C/O Giáp Lưng Là Gì? Cách Xin Cấp C/O | sentayho.com.vn

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một chứng từ quan trọng chứng minh nguồn gốc của hàng hóa và luôn được yêu cầu xuất trình trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Trong đó, có một loại C/O là C/O giáp lưng. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới.

C/O giáp lưng/ Back – to – back C/O là gì? Nguồn:tuhocxuatnhapkhau.com

Xem thêm: C/O là gì?

Định Nghĩa C/O Giáp Lưng

C/O giáp lưng (Back-To-Back Preferential Certificate of Origin, Movement Certificate hay Back-To-Back C/O) là loại C/O được cấp bởi các cơ quan cấp trong nước Hiệp định thương mại tự do (FTA) trung gian để tái xuất hàng hóa, dựa trên CO ưu đãi do Bên xuất khẩu đầu tiên cấp. Theo đó, hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua một nước trung gian mà không làm mất xuất xứ của nó. (theo Khoản 3, điều 1 Phụ lục VII Thông tư số 22/2016/TT-BCT).

Ví Dụ Về C/O Giáp Lưng

Công ty nhập khẩu ở Việt Nam kí hợp đồng mua hàng với công ty Singapore chi tiết như sau: Hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc vận chuyển qua Singapore, hàng được vận chuyển từ Cảng Singapore về Việt Nam. Trường hợp này doanh nghiệp cung cấp C/O mẫu E giáp lưng hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Singapore phát hành thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Điều Kiện Xin Cấp C/O Giáp Lưng

Theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT Bộ Công thương, Tổ chức cấp C/O của Nước thành viên trung gian có thể cấp C/O giáp lưng nếu có đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng của Bên xuất khẩu, với điều kiện:

Bên đề nghị cấp C/O giáp lưng xuất trình bản gốc của C/O ban đầu còn hiệu lực. (Trong trường hợp không xuất trình được bản gốc C/O, Bên đề nghị cấp C/O giáp lưng phải xuất trình bản sao chứng thực của C/O đó. C/O giáp lưng được cấp phải bao gồm một số thông tin như trên C/O gốc. Các ô trong C/O giáp lưng phải được điền đầy đủ. Giá FOB của Nước thành viên trung gian tại ô số 9 phải được ghi trong C/O giáp lưng. Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, trị giá của từng phần xuất khẩu đó sẽ được ghi thay cho giá trị của cả lô hàng trên C/O ban đầu. Khi cấp C/O giáp lưng cho Bên xuất khẩu, Nước thành viên trung gian phải đảm bảo tổng số lượng tái xuất khẩu của các lô hàng xuất khẩu từng phần không vượt quá số lượng ghi trên C/O ban đầu nhập khẩu từ Nước thành viên đầu tiên. Trong trường hợp không đầy đủ thông tin và/hoặc nghi ngờ có vi phạm, cơ quan Hải quan của Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng có thể yêu cầu xuất trình C/O ban đầu.

Thủ Tục Xin Cấp C/O

Quy trình xin cấp C/O giáp lưng.

Bước 1: Thương nhân nếu chưa khai báo hồ sơ đăng kí thương nhân lần đầu tại Hệ thống quản lý & cấp chứng nhận xuất xứ điện tử – Bộ Công Thương. (Nếu thương nhân đã có thì bỏ qua bước này). Bước 2: Đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại: sentayho.com.vn, nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện hồ sơ đề nghị cấp C/O giáp lưng tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp C/O (theo mẫu 04 kèm theo Nghị định 31/2018/ ND-CP). Mẫu C/O tương ứng đã được khai đầy đủ và đóng sẵn dấu “Back to Back C/O”. Bản C/O gốc hoặc bản sao đã được chứng thực của nước xuất khẩu đầu tiên cấp. Bản sao B/L hặc giấy tờ tương đương có đóng dấu “sao y bản chính”. Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của hải quan có đóng dấu sao y bản chính Bước 3: Tổ chức cấp C/O sẽ xem xét hồ sơ đề nghị cấp C/O của thương nhân và trả về một trong những kết quả sau: Hồ sơ hợp lệ, chấp nhận cấp C/O kèm thời gian cụ thể. Thiếu chứng từ: đề nghị bổ sung. Đề nghị kiểm tra chứng từ: giải trình hoặc sửa chữa nếu cần thiết Từ chối cấp C/O. Bước 4: Cán bộ thuộc tổ chức cấp C/O xác nhận và nhập dữ liệu vào hệ thống. Bước 5: Tổ chức cấp C/O ký, đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.

Chứng Từ Giải Trình Và Chứng Minh Nguồn Gốc Xuất Xứ Việt Nam Của Hàng Hóa

Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu, thành phẩm. Ðịnh mức hải quan (nếu có) Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng (theo mẫu) Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa). Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

Phân Biệt C/O Giáp Lưng Và C/O 3 Bên

Giống nhau:

Giao dịch phát sinh giữa ba bên tham gia đặt trụ sở tại 3 nước Hoá đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải có trụ sở đặt tại các bên tham gia cùng một Hiệp định.

Khác nhau:

C/O giáp lưng: hàng đã chuyển đến nước trung gian.

C/O 3 bên: hàng sẽ chuyển thẳng từ nước sản xuất đến nước nhập khẩu. Ví dụ về C/O 3 bên:

Công ty thương mại tại Singapore mua hàng từ nhà máy tại Trung Quốc, sau đó bán lại cho công ty nhập khẩu ở Việt Nam, hàng chuyển thẳng từ Trung Quốc về Việt Nam. => Vẫn làm C/O form E, tại ô số 13 đánh dấu vào “Third party invoicing”, ô số 10 ghi số hoá đơn thương mại công ty Singapore phát hành.

Các FTA có điều khoản về C/O giáp lưng

Hi vọng qua bài viết này các bạn có cái nhìn rõ hơn về C/O giáp lưng và ứng dụng loại C/O này vào thực tiễn công việc. Tuy nhiên, có một lưu ý: Một số FTA yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một, có nghĩa là ai nhập khẩu (trên C/O gốc) thì người đó phải đồng thời phải là người xuất khẩu (trên C/O giáp lưng) và không được phép bán hàng cho một ai khác tại Bên thành viên trung gian (AKFTA, ACFTA, AIFTA) nhưng cũng có các FTA không yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải trùng với nhà nhập khẩu trên C/O gốc. Vậy nên bạn hãy tìm hiểu kĩ các FTA liên quan nếu công ty bạn thực hiện việc mua bán 3 bên này nhé.

Chúc bạn thành công!

Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *