Viêm niêm mạc dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng tránh để đảm bảo sức khỏe là vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là gì? nguyên nhân và cách điều trị
Niêm mạc dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu về niêm mạc dạ dày thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua về dạ dày – bộ não của cơ quan tiêu hoá. Dạ dày hay còn gọi là bao tử là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống cơ quan tiêu hoá. Dạ dày có chức năng dự trữ cũng như nghiền nát thức ăn và phân huỷ thức ăn từ đó cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể.
Niêm mạc dạ dày là lớp trong cùng theo cấu tạo 5 lớp của dạ dày. Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày và có chức năng chiết ra các chất khác với nhiệm vụ bảo vệ dạ dày (nhờ vào các chất nhầy). Ngoài ra còn có vai trò tiêu hoá, nội tiết,…
Việc bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương, tránh gặp nguy hiểm là một việc vô cùng quan trọng. Có một vài nguyên nhân có thể dẫn đến dạ dày của chúng ta bị ảnh hưởng trong đó liên quan đến niêm mạc dạ dày. Vậy viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng như thế nào và có nguy hiểm không chúng ta sẽ biết sau đây.
Viêm niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm niêm mạc dạ dày là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm ở dạ dày sau khi nó bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm niêm mạc dạ dày thường là kết quả của việc nhiễm trùng, thường xuyên sử dụng một số thuốc giảm đau và uống quá nhiều rượu.
Bênh được biểu hiện thông qua các triệu chứng sau:
- Ợ hơi, nặng bụng, khó chịu hay chướng bụng, buồn nôn,…
- Cảm thấy nóng rát ở vùng thượng vị trong hoặc sau khi ăn những thức ăn cay, chua ngọt hay sử dụng các chất kích thích như là rượu, bia.
- Sau khi ăn sẽ có các triệu chứng khó chịu, đau dạ dày âm ỉ ở vùng thượng vị.
- Cơ thể trở nên mệt mỏi, có cảm giác không thoải mái, khó chịu và thậm chí là bị sút kí.
Khi bị viêm niêm mạc dạ dày được xem như là biểu hiện bệnh nhẹ nhất trong các lớp bệnh về dạ dày nhưng không phải vì vậy mà nó không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…
Nguyên nhân của viêm niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày là biểu hiện cảnh báo hệ thống tiêu hoá của bạn đang gặp phải vấn đề. Nguyên nhân dẫn đến viêm mạc dạ dày có thể do một số nguyên nhân như sau:
- Tuổi cao: Nguy cơ mắc phải viêm niêm mạc dạ dày thường tăng lên theo tuổi tác của bạn. Người lớn tuổi có niêm mạc dạ dày mỏng hơn, lưu thông tuần hoàn giảm và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng chậm hơn. Ngoài ra, người lớn tuổi còn có nhiều khả năng đang sử dụng những thuốc như thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây viêm niêm mạc dạ dày.
- Ăn uống không hợp lí: ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn lạnh quá hoặc nóng quá, nhai thức ăn không kỹ,…
- Bị nhiễm khuẩn vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm dạ dày hp.
- Thường xuyên sử dụng nhiều các chất kích thích như: cafe, rượu, bia,…
- Nhiễm phải các chất ăn mòn như muối hay kim loại nặng cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày.
- Ngoài ra bệnh còn có thể đến từ các nguyên nhân khác như bị cúm, sởi, stress nặng hay cũng có thể là bị dị ứng thức ăn.
- Hút thuốc lá, nghiện rượu cũng là những yếu tố nguy cơ khiến chúng ta dễ mắc viêm niêm mạc dạ dày.
- Stress: những người bị căng thẳng thần kinh dễ mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày hơn do nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày.
Những biến chứng nguy hiểm của viêm niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày xuất hiện trong một thời gian dài không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: viêm niêm mạc dạ dày lâu ngày có thể xuất hiện các ổ loét, gây đau đớn vùng thượng vị. Ngoài ra, nó còn khiến cơ thể bạn giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 gây ra tình trạng thiếu máu.
- Xuất huyết dạ dày: các vết loét dạ dày có thể làm thủng các mạch máu, gây ra xuất huyết dạ dày. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu.
- Thủng dạ dày: các vết loét có thể lan sâu qua lớp niêm mạc gây thủng dạ dày từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn huyết hay sốc nhiễm khuẩn.
- Hẹp môn vị: là tình trạng mô viêm xơ phát triển, gây hẹp lòng ruột ngay phía dưới dạ dày từ đó làm thức ăn khó di chuyển qua đường tiêu hóa.
- Xuất hiện các khối u trong dạ dày, làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Viêm niêm mạc dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính), hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, viêm niêm mạc dạ dày thường không nghiêm trọng và cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh viêm niêm mạc dạ dày
Các triệu chứng của bệnh viêm niêm mạc dạ dày là khác nhau ở những bệnh nhân khác nhau. Một số người mắc tình trạng này nhưng vẫn chưa xuất hiện những triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Buồn nôn: tình trạng viêm niêm mạc dạ dày sẽ kích thích phản ứng của cơ thể là buồn nôn.
- Chướng bụng, khó tiêu: khi viêm niêm mạc dạ dày xuất hiện sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hóa, gây cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên. Dạ dày bị tổn thương sẽ khó tiêu hóa, làm tồn đọng thức ăn ở dạ dày gây nên triệu chứng này.
- Đau bụng vùng thượng vị: cơn đau bụng có thể xuất hiện dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài. Cơn đau có thể xuất hiện vào lúc đói hoặc sau khi ăn tùy thuộc vào vị trí tổn thương của dạ dày.
- Nôn mửa
- Cảm giác nóng rát, cồn cào ở dạ dày giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm
- Nấc cụt, ăn mất ngon
- Giảm cân không lý do:
- Nôn ra máu hoặc dịch màu giống bã cà phê
- Đi tiêu phân đen
Các triệu chứng của viêm niêm mạc dạ dày thường rất giống các vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên tìm bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất.
Chẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày
Để chẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày, bác sĩ thường sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Ngoài ra, họ có thể sẽ đề nghị một số xét nghiệm như:
- Test hơi thở: Test hơi thở giúp bạn tìm sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày, là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày. Bạn sẽ nuốt một viên nang có chứa ure vào, vi khuẩn HP sẽ biến đổi thành khí carbon dioxide. Từ đó xét nghiệm hơi thở thấy lượng carbon dioxide tăng lên.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra kháng thể kháng vi khuẩn HP trong máu.
- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn HP trong phân của bạn.
- Nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi để kiểm tra dạ dày của bạn. Bác sĩ sẽ đưa ống soi qua thực quản của bạn, nối từ miệng đến dạ dày. Quy trình này cho phép bác sĩ kiểm tra niêm mạc dạ dày của bạn cũng như lấy mẫu từ đây để xét nghiệm.
- Chụp X-quang: Bạn sẽ được uống một chất lỏng giúp bao phủ niêm mạc dạ dày của bạn từ đó sẽ cho kết quả chụp X-quang chi tiết hơn.
Điều trị viêm niêm mạc dạ dày
Điều trị viêm niêm mạc dạ dày phụ thuộc vào những nguyên nhân gây nên tình trạng này, triệu chứng, tuổi tác, sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng. Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính do thuốc kháng viêm không steroid hoặc rượu có thể thuyên giảm bằng cách ngừng sử dụng những chất đó. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ phải sử dụng thuốc kháng axit và thuốc làm giảm tiết axit trong dạ dày, từ đó giúp mau làm lành tình trạng viêm niêm mạc dạ dày.
Một số thuốc điều trị viêm dạ dày bao gồm:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh để diệt Helicobacter pylori trong đường tiêu hóa, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Bác sĩ có thể sẽ bạn sử dụng kết hợp một số thuốc kháng sinh, chẳng hạn như clarithromycin (Biaxin) và amoxicillin (Amoxil, Augmentin,…) hoặc metronidazole (Flagyl), để tăng hiệu quả điều trị. Việc tuân thủ sử dụng kháng sinh là rất quan trọng để đạt được hiệu quả điều trị, thường từ 7 đến 14 ngày.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ngăn chặn vai trò tiết axit của dạ dày, là một trong những nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày. Những loại thuốc này bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn như omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant) và pantoprazole (Protonix). Sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài, đặc biệt là ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, từ đó dễ tổn thương xương hông, cổ tay và cột sống. Do đó, cần tham khảo bác sĩ về việc bổ sung canxi để làm giảm nguy cơ các tác dụng phụ này có thể xảy ra.
Thuốc kháng histamine H2
Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng làm giảm lượng axit tiết ra vào hệ tiêu hóa của bạn, từ đó làm giảm triệu chứng đau dạ dày do viêm niêm mạc. Một số thuốc kháng histamine H2 bao gồm famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet HB) và nizatidine (Axit AR). Tuy nhiên thuốc kháng histamine H2 có tác dụng không cao bằng thuốc ức chế bơm proton, chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ, không có biến chứng nguy hiểm.
Probiotic
Probiotic đã được chứng minh giúp bổ sung các lợi khuẩn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào thực sự chứng minh hiệu quả của probiotic đối với viêm niêm mạc dạ dày, nhưng việc bổ sung probiotic sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa, từ đó giảm những triệu chứng mà tình trạng này gây nên.
Thuốc trung hòa axit trong dạ dày
Bác sĩ có thể bổ sung thuốc trung hòa axit trong dạ dày vào phác đồ điều trị viêm niêm mạc dạ dày của bạn. Thuốc kháng axit có khả năng giảm đau nhanh chóng do tác động trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên nó có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón, tùy vào thành phần chính có trong thuốc.
Phòng ngừa viêm niêm mạc dạ dày
Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày phổ biến nhất là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn HP lây truyền từ người qua người hoặc có thể từ thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Bạn có thể phòng ngừa nhiễm trùng vi khuẩn HP bằng các biện pháp tự bảo vệ mình, chẳng hạn như thường xuyên rửa tay với xà phòng và sử dụng thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn.
Để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm niêm mạc dạ dày bạn có thể:
- Chia ra ăn nhiều bữa nhỏ hơn là 3 bữa chính như thông thường. Nếu bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng khó tiêu, việc chia nhỏ các bữa ăn có thể làm giảm bớt tác động của axit dạ dày. Nên sử dụng những thực phẩm dạng lỏng, sệt dễ tiêu.
- Tránh những thực phẩm có thể gây kích ứng: một số thực phẩm cay, chua, đồ chiên hoặc béo có thể gây kích ứng dạ dày của bạn, làm trầm trọng hơn viêm niêm mạc dạ dày.
- Tránh uống rượu: Nghiện rượu là một nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày do nó có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày của bạn.
- Ngưng hút thuốc lá nếu bạn có sử dụng.
- Quản trị cuộc sống và hạn chế những căng thẳng.
Không nên sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs): Một số thuốc giảm đau kháng viêm không steroid làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc dạ dày. Nên cân nhắc việc ngưng hoặc đổi sang sử dụng những loại khác như acetaminophen để giảm đau. Những thuốc này ít có khả năng làm trầm trọng thêm vấn đề về hệ tiêu hóa của bạn.
Để chống viêm niêm mạc dạ dày đã có Novacurmin
Viên uống Novacurmin làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Không thể phủ nhận được nghệ, tinh bột nghệ hay nano nghệ có công dụng rất tốt để điều trị đau dạ dày hay viêm mạc dạ dày nhờ hoạt chất Curcumin có trong đó. Tuy nhiên một điểm yếu của chúng là khả năng sinh dụng của Curcumin khá kém. Nay với Novacurmin với công nghệ “Màng sinh học” Novasol từ Aquanova Đức, chuyển hóa Curcumin thành dạng phân tử với kích thước cực nhỏ, tăng cường khả năng sinh dụng gấp 185 so với Curcumin thông thường. Novacurmin hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm đại tràng, bảo vệ niêm mạc da dày.
Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh của mình và cần được bác sĩ tư vấn. Hãy đăng ký ngay hoặc gọi Hotline: 19007061 để được bác sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết liên quan:
Triệu chứng đau dạ dày buồn nôn và những biện pháp xử lý
Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không?
Viêm dạ dày ruột nguy hiểm thế nào? Nên ăn gì thì tốt cho người bệnh?
>>>>>Xem thêm: Niên mệnh năm sinh là gì? Cách tính cung mệnh theo năm sinh | Cốp Pha Việt