Chúng ta ai cũng thích được nghe chuyện kể. Và sự thật đúng như vậy: Những câu chuyện truyền cảm thường thu hút sự chú ý và tác động mạnh tới não bộ của con người, nhiều hơn rất nhiều so với những câu từ rời rạc, những lời cổ động khô khan.
Bạn đang đọc: Brand Story Là Gì? Các Bước Kể Câu Chuyện Thương Hiệu Hấp Dẫn – MOVAD
Những người làm Marketing nhận ra rằng: Brand Story – truyền tải thông điệp tiếp thị thông qua hình thức kể chuyện là cách thức nhanh nhất để khách hàng ghi nhớ thương hiệu và xây dựng mối quan hệ khăng khít với họ.
Tuy nhiên, dưới sức ép phải đáp ứng sự thay đổi không ngừng nghỉ của các loại thuật toán (từ Facebook, Google, TikTok,…), việc xây dựng câu chuyện thương hiệu sao cho hấp dẫn, thú vị có vẻ là một bài toán khó.
Chính vì vậy, với mục tiêu nâng tầm nội dung Marketing cho thương hiệu của bạn, MOVAD xin giới thiệu bản hướng dẫn chi tiết các bước để kể câu chuyện thương hiệu – Brand Story thật truyền cảm, lôi cuốn và hấp dẫn, có thể khắc sâu trong tâm trí đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
1. Brand Story là gì?
Brand Story đơn giản là câu chuyện kể về chính thương hiệu của bạn: kể từ những ngày hồng hoang, doanh nghiệp mới ra đời, quá trình bạn đeo đuổi mục tiêu, cho đến lúc nó phát triển thành công và rực rỡ như hôm nay.
Cũng giống như trong sách báo, phim ảnh vậy, khi bạn kể những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, tự khắc, khách hàng sẽ ghi nhớ bạn là ai, nhận diện được thương hiệu của bạn. Quan trọng hơn, họ thực sự đồng cảm và quan tâm tới thương hiệu như những người bạn thân thiết.
Tìm hiểu thêm: Gạo lứt đen: Thực phẩm có thể thay thế cho gạo trắng thông thường
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bắn notification bằng FCM (FireBase Cloud Messaging) API
Ví dụ:
Bạn có biết câu chuyện về một người đàn ông, cùng người bạn thân của mình xây dựng cơ đồ từ chiếc garage tại nhà riêng. Trải qua biết bao nhiêu thử thách, tự mình chống chọi với những gã khổng lồ trong ngành công nghệ, bị đuổi khỏi chính công ty mình dày công vun đắp, rồi quay trở lại, thay đổi hoàn toàn cách mà con người sử dụng các thiết bị di động như ngày nay.
Đúng vậy, đó chính là câu chuyện về Apple và người chủ của nó – Steve Jobs.
Đúng vậy, câu chuyện về Apple và Steve Jobs chắc chắn truyền nhiều cảm hứng và khiến bạn trở nên đồng cảm với thương hiệu đó hơn.
2. Các bước xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
Bạn đã có được hình dung cụ thể về Brand Story, giờ là lúc để tìm hiểu các bước xây dựng một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn:
Làm nổi bật những nút thắt
Hãy thử nghe một câu chuyện kể sau, thử xem nó có đọng lại trong bạn điểm gì đáng lưu ý:
Chuyện kể một cô bé có chiếc khăn quàng màu đỏ đang đi lang thang trong rừng.
Nhiệm vụ của cô bé là đem thức ăn đến cho người bà của mình ở sau cánh rừng. Trên đường đi, cô gặp những con sói. Nhưng thay vì bị nó tấn công, cô chỉ thấy chúng chạy qua chạy lại, thỉnh thoảng có chu một hai tiếng.
Sau 30 phút vượt rừng, cô cũng đến được nhà bà ngoại. Bà rất cảm kích cô bé và thưởng cô bé một bữa cơm ngon miệng. Cô bé vui lắm, vì hôm nay đã làm được một việc tốt. Hết chuyện!
Đúng là đó là một câu chuyện đầy đủ cấu trúc mở – thân – kết, nhưng bạn có cảm thấy nó có gì đó sai sai?
Đó là vì những nút thắt của câu chuyện không được đẩy lên cao trào. Đúng là cô bé quàng khăn đỏ phải đi qua một khu rừng, nhưng chẳng có điều gì xảy ra cả, vì cô có phải đương đầu với lũ sói và được anh thợ săn cứu giúp đâu. Đó là chưa kể chi tiết đắt giá nhất của câu chuyện: Cuộc ghé thăm của con sói tới nhà người bà cũng không được tận dụng ở đây.
Tìm hiểu thêm: Gạo lứt đen: Thực phẩm có thể thay thế cho gạo trắng thông thường
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bắn notification bằng FCM (FireBase Cloud Messaging) API
Một câu chuyện không có cao trào, kịch tính là một câu chuyện hời hợt, dễ nghe dễ quên. Bằng ví dụ trên, bạn hoàn toàn có thể khiến Brand Story của mình trở nên kịch tính hơn. Như, doanh nghiệp phải đương đầu với biết bao nhiêu thử thách: đối thủ nặng ký, thị trường khó tính, những lần thất bại,…
Đừng lầm tưởng, việc kể ra những khó khăn, thất bại sẽ khiến người đọc có cái nhìn tiêu cực về bạn. Bởi gian nan sinh thử thách, bạn càng chân thành bao nhiêu, khách hàng sẽ càng đồng cảm và trân trọng bạn bấy nhiêu.
Cách bạn vượt qua thử thách
Việc tạo ra nút thắt là chưa đủ, bạn cần phải đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nan giải bạn từng vượt qua. Thử lấy ví dụ với câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ ở trên nhé:
Tình huống: Cô bé quàng khăn đỏ đi vào rừng, đem đồ ăn đến cho bà ngoại đang bị ốm.
Nút thắt: Sói xấu xa biết được, liền tiếp cận cô bé. Nó giả danh làm người lành hỏi cô bé đang đi đâu. Cô bé thật thà trả lời đang đưa đồ ăn cho bà và chỉ sói nơi bà ngoại đang ở. Sói rất khôn ngoan. Nó dụ cô bé hái thêm vài bông hoa tặng bà, trong khi lẻn vào nhà bà ngoại để ăn thịt bà.
Sau khi ăn thịt bà ngoại, sói gian ác đóng giả làm bà ngoại để ăn thịt cả cô bé. Cuối cùng thì cô bé cũng đến nhà bà. Dù nhận ra ngoại hình bà có gì đó khang khác, nhưng cô bé vẫn làm ngơ và bỏ qua. Chính vì sự cả tin, nên cô cũng bị con sói ăn thịt nốt. Sau khi no căng bụng, sói lăn đùng ra ngủ.
Giải pháp: Một tiếng động lớn từ bên ngoài ngôi nhà bà ngoại. Thì ra anh thợ săn đã hay tin. Anh phá cửa, giao chiến với sói gian ác. Sau một hồi giằng co, anh thợ săn đã giết được con sói và giải cứu hai bà cháu. Vì vết thương quá nặng, sói không qua khỏi và chết.
Tìm hiểu thêm: Gạo lứt đen: Thực phẩm có thể thay thế cho gạo trắng thông thường
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bắn notification bằng FCM (FireBase Cloud Messaging) API
Rõ ràng, câu chuyện trở nên mạch lạc và hấp dẫn hơn nhiều, phải không? Vấn đề của bạn ở đây là cần cân bằng yếu tố cảm xúc (qua nút thắt và giải pháp) với nhận diện thương hiệu của mình.
Emotional Branding – Cách xây dựng thương hiệu cảm xúc
3. 5 bí quyết kể câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
Nếu bạn muốn Brand Story mình xây dựng trở nên cuốn hút hơn, hãy lưu tâm tới 5 bí quyết kể câu chuyện thương hiệu sau từ ThiCao:
Phải có ý nghĩa
Trong một thế giới có hàng ty tỷ những nhãn hàng đang giành giật sự chú ý của khách hàng từng chút một, bạn dường như mất phương hướng trong việc kể một câu chuyện thương hiệu thực sự lôi cuốn. Lý do nào để bào chữa cho điều đó? Bởi thương hiệu của bạn đang tập trung kể một câu chuyện vô nghĩa, không ai quan tâm.
Từng mảnh ghép trong content của bạn đều nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người đọc. Trước hết, nó phải là vấn đề mà người đọc đang quan tâm đã. Việc trả lời những câu hỏi sau là cần thiết để giúp bạn xây dựng Brand Story hấp dẫn:
- Tại sao tôi lại kể câu chuyện này?
- Qua góc kể của tôi, câu chuyện có gì đặc biệt?
- Thông điệp mà tôi muốn truyền tải tới người nghe là gì?
- Giá trị mà người nghe có thể có được khi nghe câu chuyện tôi kể là gì?
Gần gũi với từng cá nhân
Câu chuyện thương hiệu của bạn có thể hài hước, truyền cảm hứng, hoặc đem lại nhiều kiến thức bổ ích. Nhưng nếu bạn muốn nó đi vào trái tim của độc giả, bạn cần gắn kết nội dung câu chuyện với chính họ.
Thương hiệu có thể làm thay đổi cuộc đời của độc giả như thế nào khi sử dụng chúng? Tại sao người nghe phải dừng lại để lắng nghe câu chuyện của bạn chứ? Điều này chỉ có thể thực hiện được khi câu chuyện bạn kể gần gũi với chính bản thân người nghe.
Phải cảm động
Để đi vào lòng người nghe, câu chuyện đó nhất định phải lay động cảm xúc mạnh mẽ từ người nghe.
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đang cung cấp phần mềm gửi mail tự động hóa. Nghe thì thật khô khan và máy móc. Nhưng tại sao bạn không lồng ghép khía cạnh cảm xúc trong câu chuyện kể của mình? “Công cụ của chúng tôi giúp công việc của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn, giúp bạn bớt căng thẳng và có nhiều thời gian hơn cho gia đình và những người bạn yêu thương”
Phải đơn giản
Một trong những sai lầm khi kể Brand Story, đó là nói quá nhiều, lồng ghép thừa thãi các chi tiết không cần thiết.
Đơn giản là tốt nhất, người đọc không thể kiên nhẫn để đọc một câu chuyện dài quá một tờ giấy A4. Những câu chuyện phức tạp cũng làm độc giả đau đầu, vì họ đã phải lo toan ty tỷ thứ trong cuộc đời này.
Tóm lại, Brand Story của bạn nên tập trung vào 1 vấn đề, diễn giải nó một cách đơn giản và ngắn gọn. Bạn nên nhớ: Người đọc cũng chỉ là người bình thường, không phải là chuyên gia.
Phải chân thực
Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, lôi cuốn sẽ chẳng có nghĩa lý gì, nếu nó chỉ dựa trên những điều bịa đặt. Như con người chẳng hạn, bạn dành niềm tin cho những người bạn chân thành, hay trao nó cho những kẻ dối trá, lươn lẹo? Chính bạn sẽ là người trả lời câu hỏi đó.
Hãy chắc chắn rằng, từng chi tiết, từng dẫn chứng trong câu chuyện phải đảm bảo đúng sự thật.
4. Ví dụ về Brand Story
Giờ là lúc chúng ta tìm hiểu những ví dụ điển hình trong việc xây dựng một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, lôi cuốn. Hãy cùng ThiCao tìm hiểu 3 case điển hình dưới đây:
Unthinkable Media
Unthinkable Media là một agency chuyên sản xuất nội dung podcast cho các doanh nghiệp B2B tại Hoa Kỳ. Mục tiêu của doanh nghiệp này là tạo ra những nội dung có tính giải trí cao, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Gạo lứt đen: Thực phẩm có thể thay thế cho gạo trắng thông thường
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bắn notification bằng FCM (FireBase Cloud Messaging) API
Hãy cùng lắng nghe brand story của Unthinkable Media:
Tình huống: Là một người làm Marketing và kinh doanh, chúng tôi mong muốn thu hút mọi sự chú ý từ khách hàng của doanh nghiệp bạn. Để đạt được điều đó, chúng tôi phấn đấu nỗ lực hết sức mình.
Nút thắt:
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn. Thời đại này doanh nghiệp không còn là người có quyền lực cao nhất trong mối quan hệ thương mại nữa, mà là khách hàng. Khách hàng có quyền (và đủ năng lực) để chọn cho mình những trải nghiệm họ cảm thấy hài lòng và thích thú nhất. Thật chẳng đơn giản để chúng tôi có thể thu hút sự chú ý từ họ.
Giải pháp:
Chúng tôi cần có cách tiếp cận mới. Thay vì tập trung vào tăng trưởng traffic và số lượng người tiếp cận nội dung, chúng tôi tập trung vào phát triển subscriber và cộng đồng khán giả theo dõi nội dung. Nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi là tạo nên những nội dung thật đặc sắc. Khách hàng dừng chân là chưa đủ, họ còn phải lắng nghe và yêu thích những nội dung sáng tạo của chúng tôi.
Grado Labs
Grado Labs là một doanh nghiệp gia đình chuyên cung cấp các sản phẩm tai nghe và các thiết bị về âm thanh nổi tiếng tại Mỹ. Doanh nghiệp này nổi tiếng vì truyền thống sản xuất các thiết bị âm thanh lâu đời, được làm hoàn toàn bằng thủ công. Tại sao họ không lựa chọn phương thức quảng bá thương hiệu như cách mà Beats, Sony hay Bose vẫn thường xuyên làm?
Tìm hiểu thêm: Gạo lứt đen: Thực phẩm có thể thay thế cho gạo trắng thông thường
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bắn notification bằng FCM (FireBase Cloud Messaging) API
Tình huống: Âm nhạc là một phần tất yếu của cuộc sống. Thiếu âm nhạc, cuộc đời như mất đi những mảng màu rực rỡ và sự thú vị vốn có. Chúng tôi tin rằng với chất lượng sản phẩm mình cung cấp, quý khách sẽ có những trải nghiệm âm nhạc thật dễ chịu, thoải mái và tràn ngập cảm xúc.
Nút thắt: Ở một thị trường, nơi các doanh nghiệp chi tiền khủng cho hoạt động quảng cáo, hay thiết kế nên những sản phẩm có hình dáng, mẫu mã hiện đại, lý do gì khiến chúng tôi không chạy theo những trào lưu đó?
Giải pháp: Âm thanh là ưu tiên số một. Với những người thợ lành nghề, và những sản phẩm được làm hoàn toàn bằng thủ công, chúng tôi ưu tiên sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Với những sản phẩm thiết bị âm thanh có giá thành phù hợp, chúng tôi có thể cung cấp cho quý khách những dịch vụ chất lượng, và truyền nguồn cảm hứng bất tận của âm nhạc vào trong những sản phẩm.
Gìn giữ giá trị cốt lõi và đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng là những gì Grado Labs muốn truyền tải trong Brand Story của họ.
Drift
Drift là nền tảng Marketing giúp doanh nghiệp kết nối với đối tượng khách hàng có nhu cầu. Thông qua các công cụ tương tác do chính doanh nghiệp thiết kế, Drift khiến cả thế giới ngạc nhiên khi chứng minh: Tương tác và đối thoại trực tiếp với khách hàng cho tỷ lệ chuyển đổi cao hơn sử dụng mẫu form có sẵn để thu thập thông tin.
Tìm hiểu thêm: Gạo lứt đen: Thực phẩm có thể thay thế cho gạo trắng thông thường
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bắn notification bằng FCM (FireBase Cloud Messaging) API
Dưới đây là câu chuyện thương hiệu mà Drift muốn truyền tải tới khách hàng:
Tình huống: Mục tiêu của Marketing là truyền tải thông điệp tới khách hàng với những phẩm chất, tính cách như một con người thực thụ. Và chúng tôi đeo đuổi phương châm đó: tạo ra những nội dung có ích và educate khách hàng. Tất nhiên, đổi lại, khách hàng trao cho chúng tôi sự tin tưởng bằng hành động mua hàng.
Nút thắt: Nhưng trước khi nhận ra đâu là điều đúng đắn, chúng tôi làm theo lề thói cũ: Với nguồn contact quý giá từ khách hàng, chúng tôi gửi email và yêu cầu họ điền theo mẫu. Chẳng ai muốn điền form cả, và thế là đối tượng tiếp cận sẽ mãi mãi không thể trở thành người quan tâm, và hành vi chuyển đổi không bao giờ xảy ra.
Giải pháp: Chúng tôi loại bỏ hết tất cả các mẫu form. Điều duy nhất chúng tôi làm hiện giờ, là liên kết khách hàng, quan tâm tới họ như một con người, với những trải nghiệm Marketing chân thật nhất.
Hy vọng những thông tin vừa rồi từ MOVAD sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc xây dựng Brand Story hấp dẫn, lôi cuốn cho doanh nghiệp của mình.
Nguồn: ThiCao