lần. Có thể sử dụng thêm các loại kem bôi/thuốc trị hăm bẹn cho trẻ sơ sinh giúp bé mau hết hăm.

2. Cách trị hăm háng cho bé bằng lá khế

Lá khế được nhiều người sử dụng để chữa hăm bẹn cho trẻ sơ sinh nhờ đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, giảm dị ứng, giảm viêm ngứa, làm mát da.

Tìm hiểu thêm: Intel(R) Management Engine Interface Là Gì, Dell Bán Laptop Không Bật Intel Management Engine

Lá khế có công dụng giảm dị ứng, giảm ngứa rất tốt

Cách trị hăm háng cho bé từ lá khế thông dụng nhất là đun nước tắm/lau rửa cho bé. Thực hiện rất đơn giản như sau: Mẹ lấy một nắm lá khế tươi (lá khế chua là tốt nhất) rửa sạch, đem giã hoặc xay với vài hạt muối trắng, lọc qua rây để lấy nước cốt.

Hòa nước cốt vào nước ấm để vệ sinh cho bé. Để tránh tình trạng dị ứng, nhiều người thường đun lá khế với nước sạch, thêm vài hạt muối, để sôi tầm 15 phút, lọc bỏ bã, để ấm rồi rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm bẹn ở trẻ em.

(→ Xem thêm: Cách trị hăm nách ở trẻ em và người lớn)

3. Cách trị hăm háng cho trẻ từ dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp giảm viêm da và xoa dịu tình trạng kích ứng. Các dưỡng chất trong dầu dừa cũng tạo ra hàng rào để bảo vệ da, ngay cả khi trẻ không bị hăm tã.

Dầu dừa có thể giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương. Chính vì vậy, nguyên liệu này đã và đang được nhiều người sử dụng trong nhiều năm qua để cải thiện các vấn đề về da, bao gồm cả trị hăm bẹn trẻ sơ sinh.

Cách trị hăm háng nhanh nhất bằng dầu dừa cách đơn giản và phổ biến nhất là thoa trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên da bé giúp làm dịu da, giảm đau rát và thúc đẩy các tổn thương nhanh lành.

Dầu dừa giúp làm dịu da vùng hăm

Cách trị hăm háng bằng dầu dừa thực hiện như sau:

– Làm sạch da bé bằng nước ấm hoặc nước chè xanh

– Dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng

– Lấy 2 thìa dầu dừa cho vào lò vi sóng vài giây để làm nóng.

– Đợi dầu dừa còn hơi âm ấm thì thoa lên vùng da bị hăm háng ở trẻ sơ sinh.

– Massage nhẹ nhàng và để khoảng 15 – 20 phút cho dầu dừa thấm vào da

– Đóng bỉm tã mới hoặc mặc quần cho bé (Khuyến khích tạm thời bỏ bỉm cho trẻ khi đang bị hăm bẹn)

– Mỗi ngày có thể thực hiện cách chữa bệnh hăm háng này 3 lần đến khi hết hăm.

Như vậy, có thể thấy hăm bẹn xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bên cạnh các biện pháp trên, cần chú ý vệ sinh da thường xuyên, mặc đồ thông thoáng, sạch sẽ.

Đồng thời kết hợp sử dụng kem bôi sau khi vệ sinh vùng da bị hăm sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.

4. Cách trị hăm bẹn bằng kem Yoosun rau má cho người lớn và trẻ nhỏ

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem bôi da dùng cho người lớn và trẻ sơ sinh bị hăm ở háng, các bạn có thể tham khảo sử dụng kem Yoosun rau má để nhanh chóng khắc phục tình trạng hăm bẹn/ hăm háng ở cả trẻ em và người lớn.

Kem bôi da yoosun rau má được nhiều người sử dụng khi bị hăm mang lại hiệu quả tốt

>> Xem VIDEO B/S chia sẻ cách xử lý hăm da

Kem Yoosun thành phần chính là dịch chiết rau má cùng với vitamin E, hoạt chất Chlorhexidine Và D-panthenol giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn, dưỡng ẩm, làm mềm mát da, giảm ngứa rát, thúc đẩy quá trình hình thành da non.

Sử dụng kem Yoosun rau má trị hăm bẹn thực hiện như sau:

– Làm sạch vùng da bị hăm bằng nước sạch hoặc nước chè tươi

– Thấm khô da

– Thoa một lớp mỏng kem yoosun rau má, mát xa nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da

– Để khô tự nhiên không cần rửa lại với nước, sau đó mặc quần áo, tã bỉm bình thường.

Cách chữa hăm háng ở người lớn và trẻ em này không chỉ có tác dụng giảm đau rát, ngứa ngáy mà còn giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp cho những vùng da bị tổn thương mau lành.

Hơn nữa, dù dưỡng ẩm rất tốt nhưng kem yoosun không hề gây bí rít, nhờn dính khi bôi vùng hăm bẹn. Chất kem thẩm thấu rất nhanh, chỉ để lại cảm giác mát mềm trên da.

Sản phẩm đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và lưu hành ở các hiệu thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc, được đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.

VI – Cách phòng chống hăm bẹn

Hăm bẹn khiến trẻ khó chịu quấy khóc và người lớn gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Thay vì tìm cách chữa hăm bẹn cho trẻ sơ sinh và người lớn, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hăm bẹn bằng một số cách sau:

1. Đối với trẻ

– Vệ sinh sạch sẽ vùng háng cho bé trước và sau khi thay tã, mặc bỉm.

– Thay tã bỉm thường xuyên, không mặc tã bỉm quá 6-8 tiếng. Nếu có thể, hãy mặc tã bỉm cho bé càng ít càng tốt, nhất là vào mùa hè.

– Nên mua tã bỉm không sử dụng chất tạo mùi, được làm từ chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút tốt.

– Ưu tiên chọn mua tã bỉm của các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và độ an toàn.

– Sử dụng xà phòng, bột giặt dành riêng cho bé.

– Quần áo mới mua về cần giặt sạch sẽ trước khi cho bé mặc.

– Nên chọn mua quần áo làm từ các chất liệu vải thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt.

– Thoa kem chống hăm cho bé đều đặn hàng ngày trước khi đóng tã bỉm.

Vệ sinh sạch sẽ vùng háng cho bé trước và sau khi thay tã, mặc bỉm là cách phòng ngừa hăm da ở háng hiệu quả

2. Đối với người lớn

– Giữ quần áo luôn sạch sẽ và khô thoáng.

– Không mặc đồ lót hoặc quần áo đang ẩm.

– Chọn quần áo làm từ chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, nhất là quần lót.

– Hạn chế mặc quần áo bó sát hoặc quá chật.

– Nên thay đồ lót thường xuyên nếu thấy ra quá nhiều mồ hôi.

– Tắm rửa và vệ sinh vùng háng sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi tập thể dục thể thao.

– Tích cực đi lại, vận động, tránh ngồi một chỗ quá lâu.

– Không sử dụng chung quần áo, khăn tắm và các vật dụng cá nhân với người đang bị hăm da vùng háng.

>>>>>Xem thêm: Kinh tế biển

Người lớn muốn phòng ngừa hăm háng thì nên hạn chế mặc quần áo bó sát hoặc quá chật

Nội dung trên về nguyên nhân, triệu chứng hăm bẹn là gì và giải đáp trẻ bị hăm háng phải làm sao? Hy vọng giúp nhiều người hiểu rõ hơn về triệu chứng này.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe (miễn cước) 18001125 để được tư vấn Dược sĩ chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *