Việc làm Nghệ thuật – Điện ảnh
Bạn đang đọc: [Cascadeur là gì?] Vén màn bí mật nghề diễn viên đóng thế
1. Bạn đã hiểu Cascadeur là gì chưa?
Trong tiếng Anh có nhiều từ để diễn tả nghiệp diễn xuất. Ngoài những Actor ( diễn viên nam), Actress ( diễn viên nữ), diễn viên quần chúng, cameo, producer,… chúng ta cũng biết đến một từ khá thân thuộc, đó là Cast. Cast được dùng với nghĩa tất cả những ai thuộc từng đứng trên sân khấu, phim trường và có tài năng thay đổi tâm trạng, cảm xúc của mình theo một kịch bản có sẵn. Trong thuật ngữ Casting phim của biển nghề điện ảnh mênh mông, không nổi tiếng, không danh vọng, xuất hiện chớp nhoáng và biến mất trong vài phân cảnh…họ là những Cascadeur.
Với những ai am tường ngành diễn viên điện ảnh hẳn là Cascadeur không còn là thuật ngữ quá xa lạ. Đó là tên gọi tiếng Anh để ám chỉ nghề diễn viên đóng thế. Cascadeur là nhân vật chính trong những pha đung độ nguy hiểm để tăng tính kịch và hấp dẫn cho những bộ phim như những pha đua xe mạo hiểm, những tai nạn xe hơi, ngã từ trên cao xuống hay những vụ nổ. Trong những phân cảnh này, những Cascadeur chuyên nghiệp sẽ đóng thay những diễn viên chính.
Bắt đầu trình làng với tư cách một nghề nghiệp được đào tạo bài bản bởi những chuyên gia từ năm 1900 đến những 1960, Cascadeur -trở thành lựa chọn được tìm đến với những tín đồ diễn xuất, có sức khỏe tốt và ưa sự mạo hiểm. Trong những phân cảnh đổ xô người và “treo ngược cành cây”của Batman Christian Bale trong Batman có sự giúp sức của Bobby holland Hanton.
Làm nên sự thành công của cực phẩm Siêu Anh hùng (Avenger) trong vai diễn để đời của kiều nữ Scarlett Johansson cho nhân vật Black Widow có sự góp mặt của nữ diễn viên đóng thế Helen Steinway – vận động viên Wushu và nhào lộn chuyên nghiệp. Tất cả họ đều là những Cascadeur.
Theo một nguyên tắc bất thành văn nào đó, trong điện ảnh, những người đảm nhiệm vai chính thường có khối lượng phân cảnh lớn và thực hiện trong thời gian tương đối dài. Những chấn thương xuất phát từ những phân cảnh nguy hiểm có thể tác động mạnh không chỉ đến sức khỏe và nghiệp diễn của những diễn viên đó mà cả tiến độ của đoàn phim. Nhiều trường hợp khác, theo thỏa thuận từ phía diễn viên chính và đạo diễn, những cảnh quay mà diễn viên chính vì những điều kiện của bản thân không cho phép có thể là sức khỏe, lối suy nghĩ…
Đây chính là những nhân tố quan trọng để nền công nghiệp giải trí hay các công ty giải trí ở Việt Nam không thể vắng bóng những cascadeur chuyên nghiệp. Nền điện ảnh phương Đông, có lẽ phát triển chậm hơn chút so với phương Tây nhưng điều đó không nói lên điều gì đến sự nghiệp diễn xuất của những diễn viên đóng thế bên cạnh lực lượng diễn viên chuyên nghiệp.
Tìm việc làm diễn viên
Trong các câu chuyện kể về những áng phim kinh điển Trung Quốc, bên cạnh nhiều diễn viên nghiệp dư túc trực ngoài phim trường, thậm chí xếp hàng và ngồi la liệt trên những vỉa hè để được mời đóng những vai quần chúng thì nhiều người sẵn sàng ngồi đợi đoàn phim mở ra những phân cảnh nóng, phân cảnh nguy hiểm, mà diễn viên chính từ chối đóng- để “chộp” lấy những cơ hội may mắn có thể được đổi đời. Họ chính là Cascadeur. Đến đây, bạn đã nắm được Cascadeur là gì rồi chứ? Nhưng đây chỉ là một mảnh rất nhỏ cấu thành thuật ngữ diễn viên đóng thế. Còn nhiều hơn thế những câu chuyện nghề, có thể bạn chưa biết về nghề được gắn mác “diễn viên” này.
2. Tố chất để trở thành một Cascadeur chuyên nghiệp?
Không phải ai cũng có thể theo đuổi nghiệp cách làm diễn viên, bởi lẽ nó thuộc về nghệ thuật và nó cần nhiều tố chất. Để đáp ứng được tiêu chuẩn của nghề và có cơ hội thành sao, ở một cá nhân phải là sự cộng gộp của nhiều nhân tố từ ngoại hình, sức khỏe, tài năng. Với một Cascadeur, ngoài những nhân tố đó, cần ở bạn thêm cả độ “lỳ”.
Việc làm nghê thuật – điện ảnh tại Hồ Chí Minh
2.1. Sức khỏe
Khó ai có thể thành tài trong bất kỳ một lĩnh vực gì nếu không có sức khỏe, nhưng với một diễn viên đóng thể, nhân tố này quan trọng hơn rất nhiều. Bởi lẽ địa hạt làm việc của họ không phải là những không gian bằng phẳng mà là những “chiến lũy” bao bọc bởi những thách thức, nguy hiểm thậm chí là sự trả giá bằng cả mạng sống.
Nếu là những tín đồ điện ảnh, tôi tin rằng, bạn chẳng thể nào bỏ qua, những phân cảnh quay đua nghẹt thở trong Fast and Furious, đôi phút tài tử “vua tốc độ” trong phim vẫn phải sử dụng đến người đóng thế. Bạn sẽ không thể gắn bó lâu dài với một nghề khi thì không gian cao, khi thì những cú ngã, lúc lại là những đường đua và sẵn sàng đối với mặt với tử thần, chấn thương khi không sở hữu một sức khỏe tốt và kỹ năng trình diễn tốt.
2.2. Kỹ năng
Từ khi xuất hiện với tư cách là một nghề, những Cascadeur – người hỗ trợ đắc lực cho đoàn phim bởi những pha mạo hiểm đã được chú trọng về những khóa đào tạo. Tuy nhiên, những khóa đào tạo có chăng chỉ đóng vai trò là bổ sung, trang bị thêm những kiến thức về nghề nghiệp chứ hiếm một trung tâm nào đứng ra chịu trách nhiệm đào tạo diễn viên đóng thế chuyên nghiệp, bởi ngoài ngoài đam mê, sức khỏe còn phải tự trau dồi thêm những kỹ năng mang tên độ “lỳ” và kỹ năng sinh tồn. Phần lớn, họ là người ưa mạo hiểm và xuất thân từ nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến thể lực như võ thuật, wushu. Gọi là diễn viên, song độ lỳ và khả năng trình diễn quan trọng hơn nhiều so với kỹ năng diễn xuất, cách bộc lộ cảm xúc. Bởi lẽ, Cascadeur ra đời là với vai trò hỗ trợ là “những tấm bình phong” vững chắc cho những ấn phẩm điện ảnh yêu cầu nhiều pha mạo hiểm, cuốn hút.
3. Tâm sự nghề Cascadeur, bạn hiểu được bao nhiêu?
Trên thế giới này, ít nghề có thể kiếm một mức thu nhập cao nhanh chóng như nghiệp diễn xuất. Thậm chí, Cascadeur còn được nhiều người cho là nghề sở hữu mức thu nhập tốt trong thời gian ngắn nhất, dễ dàng bung tỏa đam mê mà không phải dính quá nhiều những thị phi của nghề diễn. Thực tế nó chỉ đúng trên khía cạnh nào đó và phán xét một cách chủ quan. “Nếu chỉ sống bằng nghề Cascadeur, chúng tôi sẽ chết đói”. Trong lời tâm sự của Phi Ngọc Ánh, một Cascadeur lâu năm, chúng ta lờ mờ nhận ra rằng: Không phải nghề nào, sự đánh đổi cũng có thể mang lại cho họ những giá trị tốt bằng những điều họ đã bỏ ra.
Phần lớn chúng ta vẫn sẽ hình dung về mức lương khủng của nghề đóng thế và bức tranh hào nhoáng của nghề được vẽ ra bởi những đạo diễn để hút diễn viên. Song tuy nhiên, đối lập hoàn toàn với suy đoán, Cascadeur chưa bao giờ đánh giá cao về thu nhập. Sự phanh phui của nhiều tờ báo nước ngoài bàn về nghiệp đóng thế trong những áng bom tấn của kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood, Cascadeur là nghề nguy hiểm bậc nhất và bị đối xử bạc bẽo nhất tại Mỹ.
Mức thù lao của một Cascadeur thông thường sẽ được trả dựa trên mức độ mạo hiểm trong phân cảnh họ đảm nhiệm và được thỏa thuận trực tiếp trước khi diễn ra những phân cảnh đó. Chưa có một tờ báo nào thống kê được mức lương chung được trả cho những người đang “làm xiếc với tính mạng” tại đây là bao nhiêu. Nhưng tại Việt Nam theo nguồn tin từ Phi Ngọc Ánh và đồng nghiệp của cô, mức lương cho phân cảnh nhảy từ tầng 4 tại một nhà chung cư cao tầng xuống tầng 1 mà dụng cụ đính kèm là vài tấm đệm xốp và một hộp giấy, chỉ được trả mới với mức 70 USD.
Trong khi đó, một diễn viên khác chấp nhận mức thu nhập một phân cảnh nhảy từ tầng 11 xuống mặt đất với giá 10 triệu đồng. So với quỹ thời gian mà những Cascadeur bỏ để thu về mức thu nhập trong vài phút, nhiều người vô tình hình dung, đây chính là nghề hốt bạc. Nhưng thực tế, phút giây vụt sáng đó có thể bị đánh đổi bởi một thứ khác – mà ngay bản thân họ hiểu rất rõ nhưng vẫn làm. Đó là tính mạng.
Cascadeur là danh xưng nghề nghiệp. Nhưng thực tế, tính đến năm nay 2021, luật về đảm bảo an toàn cho nghề diễn viên đóng thế mới chính thức thực thi trên mọi phim trường tại duy nhất xứ sở cờ hoa mang tên SAG-AFTRA. Nhưng đó chỉ là những ràng buộc về mặt văn bản. Nhưng sự thật thì, điều kiện đảm bảo an toàn cho các cascadeur vẫn cực kỳ lỏng lẻo. Một điều dường như ít người biết, sự ra đời của những điều luật này, được đưa đến bởi chấn thương của hàng trăm, thậm chí hàng nghìn những cựu Cascadeur thậm chí nhiều người trong số đó đã phải vĩnh viễn nằm xuống cho sự thăng hoa của những tấn điện ảnh để đời và những giải thưởng danh giá cho những diễn viên lộ mặt.
“ Tôi nằm trên xe cứu thương, nhìn chằm chằm vào trần nhà và nhìn thế giới chìm vào bóng tối”. Đó là lời tâm sự của Olivia Jackson – nữ diễn viên đóng phân cảnh đua xe tốc độ trong bom tấn ăn khách Resident Evil -The Final Chapter của đạo diễn bởi Paul W. S. Anderson với tổng kinh phí lên trên 40 triệu USD. Những pha hành động, bạo lực nhất…trên nền tảng trò chơi điện tử ăn khách, đã thu về hơn 1,2 tỉ USD trong 16 năm mang lại vô số những lời khen ngợi có cánh. Tuy vậy, sự thành công của nó cũng kéo theo sự ra đi không hẹn ngày trở lại của nhiều những diễn viên đóng thế. và câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những vị trí này? Bản thân diễn viên vì “lỡ” yêu nghề hay những người thuê họ diễn những phân cách bạo lực đó để câu khách màn bạc?
Tìm việc làm nhanh
So với tình huống thiệt mạng của đồng nghiệp là Ricardo Cornelius có lẽ Olivia Jackson may mắn hơn chăng khi cô chỉ bị chấn thương thần kinh và phải cắt đi cánh tay trái nhưng vẫn giữ được mạng sống? Trong khi người bạn của cô đã ra đi mãi khi anh trượt khỏi bục xoay khi thực hiện cảnh quay được đề xuất bởi đạo diễn? Thế nhưng điều đáng nói ở đây, không chỉ dừng lại ở những chấn thương hay nhưng cái chết trong duy nhất một bộ phim. Bạn thấy đấy, kinh đô điện ảnh vẫn không ngớt nhận được sự tán thưởng bởi người hâm mộ. Những sự kiện tôn vinh diễn viên, đạo diễn vẫn diễn ra hằng năm…nhưng những quy kết trách nhiệm cho những pha cạnh ngoạn mục, hút người xem vẫn còn bị bỏ ngỏ. Điều đó, làm chúng ta nhận thấy rằng, “sinh nghề tử nghiệp” thực sự là thuyết không thể tách rời.
Đọc xong những thông tin này! bạn có đang cảm thấy lòng mình trĩu nặng về một lựa chọn nghề? Đừng quên chia sẽ cùng chúng tôi tâm sự của bạn ngay dưới bài viết nhé.
Hi vọng những thông tin trên đây xoay quanh Cascadeur là gì và câu chuyện nghề nghiệp xoay quanh nó sẽ mang lại cho bạn một cảm nhận khác về một nghề mang tên diễn viên đóng thế một cách đầy đủ, sâu sắc.
>>>>>Xem thêm: Từ Điển Việt Khmer ” Vô Liêm Sỉ Là Gì, Liêm Sỉ Và Lòng Tự Trọng