Cấu tạo của khoang miệng | Vinmec

Hướng về phía trước miệng, cấu trúc của miệng ở phía trên là vòm miệng cứng (hard palate) do đáy xương hàm trên tạo thành cho phép lưỡi ép vào bề mặt vững chắc nên làm cho thức ăn được pha trộn và mềm hơn còn vòm miệng mềm (soft palate) hướng về phía sau có thể di chuyển về phía trên khi thức ăn được nuốt và như vậy ngăn chặn thức ăn khỏi bị ép lên đi vào mũi hoặc các đường đi vào mũi ở phía sau miệng. Thòng xuống từ trung tâm của vòm mềm là một miếng mô gọi là lưỡi gà (Uvula) tạo thành một miếng bịt có hiệu quả ở các đường khí khi thức ăn được nuốt vào nên sẽ ngăn cản sự nghẹt thở.

Tiêu hóa ở miệng là tiếp nhận thức ăn và nghiền xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ thông qua các hoạt động cơ học:

  • Nhai là hoạt động cơ học của miệng có tác dụng nghiền xé và trộn đều thức ăn với nước bọt, có lúc nhai được thực hiện tự động nhưng có khi được thực hiện chủ động. Nhai tự động: Khi ăn uống bình thường, đó là một phản xạ không điều kiện do thức ăn kích thích vào niêm mạc miệng tạo nên. Nhai chủ động: Khi gặp thức ăn cứng khó nhai hoặc trong ăn uống giao tiếp.

  • Nuốt là hoạt động cơ học phối hợp giữa miệng và thực quản có tác dụng đẩy thức ăn đi từ miệng xuống đoạn cuối của thực quản, sát ngay phía trên tâm vị dạ dày. Động tác nuốt được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu: Là một động tác nửa tự động, được thực hiện như sau: Miệng ngậm lại. Lưỡi nâng lên ép vào vòm miệng đẩy thức ăn rơi vào họng. Giai đoạn hai: Khi thức ăn rơi vào họng thì động tác nuốt chuyển sang giai đoạn hai và từ đây nuốt là 1 phản xạ không điều kiện được gọi là phản xạ ruột. Phản xạ ruột là một phản xạ đặc biệt của ống tiêu hóa, được thể hiện như sau: Khi thức ăn kích thích vào một đoạn nào đó của ống tiêu hóa thì đoạn đó và đoạn ở trên sẽ co lại trong khi đoạn dưới giãn ra. Như vậy phản xạ ruột có tác dụng đẩy thức ăn đi tới.

Do phản xạ ruột nên khi thức ăn rơi vào họng, họng sẽ co lại, họng trước (họng miệng) và họng trên (họng mũi) cũng co lại, tiểu thiệt đậy khí thanh quản, trong khi đó phần đầu thực quản giãn ra, kết quả là thức ăn bị đẩy từ họng vào đoạn đầu của thực quản. Ở đây, thức ăn lại kích thích gây ra phản xạ ruột và tiếp tục bị đẩy xuống phía dưới. Cứ thế, thức ăn đi đến đâu, phản xạ ruột xuất hiện ở đó đẩy thức ăn đi dần dần xuống đoạn cuối của thực quản.

Bài tiết nước bọt: Nước bọt là dịch tiêu hóa của miệng có nguồn gốc từ 3 cặp tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và từ một số tuyến nhỏ khác như tuyến má, tuyến lưỡi… Nước bọt là dịch tiết hỗn hợp của các tuyến trên. Số lượng khoảng 0,8 – 1 lít/24h.

Bên cạnh đó, miệng còn đóng vai trò giao tiếp, giọng nói được tạo ra bởi tổ hợp hoạt động của cổ họng, hàm, lưỡi và môi để tạo ra âm thanh – ngôn ngữ nói. Bởi vì là cơ quan liên kết với đường tiêu hóa và hệ thống hô hấp nên miệng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa và hô hấp của cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *