1. ‘có ý kiến’
Khi think được dùng để nói lên ý kiến, chúng ta thường không dùng think ở hình thức tiếp diễn. Ví dụ: I don’t think much of his latest book. (Tôi không nghĩ nhiều về cuốn sách mới nhất của anh ta.) KHÔNG DÙNG: I’m not thinking much… Who do you think will win the election? (Cậu nghĩ ai sẽ thắng cuộc bầu cử?) KHÔNG DÙNG: Who are you thinking…
2. Các nghĩa khác
Khi think mang những nghĩa khác như ‘cân nhắc’ hay ‘dự định’ thì chúng ta có thể dùng thì tiếp diễn. Ví dụ: You’re looking worried. What are you thinking about? (Cậu trông có vẻ lo lắng. Cậu đang nghĩ gì vậy?) KHÔNG DÙNG: …What do you think about? I’m thinking of changing my job. (Tớ đang cân nhắc việc thay đổi công việc.)
3. Dạng -ing
Có thể dùng dạng -ing sau think nhưng không thể dùng động từ nguyên thể sau think nếu không có tân ngữ. Ví dụ: She’s thinking of going to university next year. (Cô ấy đang nghĩ tới việc đi học đại học vào năm tới.) KHÔNG DÙNG: She’s thinking to go…
Tuy nhiên, think + động từ nguyên thể có thể dùng khi chúng ta nói về việc nhớ làm gì hay có ý thức làm gì. Ví dụ: Did you think to close the windows when it started raining? (Anh có nhớ đóng cửa sổ khi trời bắt đầu mưa không?)
4. think + tân ngữ (+ to be) + bổ ngữ
Trong văn phong rất trang trọng, think đôi khi có một tân ngữ, tính từ và bổ ngữ danh từ theo sau. Ví dụ: They thought her fascinating. (Họ nghĩ cô ấy quyến rũ.) We thought him a fool. (Chúng tôi nghĩ anh ta là tên ngốc.)
It có thể dùng như một tân ngữ giả cho động từ nguyên thể hoặc mệnh đề. Ví dụ: I thought it better to pretend that I knew nothing. (Tôi nghĩ tốt hơn hết là giả vờ như tôi không biết gì.) We thought it important that she should go home. (Chúng tôi nghĩ quan trọng là cô ấy nên về nhà.)
To be đôi khi được dùng trước bổ ngữ (chỉ sự phán đoán hơn là ấn tượng chủ quan), nhưng cách này không thông dụng. Ví dụ: They thought him to be a spy. (Họ nghĩ anh ta là gián điệp.)
Trong văn phong bình thường hơn, người ta thích dùng mệnh đề that sau think. Ví dụ: They thought that she was fascinating. (Họ nghĩ rằng cô ấy quyến rũ.) We thought that he was a fool. (Chúng tôi nghĩ rằng anh ấy là tên ngốc.)
Tuy nhiên, ta có thể dùng bị động to be tương đương với cấu trúc tân ngữ + bổ ngữ. Ví dụ: He was thought to be a spy. (Anh ấy bị nghi là gián điệp.)
5. Phủ định được chuyển
Khi think được dùng để giới thiệu mệnh để phủ định, chúng ta thường đặt not với think, hơn là đặt not trong mệnh đề theo sau. Ví dụ: I don’t think it will rain. (Tự nhiên hơn I think it won’t rain.) (Tôi không nghĩ trời sẽ mưa.) Mary doesn’t think she can come. (Mary không nghĩ cô ấy có thể tới.)
Tuy nhiên, chúng ta có thể diễn đạt sự ngạc nhiên với I sentayho.com.vn. Ví dụ: Hello! I thought you weren’t coming! (Xin chào! Tôi cứ nghĩ anh không đến!)
6. Câu gián tiếp
Think không dùng để giới thiệu câu hỏi gián tiếp. Ví dụ: I was wondering if I could do anything to help. (Tự nhiên hơn I was thinking if…) (Tôi tự hỏi liệu tôi có thể giúp được gì không.)
7. I thought...
Chú ý cách dùng nhấn mạnh của I thought…để ngụ ý rằng người nói đúng. Hãy so sánh: It isn’t very nice. ~ Oh, dear, I thought you’d LIKE it. (Nhưng tôi đã nhầm) (Trông không đẹp lắm. ~ Ôi trời, tớ đã nghĩ là cậu thích nó.) It’s beautiful!~ Oh, I am glad. I THOUGHT you’d like it. (Và tôi đã đúng) (Thật đẹp! ~ Ồ, tớ vui lắm. Tớ nghĩ là cậu thích nó mà.)
8. I had thought…, I should think…
Chúng ta dùng thì quá khứ hoàn thành để chỉ người nói đã nhầm lẫn, đặc biệt khi had được nhấn mạnh. Ví dụ: I had thought that we were going to be invited to dinner. (Anh cứ nghĩ chúng ta sẽ được mời đến bữa tối.)
I should think và I should have thought (và I would/I’d…) để giới thiệu những lời phán đoán. Ví dụ: I should think we’ll need at least twelve bottles of wine. (Tôi nghĩ chúng ta sẽ cần ít nhất 12 chai rượu.) I should (I would / I’d) have thought we could expect at least forty people. (Tôi nghĩ chúng ta có thể sẽ có ít nhất 40 người.)
Cấu trúc này cũng có thể giới thiệu lời chỉ trích. Ví dụ: I should have thought he could have washed his hands, at least. (Tôi nghĩ anh ta ít nhất cũng nên đi rửa tay đi đã chứ.)